Non - Spoiler
Mình đã rất mong đợi phim này vì Bryan Singers chưa bao giờ đạo diễn 1 bộ phim X-Men nào mà tệ cả, nhất là sau khi ông tạo nên siêu phẩm X-Men: Days of Future Past, có thể nói là 1 trong những bộ phim siêu anh hùng hay nhất mọi thời đại.
Lúc vừa bước ra rạp thì mình rất thỏa mãn với những gì mình vừa xem nhưng càng ngẫm lại kĩ bộ phim thì càng thấy nhiều hạt sạn cả lớn lẫn nhỏ, cụ thể như sau:
Apocalypse: tầm 5 phút đầu phim nói về nguồn gốc của Apocalypse mà mình có thể nói là được thể hiện quá xuất sắc, lập tức khiến người xem bị cuốn hút vào phim. Trong tầm 30 phút tiếp theo, sức mạnh của Apocalypse được thể hiện rất là mạnh, thậm chí tạo cho khán giả cảm giác sợ khiếp hắn. Nhưng càng về sau thì Apocalypse được thể hiện quá tệ. Kế hoạch hủy diệt thế giới của hắn cực kỳ chán, thậm chí còn hơi vô lý. Những sức mạnh mà hắn phô bày đầu phim thì càng tới gần cuối chả hiểu biến đâu mất tiêu. Ví dụ: như trong bom xịt Fantastic 4, Dr. Doom ban đầu làm nổ tung đầu các nhân viên an ninh nhưng khi đánh nhau với F4 thì lại đi đánh tay bo. Sức mạnh của Apocalypse được thể hiện gần giống như vậy.
Angel/ Archangel: Đối với riêng mình thì rất thất vọng, vì Archangel chính là horsemen nổi tiếng nhất của Apocalypse nhưng trong phim thì thể hiện chỉ ở mức miễn cưỡng chấp nhận được. Thậm chí là cực kỳ lãng phí 1 nhân vật thú vị như vậy, nhất là anh không chỉ là 1 trong những thành viên đầu tiên sáng lập X-Men trong truyện mà còn là thành viên quan trọng thường trực của X-Force.
Storm: nhân vật này không có gì quá nổi bật, không tốt cũng không tệ.
Psylocke: cô chính là nhận vật được phát triển tệ nhất trong 4 horsemen. Xem trailer đã rất mong đợi nhưng cực kỳ thất vọng, thậm chí nhân vật của Olivia Munn chỉ được nói tầm 3 câu thoại trong suốt bộ phim.
Magneto: anh chính là nhân vật được phát triển tốt nhất phim, diễn xuất của Michael Fassbender cực kỳ tuyệt vời. Trong 4 horsemen, anh là nhân vật được phát triển duy nhất. Anh có động lực và lý do hợp lý để làm horsemen, phục vụ dưới trướng Apocalypse. Tuy nhiên gần cuối phim, chả hiểu Magneto đang làm cái quái gì và cũng chả hiểu hành động đó được đạo diễn nhét vô phim để làm chi.
Tóm lại trong 4 horsemen, Magneto là được phát triển tốt nhất phim. Cả 3 người còn lại thì bộ phim đã không thể hiện được lý do và động lực của họ để tham gia với Apocalypse. Diễn biến tâm lý của các nhân vật được thể hiện quá rời rạc và rối rắm, tạo nên nhiều mâu thuẫn.
Prof. X: được phát triển khá tốt, anh chính là nhân vật hài hước nhất phim. Nhất là khi tương tác với mối tình Moira MacTaggert.
Quicksilver: anh lại tiếp túc “stole the movie”, nếu trong DOFP có phân cảnh trong nhà bếp cực kỳ ấn tượng thì bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với phân cảnh trong Apocalypse. Bryan Singers đã nghĩ ra được 1 cách khiên cho phân cảnh đó cực kỳ khác biệt với DOFP mà còn đẹp mắt và xuất sắc hơn. Quicksilver cũng có 1 tuyến truyện phụ với Magneto về chuyện 2 người là cha con nhưng được thể hiện khá là dở hơi.
Mystique: chưa bao giờ cảm thấy Jennifer Lawrence hợp với vai này. Fox đã làm 1 thứ rất ngu ngốc khi càng ngày càng mở rộng vai trò của cô. Có thể vì cô càng ngày càng nổi tiếng và đang là 1 trong những ngôi sao bự nhất Hollywood nên họ thấy cần phải làm như thế nhưng đúng ra diễn viên phải phục vụ bộ phim chứ không phải bộ phim được làm ra để phục vụ diễn viên. Nếu để ý kĩ sẽ thấy rõ cô diễn xuất như chả hề muốn xuất hiện trong bộ phim này. Cô kiểu như bị bắt buộc đóng phim này vì hợp đồng và tiền cát xê vậy. Màn diễn xuất và cách đối thoại của Mystique cực kỳ đơ nếu so với tài năng của Jennifer Lawrence. Thậm chí cô cũng không xuất hiện dưới nhận dạng làn da xanh của Mystique được bao nhiêu. Trước đây có tin cho rằng cô rất ghét phải trang điểm thành nhân vật này, điều này đã thể hiện khá rõ trong phim.
Nightcrawler: trong dàn X-Men mới thì anh chính là nhân vật được thể hiện tốt nhất. Để lại nhiều ấn tượng cho khán giả.
Cyclops: có thể nói là được phát triển ở mức trung bình-khá, tốt hơn các phần phim cũ.
Jean Grey: đầu phim hơi chán và sự phát triển nhân vật hơi rối, càng về gần cuối thì càng hấp dẫn khán giả và tạo nhiều tò mò hơn. Nhất là về cuối, bạn sẽ ghép được nhiều ẩn ý mà đạo diễn đã trải dài trong suốt bộ phim với nhân vật Jean Grey.
Wolverine: cameo chưa tới 5 phút, không quá nổi bật như Spider-Man và Wonder Woman. Cảm giác đạo diễn nhét Hugh Jackman vô chỉ để kéo thêm khán giả đến rạp xem phim. Tuy nhiên, xem khá là đã mắt với những pha hành động của Wolverine.
Beast và Havok: vai trò trong phim của họ không ấn tượng mấy, nhất là Havok bị đạo diễn đối xử hơi thiếu công bằng.
Jubilee: bạn nào mong chờ Jubilee thì sẽ thất vọng nhé, xuất hiện chả chưa được 5 phút. Trước từng bị leak hình ảnh phân đoạn Jubilee cũng Cyclops, Jean Grey và Nightcrawler dạo chơi trong trung tâm thương mại. Bị cắt mất tiêu khỏi phim. Quá nhọ cho Jubilee.
Về phân hành động thì bộ phim lạm dụng quá nhiều CGI, nhất là trận đầu cuối phim. Có thể nói là chả có 1 tí gì gọi là biên đạo đánh nhau gì hết. 90% đều là nhờ CGI. Gần như tất cả các diễn viên đều “diễn sâu”, đứng yên sẵn tạo tư thế thể hiện khả năng của mình rồi sau đó nhờ bộ phân kỹ xão thêm hiệu ứng vào mà thôi. Tuy là trận đấu hoành tráng nhất từ trước tới giờ trong dòng phim X-Men, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào mỗi kỹ xảo CGI mà không chú trọng tới phần biên đạo đánh nhau thì sẽ chả để lại ấn tượng gì. Nếu như bạn chỉ muốn xem CGI nhiều thì sẽ không có vấn đề gì với trận đấu cuối phim. Đối với mình thì khá thất vọng.
Trailer của phim khá đánh lạc hướng. Giấu rất nhiều thứ hay ho. Nhất là hint cho các phần phim sau mà mình cảm thấy được thể hiện khá là mượt mà. Không bị cảm giác gò bó cho lắm.
Phim có Stan Lee cameo nhá, không chỉ 1 mà là 2 Lee. Xem phim sẽ hiểu.
Phim có 1 after-credit. Hãy ráng ngồi chờ sau khi chạy hết các dòng chữ nhá vì nó bắn rất nhiều gợi ý cho các phần phim tiếp theo của vũ trụ X-Men.
Nếu bạn chỉ muốn đến rạp xem để giải trí thì bộ phim sẽ hoàn thành tốt mong đợi của bạn. Nếu bạn chú trọng vào các yếu tố khác nữa thì sẽ thất vọng.
Nguồn: Lâm Bảo