Tin điện ảnh

Death on the Nile (Án Mạng Trên Sông Nile) - Nhìn lại di sản trường tồn của nữ nhà văn vĩ đại Agatha Christie

Đã 100 kể từ khi Agatha Christie đặt chân vào làng truyện trinh thám và đến nay, vẫn chưa có ai thay thế được biệt danh “Nữ hoàng Tội phạm” của bà. 66 cuốn sách, 14 tuyển tập truyện ngắn, và kịch bản của những vỡ kịch dài nhất trong lịch sử, Agatha để lại một gia tài văn học đồ sộ. Tác phẩm của bà đã được chuyển ngữ hơn 700 thứ tiếng toàn cầu, biến cái tên Agatha thành tác giả đứng đầu về số lượng các ấn bản toàn cầu (theo sau tuần tự là Jules Verne và Shakespeare). Bà là mẹ đẻ của 2 thám tử được yêu thích nhất trong lịch sử truyện trinh thám – Hercule Poirot và Miss Marple. Đến nay, hơn 2 tỷ ấn bản mang bút danh Agatha Christie đã được xuất bản. Agatha Christie, theo đó, nắm giữ danh hiệu tiểu thuyết gia có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại.

Nhưng khi nhìn vào cuộc sống của bà (1980-1976) không phải là người mà bạn có thể dễ dàng mường tượng được. Vô cùng riêng tư, ngại ngùng, và luôn được bao bọc trong một bầu không khí bí ẩn, Agatha ra dáng một người bà chất Anh Quốc hơn một tác gia trinh thám nổi danh khắp thế giới. Bà thích đến vùng ngoại ô nước Anh – nơi đã trở thành hiện trường án mạng thường thấy trong sách của bà – và thích làm vườn, thêu thùa, xem nhạc kịch. Xuất thân từ một gia đình giàu có, những câu chuyện của bà phản ánh nhiều khía cạnh thực tế trong chính cuộc sống bà dẫn dắt: các dinh thự, nhà ngoại ô khang trang, các buổi trà chiều, thưởng ngoạn và tất nhiên có cả những chuyến nghỉ mát đến các thắng cảnh nổi danh. Có thể nói, chất Anh là cái duyên của bà.

Thành công của Agatha bắt đầu với cuốn tiểu thuyết đầu tiên của bà – The Mysterious Affair At Styles. Xuất bản năm 1920 ở Mỹ, cuốn sách lấy bối cảnh ở một dinh thự tại vùng quê Essex và xoáy vào các nhân vật như bước ra từ cuộc sống thực của bà. Câu chuyện trong đây ra đời khi chị bà đưa ra lời thách thức bà viết một mẩu truyện trinh thám. Và lời thách thức ấy đã thôi thúc sáng tạo ra nhân vật sau này sẽ sánh vai với những gã khổng lồ thám tử trong dòng văn học trinh thám – Hercule Poirot, thiên tài, học thức, ung dung tìm câu trả lời cho các vụ bí ẩn hóc búa nhất.

Nhưng phải đến The Murder of Roger Ackroyd xuất hiện năm 1926 mới đem Agatha Christie thành tác giả nổi tiếng thực thụ. Vụ án mạng của Roger gây tranh cãi, nhưng cũng là cuốn sách táo bạo, sáng tạo và thiên tài với motif án mạng trong phòng kín. Năm 2013, hội British Crime Writer's Association đã bầu chọn nó là cuốn truyện trinh thám hay nhất.

Sau đó, Agatha đã phát hành thêm nhiều tiểu thuyết và tuyển tập truyện ngắn, một số trong số đó được coi là kinh điển của thể loại. A Murder Is Announced, Witness for The Prosecution,  The A.B.C. Murders là một số tác phẩm đáng chú ý và được yêu thích nhất. Cuốn sách năm 1939 của bà, And Then There Were None, là tác phẩm bán chạy nhất thế giới với hơn 100 triệu bản được bán ra; nó cũng đã được chuyển thể thành một số bộ phim quốc tế, một vở kịch trên sân khấu và một chương trình radio, và gần đây nhất là một loạt phim truyền hình vào năm 2015. Vở kịch của bà, The Mousetrap, một vụ án mang công thức "whodunit" kể về bảy người lạ bị mắc kẹt tại một trang viên trong một trận bão tuyết, trở thành một chương trình raido của BBC theo yêu cầu của Nữ hoàng Mary thời bấy giờ. Sau này, The Mousetrap bắt đầu được chuyển thể thành kịch trên sân khấu tại The West End of London vào năm 1952 và hoạt động liên tục cho đến ngày 16 tháng 3 năm 2020, khi các buổi biểu diễn phải dừng lại do đại dịch COVID-19.

Nhiều tác phẩm của Christie đã được chuyển thể lên truyền hình và màn ảnh rộng. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất phải kể đến bộ phim truyền hình năm 1974 Murder On The Orient Express của đạo diễn Sidney Lumet. Bộ phim xa hoa, được quay đẹp mắt này có sự góp mặt của dàn diễn viên quốc tế toàn sao (Sean Connery, Vanessa Redgrave, Anthony Perkins, Lauren Bacall…) và đã mang về cho Ingrid Bergman một giải Oscar cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Vào năm 2017, một phiên bản làm lại của bí ẩn kinh điển này do Kenneth Branagh (người cũng đóng vai thám tử Hercule Poirot) chỉ đạo. Nó sử dụng cùng một công thức điện ảnh với cốt truyện phức tạp, những ngôi sao tên tuổi và vẻ đẹp quyến rũ cổ điển của Hollywood. Branagh cũng đứng sau bộ phim sắp ra mắt, chuyển thể từ tiểu thuyết Death On The Nile năm 1937 của Christie với sự tham gia của Gal Gadot và Armie Hammer.

The Times

Agatha đã phát minh ra nhiều motif đã trở thành tiêu chuẩn của tiểu thuyết trinh thám ngày nay, như vụ án nhiều nghi phạm, động cơ, việc thu thập các nghi phạm trước khi kẻ sát nhân bị bại lộ, và khúc quanh lật mặt ở phần cuối. Đó là một công thức luôn hiệu quả ngay cả khi bà luôn tìm ra cách để lật đổ hoặc tái tạo nó. Agatha là tác gia thành thạo motif “căn phòng bị khóa” hay “tội ác tưởng chừng như không thể xảy ra”, đến mức chúng được định nghĩa là, “một nhánh phụ của tiểu thuyết trinh thám, trong đó tội ác (hầu như luôn luôn là giết người) được thực hiện trong những trường hợp dường như không thể xảy ra.

Phong cách xây dựng cốt truyện tỉ mỉ và những diễn biến đáng ngạc nhiên của bà đã truyền cảm hứng cho bộ phim Knives Out năm 2019 – đúng vậy, mặc dù mang nhiều đặc trưng như một câu chuyện được chấp bút bởi Agatha Christine, Knives Out không phải là con đẻ của bà. Dù vậy, nhân vật chính nổi tiếng Benoit Blanc (do Daniel Craig thủ vai) là một hình ảnh tưởng nhớ đến Hercule Poirot, như cách vụ án trong đây đang nỗ lực học hỏi và làm mới “chất Agatha Christie” vậy. Trên thực tế, đạo diễn Rian Johnson đã công khai thừa nhận rằng kịch bản của ông thực sự lấy cảm hứng từ những bí ẩn của Nữ hoàng Tội phạm.

Screen Rant

Trên truyền hình, chúng ta thấy ảnh hưởng của Christie trong loạt phim dài tập Murder, She Wrote (1984-1996) với sự tham gia của Angela Lansbury trong vai nhà văn bí ẩn Jessica Fletcher. Nhân vật này gợi nhớ đến nhân vật nổi tiếng khác của Christie – Jane Marple, một phụ nữ quá lứa chưa từng rời khỏi ngôi làng nhỏ St. Mary Mead của mình, nhưng vẫn có thể giải quyết những tội ác khó hiểu bằng cách sử dụng "một số kiến ​​thức nhất định về bản chất con người" (A Murder Is Anbani, 1950). Jessica Fletcher dường như là sự kết hợp hoàn hảo của Miss Marple (một quý cô già dịu dàng, khôn ngoan) và chính Agatha Christie (một tiểu thuyết gia trinh thám sắc bén). Đây chỉ là hai trong số vô số sách, phim, chương trình truyền hình, thậm chí cả trò chơi điện tử bày tỏ lòng kính trọng đối với Nữ hoàng của nền văn học trinh thám mà thôi.

Ngay cả sau một thế kỷ, thế giới vẫn tiếp tục tò mò, bối rối, ngạc nhiên và thích thú trước những câu chuyện vượt thời gian đến từ Agatha. Các nhân vật phong phú, âm mưu tỉ mỉ, tình tiết không thể đoán trước được, và đôi khi là những biểu tượng gây sốc đã có ảnh hưởng lâu dài đến văn hóa đại chúng. Các tác phẩm của bà tiếp tục được xuất bản trong các ấn bản mới hoặc chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình để mỗi thế hệ kế tục có thể tái khám phá bộ óc thiên tài của tác gia mang tầm ảnh hưởng nhất thế giới.

Thành công vô song của bà ấy có thể là nhờ điều gì? Trí tưởng tượng, bà viết trong The Mysterious Affair at Styles, “(trí tưởng tượng) là một đầy tớ tốt và một người chủ tồi. Lời giải thích đơn giản nhất luôn có khả năng xảy ra cao nhất”.