Xây dựng những bộ phim siêu anh hùng dựa trên truyện tranh đã trở thành xu hướng hàng đầu ở Hollywood. Đó là sự thật chúng ta phải chấp nhận và không nên ác cảm với thể loại những anh chàng cô nàng mặc đồ bó sát với khả năng đặc biệt. Suy cho cùng, truyện tranh là nguồn cảm hứng dồi dào cho phim ảnh và có thể tạo nên những ảnh hưởng không kém gì nền điện ảnh ngày nay.
CEO của Marvel Kenvin Fiege từng mô tả những bộ phim được ông góp sức tạo dựng thuộc một thể loại riêng biệt. Dù các phim trong MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) đều mang đậm dấu ấn của Marvel, ta có thể thấy được cơ sở đằng sau nhận định của Fiege. Dưới đây là những bộ phim đã có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thổi nguồn cảm hứng cho các phần phim tromg MCU, hoặc chia sẻ những điểm chung nào đó với thương hiệu tỷ đô này.
1. Iron Man – Casino Royale
Marvel đã phải chọn một trong vô vàn những hướng đi mở ra trước mắt khi họ quyết định để Iron Man (Người Sắt) làm bước đệm đầu tiên cho vũ trụ điện ảnh sắp tới. Những kĩ sư của MCU khi đó đã có thể chọn phong cách đen tối và gai góc đã làm nên thành công của phiên bản Batman Begin vào năm 2005. Tuy nhiên, họ lại làm khác đi, dẫn đến sự tương đồng giữa Iron Man với một nhân vật khác cũng đang được tái khởi động (reboot). Đó chính là James Bond trong phần phim 2006 – Casino Royale.
Thời điểm ấy, Bond là một thương hiệu đang chật vật. Các nhà làm phim đã vực dậy nó bằng cách mang sự hiện đại cũng như giữ lấy những điểm quen thuộc vốn có vào Bond.
Nhân vật James Bond do Daniel Craig thể hiện, ở nhiều phương diện, cũng tương tự như hình tượng Bond của quá khứ. Anh ta vẫn là tay sát gái với ngón nghề sát nhân kiểu cách. Nhưng Craig đã thể hiện Bond theo cách không thể khiến giả say mê nhân vật này như một con người thật sự. Khán giả chứng kiến anh ta quyến rũ phụ nữ. Nhưng qua ngày hôm sau, họ đều bị sát hại. Người xem nhận thấy Bond vô cùng thu hút khi tham gia những canh bạc rủi ro cao, cho đến khi anh ta bị đầu độc xém chết vì chúng. Bond thực hiện những hành động mà không mảy may nghĩ đến hậu quả chúng để lại.
Khi James Bond học được bài học trái ngược, chàng điệp viên hào hoa lại hành động quyết liệt hơn như một cách chối bỏ sự thật bản thân không phải là người giỏi nhất, cũng như tiếp tục hành trình và đẩy những suy nghĩ này ra sau đầu. Nhân vật Tony Stark/Iron Man cũng có đặc điểm và có khởi đầu tương tự. Tuy nhiên, giữa Tony và Bond có một khác biệt trọng yếu.
Tony là một tay phát minh với gia tài bạc tỷ và trí tuệ thiên tài. Những đặc ân này đã cho phép anh ta làm mọi điều mình muốn. Cho đến khi biến cố xảy đến khiến anh học được bài học đắt giá về nhân quả. Tony Stark nhận ra mọi thứ làm nên con người anh ta có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào và quyết định dành cả đời để bảo vệ chúng.
Một người chọn đối mặt. Trong khi người kia lại chọn chối bỏ. Không phải bất ngờ lớn khi hai thương hiệu hai nhân vật trên đại diện lại có kết cục khác nhau đến vậy, bất chấp điểm khởi đầu tương tự. Một cho đến nay đã phát triển bùng nổ, trong khi thương hiệu còn lại một lần nữa chật vật tìm hướng đi.
2. Thor – Hamlet
Bộ phim Thor đầu tiên luôn được so sánh với các drama mang phong cách Shakespeare, có lẽ do phim này được chính Kenneth Branagh, người đã từng sắm vai Hamlet trong tác phẩm cùng tên, chỉ đạo. Nhờ có ông mà MCU mới có được một phiên bản Thor hiện đại giành được nhiều cảm tình của khán giả như bây giờ, cụ thể là nhờ vào cách ông chuyển tải nhân vật Hamlet lên màn ảnh.
Thuộc những nhân vật văn học kinh điển nhất mọi thời đại, Hamlet sẽ trở nên khó hiểu và xa rời thực tế nếu không được tái hiện đúng cách. May mắn làm sao khi Kenneth Branagh lại là người thấu hiểu nhân vật một cách sâu sắc để có thể truyền tải một Hamlet đã được giản lược hóa và mang tính giải trí cao qua một màn diễn xuất vui tươi, dễ mến, dễ hiểu, và hơn hết là nao lòng của chính ông.
Ông đã ứng dụng sự thấu hiểu này vào nhân vật Thor và làm nhân vật này được yêu mến bởi tính cách vui nhộn, hóm hỉnh, có phần lạc hậu như ngày hôm nay. Đây không phải là một chuyện dễ dàng gì khi xét đến thành công mà Thor đạt được trước khi Thor ra đời là ở Adventure in Babysitting, bộ phim mà Thor chỉ được nhắc tới vì ngoại hình một nhân vật trong đây khá giống tạo hình của trong truyện tranh.
3. Iron Man 3 – Kiss Kiss Bang Bang
Ý tưởng mô phỏng những cái tốt của các tác phẩm đi trước không phải xa lạ ở Hollywood, như bộ phim hình sự Kiss Kiss Bang Bang của đạo diễn Shane Black – người thích mang những khúc giao nhau giữa cái hư cấu và hiện thực vào những bộ phim của minh. Kiss Kiss Bang Bang khắc họa những nhân vật lanh lợi, tự nhận thức, và trang bị vũ khí đến tận răng và cho họ châm biếm Hollywood bằng cách để họ hành xử như chính nhân vật Hollywood thật thụ. Với cương vị là đạo diễn của phần phim Iron Man 3, thật không bất ngờ khi Shane Black đã đem những ý tưởng tương tự qua cho bộ phim.
Phần phim thứ 3 về người hùng giáp sắt thú vị hơn nhiều so hai phần trước. Trong đó, Tony Stark bắt đầu nhận ra cái giá của việc làm anh hùng. Anh ta bị các tổ chức khủng bố đưa vào tầm nhắm, vật lộn với chứng PTSD (chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương), và khi không có bộ giáp công nghệ cao, anh ta phải đối mặt với sự thật bản thân chỉ là một người bình thường. Tương tự ở Kiss Kiss Bang Bang, các nhân vật trong đó biết trước Hollywood chứa đầy sự lừa lọc, nên họ cũng lọc lừa theo nó. Nhưng khi án mạng xảy đến, thì mánh khóe vặt vãnh không giúp được gì.
Iron Man 3 là hành trình trở thành anh hùng mà không có bộ giáp của Tony Stark và Kiss Kiss Bang Bang trả lời cho câu hỏi cần làm gì khi trò lừa đảo trở thành hiện thực. Cả hai đều phản ánh công cuộc đi tìm mục đích và ý nghĩa sống trong một thế giới biến thiên liên tục. Loài người đã dấn thân làm điều tương tự đã hàng thế kỷ nay và luôn trở về tay trắng. Nên người xem cũng không nên lấy làm ngạc nhiên khi ý nghĩa lớn nhất của cả hai phim đều bị bỏ ngỏ.
Hiếm có bộ phim siêu anh hùng nào tìm được tính hiện thực trong mớ giả tưởng, nhưng Black đã làm được nó với Iron Man 3. Đồng thời ông cũng đem đến những thước phim đậm tính giải trí với các vụ nổ, kỹ xảo mãn nhãn, và hài hước, dù đang phá tan những cái khán giả đã đem lòng yêu mến ở các phần trước.
4. Captain America: The Winter Soldier – Three Days of the Condor
Vấn đề ở Captain America thuở đầu là làm thế nào để thuyết phục khán giả đây không phải là một lời tuyên truyền về sức mạnh và văn hóa Mỹ. Mặc dù phần đầu tiên lấy chủ đề chiến tranh có chất lượng khá tốt khi mô tả một Đại úy Mỹ (Captain America) Steven Rogers chính trực và mẫu mực, phải đến phần phim Captain America: The Winter Soldier, khi biến người hùng đất Mỹ thành kẻ trốn chạy, và nước Mỹ thành kẻ thù nguy hiểm nhất thế giới, anh mới từng bước trở thành một anh hùng đúng nghĩa, thay vì làm một anh lính chỉ biết tuân lệnh.
Ở những năm 70, nền công nghiệp phim ảnh bắt đầu thử nghiệm phong cách kể truyện đen tối hơn, lấy động lực từ nền văn hóa đề cao hành động và tính cách khác biệt và sự thiếu tin tưởng của người dân với chính quyền thời bấy giờ. Three Days of the Condor là hiện thân hoàn hảo cho lối kể chuyện này.
Trong phim, Robert Redford vào vai một nhân viên văn phòng của CIA nhận ra những đồng nghiệp của mình đều đã bị sát hại. Bản thân lại vướng vào âm mưu của những người giữ vị trí cao nhất trong bộ máy chính quyền. Anh ta buộc phải trốn chạy. Đây là công thức đã tạo cảm hứng cho Captain America: The Winter Soldier.
Phần phim thứ hai của Đại úy Mỹ là phần phim thành công nhất về nhân vật lẫn bộ đôi đạo diễn đứng sau nó, đồng thời khẳng định một yếu tố trọng yếu đã góp phần tạo ra lối dẫn dắt có tuổi đời 70 năm đến nay vẫn sử dụng tốt như thuở nào. Rằng lòng tin mù quáng không phải là cách để gìn giữ những giá trị bản thân trận trọng, rằng hãy giữ vững bản thân dù thế giới thay đổi không ngừng. Đây là những điều luôn đúng đắn bất kể xuất thân của nhân vật.
5. Guardians of the Galaxy – Starship Troopers
Khoa học viễn tưởng là thể loại có thể truyền tải nhiều thứ. Tuy nhiên, trong điện ảnh, thể loại này chỉ có xu hướng tuân theo khuôn mẫu về mặt thẩm mỹ (nếu bạn không tin có thể tìm phiên bản nhái của Stars War được làm ở năm 77).
Một trong những điều người xem có thể tận hưởng ở phim của Paul Verhoeven là tính giải trí cao lẫn những yếu tố khiêu khích tế nhị. Điển hình là Starship Troopers. Bộ phim có đủ những yếu tố cần có ở phim khoa học viễn tưởng: những chuyến phiêu lưu vũ trụ, cháy nổ, và các binh lính đi tiêu diệt những con bọ ngoài hành tinh khổng lồ. Mọi thứ nghe có vẻ bình thường như bao bộ phim khoa học viễn tưởng khác, cho đến khi bạn nhận ra Starship Troopers là lời châm biếm sâu sắc chủ nghĩa phát-xít. Cụ thể hơn là chủ nghĩa phát-xít nội bộ (homegrown: chỉ những gì xuất phát từ nội bộ).
Gaurdians of the Galaxy, trên nhiều phương diện, không có hiệu ứng tương tự như Starship Troopers. Bản thân bộ phim là một sự ngạc nhiên với nhiều người. Không ai có thể lường được Marvel còn nhiều mánh khóe ẩn dấu, ngờ rằng khán giả có thể yêu mến với nhóm du hành vũ trụ tinh nghịch mà không phải là Han Solo, rằng họ có thể đồng cảm với một chú gấu mèo biết nói. Với Gaurdians of the Galaxy, James Gunn không tiếp cận chủ đề nghiêm túc như chủ nghĩa phát-xít, nhưng bộ phim cũng công nhận những ý tưởng lớn không nhất thiết phải được thực hiện nghiêm túc mà vẫn giữ được giá trị.
6. Ant-Man – The Incredible Shrinking Man
Các thể loại phim ảnh thường hay có sự giao thoa. Ant-Man lẫn The Incredible Shrinking Man đều đều kể về hai người đều có khả năng thu nhỏ bản thân đến kích cỡ bằng một chú kiến. Điều khác biệt nằm ở cách hai bộ phim tận dụng khái niệm trên.
Bậc thầy kinh dị và viễn tưởng Richard Matheson chuyển thể cuốn tiểu thuyết của chính ông – The Incredible Shrinking Man – thành bộ phim cùng tên xoay quanh Scott Carey. Không rõ lý do gì, cơ thể anh không ngừng thu nhỏ dần lại. Từ đây, căn bệnh bí ẩn đã ảnh hưởng trực tiếp lên cần câu cơm của anh.
Qua cách thay đổi quan điểm của Carey trong phim, Matheson chứng minh sức mạnh con người liên quan mật thiết đến chiều cao của họ. Từ quan điểm của một chú kiến, tầng hầm thông thường trở thành một mảnh đất hoang sơ với hàng đống những trở ngại và hiểm nguy rình rập.
Ở trường hợp của Ant-Man, bộ phim làm điều trái ngược. Khi Scott Lang (cái tên gợi lên sự trùng hợp không hề nhẹ) mặc bộ đồ thu nhỏ, anh ta rơi vào những khung cảnh không khác The Incredible Shrinking Man là bao (cưỡi sóng nước trong bồn tắm, luồn lách qua cây kim của một máy chạy đĩa), nhưng vì đây là một bộ phim siêu anh hùng, nên thay cho các mối đe dọa, Scott chỉ thấy cơ hội mở ta trước mắt mình. Tất nhiên, khả năng thu nhỏ chỉ là một phần của câu truyện. Nó được coi là phương tiện hơn là chủ thể của toàn bộ phim.
Nếu đặt lên bàn cân, The Incredible Shrinking Man có tính chặt chẽ cao hơn. Nhưng bộ phim thuộc về một giai đoạn đơn giản hơn của nền điện ảnh. Những kĩ xảo và bối cảnh khổng lồ trong phim dù đơn giản nhưng vẫn giữ được nét quyến rũ. Hơn hết, bộ phim trung thành với tựa đề của nó hơn hẳn, tức bạn sẽ được thấy một anh chàng và sức mạnh thu nhỏ của anh ta trở thành trung tâm bộ phim.
Trong khi đó, thể loại siêu anh hùng cho phép những tuyến truyện phức tạp hơn phát triển, nếu làm tốt, kết quả sẽ vô cùng ngọt ngào. Tuy nhiên,với Ant-Man các nhà làm phim lại tập trung vào yếu tố khoa học viễn tưởng đã quá quen thuộc với người xem, vô tình làm giảm đi điều kì diệu của thể loại này.
7. Doctor Strange – Paprika
Doctor Strange thường được so sánh với Inception. Mặc dù, đều tập trung vào khái niệm “một vũ trụ khác” (một là vũ trụ trong giấc mơ, một là vũ trụ trong Hệ Đa vũ trụ), 2 bộ phim chỉ chia sẻ duy nhất những phân cảnh thành phố New York bị uốn cong. Nhìn cả thành phố bị gập xếp là một trải nghiệm thị giác tuyệt vời và khả năng di chuyển trên các tòa nhà của bác sĩ Strange tuân theo khái niệm logic của Inception. Nếu so về mặt nội dung, Doctor Strange tương đồng với Paprika (một bộ anime của Nhật) – nguồn cảm hứng ban đầu cho Inception.
Inception chỉ tập trung vào một tuyến truyện tương đương với phi vụ cướp ngân hàng diễn ra trong thế giới tâm trí. Paprika lại tập trung vào khái niệm một thế giới được sinh ra từ việc thao túng giấc mơ. Doctor Strange tập trung vào việc giới thiệu một khái niệm mới có khả năng làm thay đổi cả MCU: sự tồn tại của ma thuật. Mục đích của bộ phim là tiết lộ cho khán giả những gì họ biết về MCU từ trước đến nay đã sai lầm. Giờ đây, mọi sự kiện diễn ra sau phim đều được ngầm hiểu đã xảy ra ở một trong vô số không gian khác.
Peprika dành nhiều thời gian khai thác từng cá nhân tiến hành khám phá giấc mơ của họ, bất kể là cho mục đích cá nhân, chính trị, hay chỉ đơn thuần là lạc thú. Ý chính Peprika hướng đến là khắc họa một vũ trụ mà tất cả những người trong đó đều trải nghiệm hàng loạt các hiện thực trong mơ và đời thực, chung lẫn riêng tư, tính cách nhân tạo lẫn tính cách thật sự. Ở đây, con người đều có nhiều bộ mặt và họ lấy làm an tâm trong sự gắn kết.
Việc bác sĩ Strange phải làm trong Doctor Strange là chấp nhận sự thật bản thân anh ta không xuất chúng như anh ta hằng tưởng, chứ không phải hoàn thành một nhiệm vụ. Anh ta có thể vượt trội ở một lĩnh vực trong nhiều lĩnh vực khác, và giờ anh sẽ phải khám phá vị trí của bản thân giữa hàng ngàng người đang bảo vệ Hệ Đa vũ trụ.
8. Spider-Man: Homecoming – The Breakfast Club
Spider-Man (Người Nhện) của MCU rõ ràng lấy cảm hứng từ những bộ phim của John Hughes (Các nhà làm phim của Người Nhện thậm chí còn cài cắm những đoạn clip từ bộ phim Ferris Bueller’s Day Off vào phim). Việc Marvel chọn The Breakfast Club, một trong những tác phẩm được yêu mến với mạch cảm xúc sâu lắng nhất của Hughes, làm nguồn cảm hứng cho những bộ phim mang tính hành động dồn dập của studio là một chuyện không ai lường trước được.
Tuy nhiên, với phiên bản Người Nhện trẻ tuổi hơn, Marvel bắt đầu chú trọng vào những thử thách Peter Parker phải đối mặt nhiều hơn là những khuôn mẫu rập khuôn của thể loại siêu anh hùng.
Một trong những phương diện đầy xúc cảm của The Breakfast Club là cách bộ phim khắc họa cuộc sống ngoài tầm kiểm soát của lũ trẻ. Chúng mắc kẹt trong những vấn đề xã hội, những kì vọng của cha mẹ, các lời đe dọa của người lớn, và giáo viên đối xử với chúng như những tù nhân.
Peter, tương tự ở nhiều mặt, lạc lõng trong cái bóng quá lớn của Iron-Man, đến mức cậu cho rằng hạnh phúc của bản thân phụ thuộc vào sự đồng tình đến từ Stark. Bằng việc có thể tịch thu bộ giáp của Peter càng chứng minh anh ta có quyền "sinh sát" với cuộc sống của Người Nhện trẻ tuổi. Peter, như những đứa trẻ trong The Breakfast Club, phải chứng minh giá trị và khả năng của bản thân để nhận được sự công nhận của người lớn.
The Vulture (Kền Kền – do Micheal Keaton thủ vai) có thể là phản diện đáng được cảm thông nhất trong lịch sử MCU. Hắn là một công nhân luôn bị những kẻ giàu có và quyền lực hơn cướp mất cơ hội làm ăn. Thế nhưng, khi phát hiện danh tính thực của Spider-Man – một trong những phân cảnh hay nhất từ Spiderman: Homecoming, hắn vẫn không thay đổi hành động bản thân vì cậu ta chỉ là một đứa trẻ mới lớn, mà coi Peter như bao người hùng dày dặn khác, đồng thời là mối nguy hại đến phi vụ hắn đang thực hiện. Tương tự như cách giáo viên đối xử khắc nghiệt với những đứa trẻ trong hội bạn The Breakfast Club, ông ta coi lũ trẻ là mối họa thay vì coi chúng là trẻ con.
Ngược lại, Peter vẫn xem The Vulture vừa là kẻ xấu, vừa là cha của bạn học, kẻ mà cậu phải ngăn chặn, chứ không sát hại. Chính khả năng nhận ra và chấp nhận thế giới xung quanh sẽ không bao giờ tuân theo ý muốn xuất phát từ một cá nhân đã khiến Peter Parker/Người Nhện lẫn hội The Breakfast Club khác xa với những người trưởng thành trong đời họ.
9. Thor: Ragnarok – Flash Gordon
Jack Kirby, tác giải truyện tranh mang tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, có lẽ là mối liên hệ lớn nhất giữa hai bộ phim Thor: Ragnarok và Flash Gordon. Kirby luôn biết chọn lựa những dải màu có thể làm các cảnh phim thêm sống động (điều mà cả hai bộ phim trên đều có). Ông cũng rất mát tay trong việc vẽ nên những anh hùng buộc phải thích nghi với môi trường đầy rẫy sự bất thường quanh họ.
Taika Waititi lại là đạo diễn có khả năng thổi hồn vào những gì đã xưa cũ. Dấu ấn của Waititi trải dài qua đa dạng các bộ phim đến nỗi chúng ta có thể chọn đại một trong số đó để so sánh với phần phim thứ 3 về vị Thần Sấm điển trai của MCU. Tuy nhiên, Waititi luôn nhấn mạnh nỗ lực làm cho bộ phim vui tươi hơn.
Ngày nay, khán giả không thể tiếp cận Flash Gordon với sự nghiêm túc cứng nhắc được. Vì bộ phim này đơn giản là quá lố lăng. Nhưng Waititi vẫn thấy giá trị ẩn trong sự làm lố và biến nó thành lợi thế cho Thor: Ragnarok. Đó là một cách vô cùng thông minh để giải cứu một nhân vật đang mắc kẹt trong thế giới đậm chất kịch Shakespeare như Thor.
Chú trọng vào tính hài hước không có nghĩa Waititi không có khả năng đem chiều sâu đến cho tác phẩm của mình. Flash Gordon lố lăng vì khán giả ngày nay không còn tin vào chủ nghĩa anh hùng đã lỗi thời của phim. Nói cách khác, họ không còn tin rằng một người có thể đánh bại thế lực tội ác một cách diệu kì mà tâm hồn vẫn còn lành lặn được.
Thor luôn khiến cho người ta đinh ninh anh là kiểu người hùng như vậy, cho đến khi những khoảnh khắc lắng đọng để lộ sự bất lực của anh. Thor cứng cỏi nhưng anh ta vẫn cảm nhận được nỗi đau từ cái chết của cha và nỗi bất lực khi vương quốc quê hương bị phá hủy. Chính khả năng để hài kịch vừa làm khán giả cười vừa bộc lộ chiều sâu của câu chuyện lẫn nhân vật biến Waititi thành vị đạo diễn với phong cách làm phim ấn tượng. Nó cho phép ông tìm ra cách để thổi sự mới mẻ vào những gì đã được xây dựng quá tuyệt vời ở giai đoạn trước.
10. Captain Marvel – The Game
Lấy bối cảnh những năm 90, Captain Marvel ẩn dấu rất nhiều chi tiết liên quan đến giai đoạn này để làm vui lòng người xem. Một trong số đó thậm chí đã làm tiền đề cho bộ phim. Đó là đạo diễn David Fincher và đứa con tinh thần của ông – The Game.
Fincher luôn yêu thích xoáy vào chủ đề lòng tin và sự thật ẩn giấu với các dự án điện ảnh của bản thân. Các nhân vật ông xây dựng thường là những thám tử hoặc người có tính ám ảnh với mặt tối của con người. Captain Marvel không trực tiếp thể hiện điều này. Nhưng với một dàn nhân vật có khả năng lấy hình dạng của bất cứ ai, thật không khó để người xem thấy được bầu không khí bất tín mà Captain Marvel và The Game chia sẻ.
Nhân vật chính của The Game là một tỷ phú giàu có bị kẹt trong trò chơi bí ẩn. Càng về sau, anh ta càng gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tại và ảo tưởng. Đại úy Carol Danver/Captain Marvel lần đầu được giới thiệu là một người lính trung thành phụng sự Đế chế Kree. Chỉ đến khi bước vào trường đoạn hồi tưởng người xem mới nhận ra sự thật và lời dối trá đằng sau nhân vật và bước vào cốt truyện hiểm độc hơn.
Bên cạnh sự tương đồng, cả hai bộ phim vẫn có sự tương phản nhất định. The Game thôi thúc nhân vật chính bớt cứng nhắc đi và tận hưởng cuộc sống muôn màu xung quanh. Còn Captain Marvel lại cho ta thấy một người lính bị tẩy não nhằm ngăn chặn cô ta bộc lộ hết khả năng tiềm tàng của mình. Trên thực tế, những năm 90 không phải là giai đoạn nên đặt niềm tin vào ai đó.
Nguồn: Taste of Cinema