M. Night Shyamalan là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất của thể loại phim kinh dị hiện đại. Với bộ phim đầu tay The Sixth Sense, cái tên M. Night Shyamalan đã trở thành hiện tượng ngay lập tức, mang về cho anh đề cử Đạo diễn xuất sắc tại lễ trao giải Oscar. Các tác phẩm tiếp theo - Unbreakable và Signs đều nhận về lời khen của khán giả nhưng đến The Village, công chúng lại phản ứng dữ dội, chỉ trích đạo diễn sinh năm 1970 quá phụ thuộc vào plot twist. Điều này dẫn đến sự phản cảm của Lady in the Water, và thảm họa gần The Happening. Hãy cùng điểm lại những bộ phim kinh dị của M. Night Shyamalan từ dở tệ đến hay nhất nhé!
10. The Happening (2008)
The Happening là một trong những bộ phim có kinh phí lớn, được xếp hạng R đầu tiên của đạo diễn. Elliot Moore (Mark Wahlberg) là một giáo viên khoa học đang gặp khủng hoảng trong cuộc hôn nhân với vợ, Alma (Zooey Deschanel). Khi mọi việc còn chưa được thu xếp xong xuôi, Trái Đất bất chợt xuất hiện một hiện tượng kì bí, đem đến sự chết chóc trong toàn thành phố. Dịch bệnh lan tràn với tốc độ ngày càng nhanh, gây nên sự hoảng loạn ở khắp nơi. Nhân vật chính Elliot là chìa khóa để giúp con người vượt qua đại nạn này.
Dù có sở hữu dàn diễn viên hạng A là vậy nhưng The Happening bị đánh giá là nhàm chán với twist cây cối quét sạch loài người bằng chất độc trong không khí và màn trình diễn gây cười của Mark Wahlberg và Zooey Deschanel. The Happening chính là bộ phim tệ nhất trong sự nghiệp M. Night Shyamalan.
9. Lady In The Water (2006)
Lady In The Water là một câu chuyện siêu thực về một tiên nữ dưới nước - Story do ngôi sao Jurassic World: Dominion Bryce Dallas Howard thủ vai. Story là hậu duệ cuối cùng của một bộ tộc, ân mình ở hồ bơi một căn chung cư nhỏ ở Philadelphia. Nữ chính kết bạn với Cleveland Heep (Paul Giamatti thủ vai), quản lý tòa chung cư và được giúp đỡ để gặp Chim Xanh, linh thú khổng lồ sẽ đưa cô về quê nhà. Thế nhưng, trong khi chờ đợi chim thần đến, Story buộc phải đối diện với sinh vật có tên là Scrunts.
8. Glass (2019)
Sau khi hồi sinh sự nghiệp gây sốc và ấn tượng để lại những bộ phim bom tấn với The Visit, M. Night Shyamalan lặp lại những sai lầm của Lady in the Water và The Happening với thể loại siêu anh hùng trong Glass. Kết thúc bộ ba trên thực tế bắt đầu với Unbreakable và tiếp tục với Split, Glass có sự góp mặt của Bruce Willis (David Dunn) và Samuel L. Jackson (Elijah Price) cùng với James McAvoy (Kevin Wendall Crumb).
Glass của M. Night Shyamalan phung phí tài năng của dàn diễn viên cũng như để lộ yếu điểm của đạo diễn trong việc tạo ra bầu không khí và sự căng thẳng, và kết quả là khán giả có một bộ phim mang tính tuyên ngôn hơn là phim điện ảnh.
7. Old (2021)
Bộ phim mới nhất của Shyamalan, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết đồ họa Sandcastle, nói về sự biến đổi của thời gian. Phim xoay quanh một gia đình đi biển nhưng gặp phải sự kiện kỳ lạ khiến mọi người già đi nhanh chóng. Thế nhưng M. Night Shyamalan dường như không thể đi sâu vào nỗi kinh hoàng tâm lý của các nhân vật. Thay vào đó, ông chọn một kịch bản vội vã và khó hiểu nhất.
Nhiều cảnh quay lướt từ nhân vật này sang nhân vật khác như thủy triều đổ xô vào bờ, khiến người xem sợ hãi rằng khi quay lại chủ thể đầu tiên, họ sẽ chỉ còn là một đống xương.
6. The Visit (2015)
Sau sự nghiệp gần như kết thúc của The Happening, Shyamalan chuyển sang các dự án tương tự. Năm 2015, anh hợp tác với Blumhouse để thực hiện bộ phim có vốn đầu tư khiêm tốn 5 triệu USD về hai đứa trẻ lần đầu tiên đến thăm ông bà của chúng. Mặc dù không phải là một sự trở lại hoàn toàn thành công nhưng không thể phủ nhận đó là một bước đi đúng hướng.
Shyamalan cảm thấy được giải phóng hoàn toàn bởi phong cách quay phim bằng found footage (sử dụng camera cầm tay), làm chủ nỗi sợ hãi và căng thẳng của khán giả. The Visit có cách tiếp cận từ những điều cơ bản của nó cho thấy đạo diễn tạo ra một thứ gì đó thực sự lạnh lùng và hài hước một cách đáng ngạc nhiên.
5. Split (2017)
Đối với những người tự hỏi làm thế nào M. Night Shyamalan có thể trở lại như vậy sau thảm họa của Lady in the Water, The Happening, The Last Airbender, After Earth, không cần tìm đâu xa hơn Split. Một sự hợp tác khác của Blumhouse, Splot kể về câu chuyện của nhóm phụ nữ trẻ bị bắt cóc bởi một người đàn ông có 23 nhân cách.
James McAvoy mang lại một màn trình diễn xuất sắc, nhận về cơn mưa lời khen của khán giả. Split là phần tiếp theo của Unbreakable và phần tiền truyện của Glass, điều này đủ chứng minh rằng Shyamalan vẫn còn nhiều chiêu trò hơn nữa.
4. Sign (2002)
Sign sở hữu sự cân bằng tinh tế giữa hài hước nhẹ nhàng, nỗi kinh hoàng và tình người ấm áp, có sự tham gia của Mel Gibson và Joaquin Phoenix. Phim kể về một cựu linh mục đã phát hiện ra dấu hiệu của sự sống ngoài Trái đất. Dù kịch bản phim khá quen thuộc nhưng chỉ đạo và cách dàn dựng của M. Night Shyamalan đã giúp đạo diễn được ca ngợi là Steven Spielberg tiếp theo.
Phim thu về $408 triệu doanh thu toàn cầu và có 30 đề cử giải thưởng điện ảnh. Sign là bước ngoặt mới trong sự nghiệp Shyamalan, giúp đạo diễn gốc Ấn khẳng định tên tuổi như một nhà làm phim độc lập có cá tính riêng.
3. The Village (2004)
The Village là một trong những bộ phim đầy tham vọng, gắn kết và ám ảnh nhất của Shyamalan. Màn trình diễn của Adrien Brody lẫn Bryce Dallas Howard đều hết sức tuyệt vời kết hợp với kỹ xảo điện ảnh tuyệt đẹp của Roger Deakins, và âm nhạc của nhà soạn nhạc James Newton Howard.
Phim kể về ngôi làng Covington nằm tách biệt ở bang Pennsylvania, nơi dân cư luôn bị ám ảnh về con quái vật ghê rợn ẩn náu quanh khu rừng gần đó. Chính lòng tin mù quáng, thói ích kỷ và tham vọng của một số người mới là thứ thật sự biến ngôi làng yên bình thành địa ngục thực sự. Đến kết phim, khán giả mới dần nhận ra con quái vật kia lại chẳng ghê sợ bằng con người.
2. Unbreakable (2000)
Là phần tiếp theo của The Sixth Sense, Unbreakable phát huy hết tiềm năng của đạo diễn gốc Ấn và hơn thế nữa. Phim kể về sự đấu tranh với tâm lý của một người nhận ra họ có siêu năng lực. Kết hợp điều đó với hai màn trình diễn hàng đầu tuyệt vời của Samuel L.Jackson và Bruce Willis, khán giả phải ngả mũ kính phục tài năng của Shyamalan. Tám năm trước Iron Man, có thể nói Unbreakable chính là bộ phim siêu anh hùng hay nhất.
1. The Six Sense (1999)
Đối với một đạo diễn thường xuyên bị chỉ trích vì dựa quá nhiều vào các cú twist, The Sixth Sense là một kiệt tác. Tác phẩm là câu chuyện về Malcolm Crowe (Bruce Willis) - một bác sĩ tâm thần vô tình tiếp xúc với Cole, bé trai tự nhận mình có thể nhìn thấy linh hồn người chết. Cả hai cùng nhau đi tìm kiếm giá trị cho cuộc sống lẫn cái chết.
The Six Sense thực sự đáng sợ và phần lớn nỗi kinh hoàng đến từ những gì không thể nhìn thấy: cảnh rùng rợn khi Cole bị nhốt trong tủ với một vũ lực vô hình, hoặc khoảnh khắc khi Toni Collette bước ra khỏi bếp trong giây lát, chỉ để quay lại và thấy tất cả các tủ đã được mở rộng.