Trong năm 2006, Marvel đã cho xuất bản một sự kiện có tên là Civil War. Cốt truyện của nó không giống với bất kì bộ truyện tranh nào trước đây của hãng này. Nhà văn Mark Millar đã không sử dụng câu chuyện các nhân vật phản diện tấn công Trái Đất nữa mà thay vào đó là những vấn đề mang tính nội bộ hơn. Cuộc chiến này là sự chia rẽ nội bộ giữa các siêu anh hùng của Marvel, khi mà cả hai phe đều có những tư tưởng trái chiều. Cuộc nội chiến này đã dẫn đến rất nhiều hậu quả không tốt xảy ra sau này, và nó cũng là lí do vì sao Civil War là một bộ truyện có cốt truyện hấp dẫn cũng như đáng được chuyển thể thành phim điện ảnh.
Captain America: Civil War sẽ là bộ phim mở đầu cho Phase 3 và cũng là câu chuyện dẫn đến Avengers: Infinity War, cho nên cốt truyện của phim sẽ không thể bám sát theo truyện. Vấn đề về bản quyền nhân vật hạn hẹp cũng là một vấn đề dẫn đến việc thay đổi kịch bản của phim.
Và đây là 12 điểm khác nhau giữa phim và truyện mà mình muốn nêu lên cho các bạn:
12. Tai nạn tang thương
Trong truyện tranh, một nhóm siêu anh hùng hạng D được gọi là New Warriors đã tập kích một nhóm siêu tội phạm nằm ngoài khả năng của họ có tên Nitro và được trực tiếp trên kênh Stamford, Connecticut. Mọi chuyện đi quá xa khi mà Nitro sử dụng sức mạnh của hắn để gây ra một vụ nổ lớn làm thiệt mạng hơn 600 người dân và đa số là trẻ em. Vì sự ngu ngốc của đám siêu anh hùng non kém kia, đã dẫn đến việc chính phủ phải nhảy vào và giám sát tất cả những ai có siêu sức mạnh và đeo mặt nạ làm chuyện nghĩa hiệp.
Nhóm New Warriors không có trong Vũ Trụ Phim Marvrel (MCU), cho nên những sự kiện trong Captain America: Civil War dường như sẽ là do những thiệt hại do các nhiệm vụ mà đội Avengers đã gây ra. Sau những sự tổn hại về tài sản và thương vong trong trận chiến diễn ra ở New York và trận đấu ở Sokovia, nhà nước quyết định rằng Avengers cần phải được “chăm sóc” kĩ hơn nữa. Vài anh hùng đồng tình về ý kiến này, vài người còn lại thì không.
11. Những nhân vật liên quan
Trong truyện tranh, hầu như tất cả mọi thành viên của Vũ Trụ Marvel đều bị buộc phải chọn phe. Thông qua khá nhiều chương truyện đặc biệt và ngoài lề, mỗi siêu anh hùng và hầu hết bọn siêu ác nhân đều bị ảnh hưởng bởi trận chiến, dù cho họ không trực tiếp tham gia cuộc chiến.
Số lượng nhân vật trong MCU khá là giới hạn, và các thành viên chủ chốt trong truyện tranh sẽ thiếu vắng trong phim, chẳng hạn như Fantastic Four, Reed Richards đóng một vai trò quan trọng trong việc đạo luật đăng ký này, đồng hành cùng Tony Stark xuyên suốt bộ truyện. Ai cũng biết rằng Fox nắm bản quyền Fantastic Four, và sẽ không có chuyện chia sẻ bản quyền vào lúc này. Marvel dự định sẽ đưa Bruce Banner/Hulk vào thay thế vai trò của Richards, nhưng cũng có khá nhiều tin đồn rằng Hulk sẽ không xuất hiện trong phim, vậy nên ta có thể suy ra rằng Bruce Banner sẽ không tham gia trận chiến mà chỉ đứng ngoài lề, bên cạnh Tony Stark.
10. Tại sao Captain America chống lại việc đăng kí đạo luật?
Theo như cốt truyện gốc, Captain America không đồng tình về đạo luật đăng kí siêu anh hùng vì nhiều lí do. Lí do quan trọng nhất trong đó chính là danh tính bí mật của các anh hùng này. Các tổ chức chính phủ không đồng tình với lí do của anh và S.H.I.E.L.D. quyết định sẽ săn lùng những anh hùng nào không đồng ý – và Captain chính là nhân vật bị truy lùng gắt gao nhất.
Civil War có liên kết với The Winter Soldier, tiếp tục câu chuyện của Steve Rogers và người bạn lâu năm của anh, Bucky Barnes. Bucky đã từng bị tẩy não và trở thành một sát thủ máu lạnh, nhưng từ những gì ta thấy được trong phim, ta có thể thấy Rogers đang giúp anh ta lấy lại ký ức và bản tính nghĩa hiệp của mình. Trong tập phim Captain America thứ 3 này, Bucky được xem như là một tên tội phạm đang bị truy nã gắt gao nhưng lại được Captain bảo vệ.
9. Spidey ở phe nào?
Trong phim, phe chống lại đăng ký đạo luật của Captain bao gồm: Falcon, Winter Soldier, Hawkeye, Scarlet Witch và Ant-Man. Người yêu của Captain, Sharon Carter – Agent 13 cũng về phe anh ấy. Phe chấp nhận đạo luật bao gồm Iron Man, War Machine, Black Widow, Vision và nhân vật mới lần đầu xuất hiện Black Panther.
Theo truyện, các nhân vật giữa hai phe cũng tương tự, có điều là đông hơn rất rất nhiều thôi. Hawkeye và Scarlet Witch không tham gia cuộc chiến vì những lí do xảy ra trong bộ truyện Avengers Disassemble. Vision ở bên phe Captain trong truyện tranh, trong khi đó anh lại bên phe Iron Man trên phim. Nhiều người yêu Marvel khá bất ngờ khi Black Widow ở bên phe Iron Man trong phim, khi mà cô luôn là một đồng đội thân cận nhất của Captain từ trước đến nay và mối quan hệ giữa cô và Tony Stark không được mặn mà cho lắm.
Black Panther chống lại đạo luật đăng ký của Hoa Kỳ trong truyện, còn trong phim, có lẽ vì một vấn đề cá nhân nào đó buộc anh phải đứng về phim Iron Man.
8. Đạo luật
Trong truyện tranh, một đạo luật mới được đưa ra có tên gọi là Đạo Luật Đăng Ký Siêu Anh Hùng (SRA). Nó được lập ra bởi hành động của một nhân vật có tên là Miriam Sharpe, một người đang rất oán hận vì đứa con thân yêu của mình đã bị giết ở Stamford. Bà ta trút mọi oán giận lên Tony Stark, điều đó khiến anh cảm thấy mọi trách nhiệm đổ lên đầu mình.
Trong phim, SRA được lập ra vì những hậu quả của cuộc chiến tại Sokivia. Trận chiến ở quốc gia này đã lấy đi mạng sống của nhiều người. Có thể việc xảy ra ở Sokivia đã khiến Tony cảm thấy tội lỗi vì chính anh đã tạo ra Ultron, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
7. Ai sẽ là người thi hành đạo luật
Trong truyện tranh thì S.H.I.E.L.D L. là lực lượng thi hành đạo luật này, với những gương mặt đại diện là Reed Richards, Hank Pym và Iron Man. Nhưng lực lượng này đã sụp đổ trong Captain America: The Winter Soldier.
Trong Civil War, Hiệp Ước Sokovia đươc thực hiện bởi một cơ quan chính phủ gọi là Joint Counter - Terrorist Center. Đại tướng Ross trở lại và là đại diện của JCTC. Ross trở thành người đại diện của chính phủ trong công cuộc bảo vệ nhân dân – ít nhất là cho tới khi Iron Man nắm quyền.
Còn tiếp...