Một mình Nolan giữ ba vị trí đạo diễn, biên kịch, sản xuất cho Oppenheimer, khỏi nói có thể thấy Nolan tâm huyết thế nào với bộ phim “bom tấn” cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen này. Rất nhiều cú chơi lớn được tung ra, từ việc cho con gái bay màu bằng “bom” cho đến những phân cảnh thật trân không dùng kỹ xảo.
1. Cho con gái một vai rồi đánh bay màu bằng bom nguyên tử
Khi đang ở trường quay Oppenheimer, con gái lớn của Nolan có đến thăm bố, thì lúc này ông mới có ý định cho con một vai không cần phải cast luôn: một người phụ nữ vô danh bị bom nguyên tử đánh bay màu trong trí tưởng tượng của nam chính.
Nhưng đây không phải là một ý niệm đột xuất và vu vơ của ông, Nolan cho rằng nếu bạn tạo ra một thế lực có sức công phá lớn, thì rất có khả năng chúng sẽ hủy diệt cả những người thân quan trọng nhất với bạn, sự kinh hoàng của Oppenheimer được thể hiện bằng sự ra đi của cô con gái đầu lòng trong tưởng tượng, như vậy không phải là quá kinh khủng hay sao?
2. Cảnh quay bom nguyên tử là “hàng real” không phải CGI
Christopher Nolan nổi tiếng là anti CGI, và trong các bộ phim của mình, ông thường cố gắng ít dùng công nghệ nhất có thể. Nolan có xu hướng ưu tiên sử dụng hiệu ứng và cảnh quay thực tế hơn là phụ thuộc vào công nghệ trong quá trình sản xuất phim, vì theo ông, dùng CGI sẽ đánh mất đi 1 nửa chất lượng của cảnh quay gốc.
Nolan chia sẻ với tạp chí Total Film
“Việc tái tạo lại vụ nổ vũ khí hạt nhân mà không sử dụng đồ họa máy tính là một thách thức lớn đối với chúng tôi. Giám sát hiệu ứng Andrew Jackson đã nghiên cứu những cách thật nhất để chúng tôi có thể thực hiện các hình ảnh cho bộ phim. Chúng tôi đã nghiên cứu yếu tố động lực học và vật lý lượng tử của vụ thử Trinity, sau đó tái tạo lại vụ nổ trên một ngọn đồi bằng phẳng cô lập ở New Mexico trong điều kiện thời tiết cho phép, với rất nhiều thách thức rất lớn trong thực tế”
Nói cách khác, cảnh nổ bom nguyên tử trong phim không sử dụng kỹ xảo điện ảnh, mà là người thật việc thật nổ thật. Tin tức khiến người hâm mộ trên toàn thế giới bị sốc. Dù không tiết lộ cụ thể kỹ thuật quay phim được sử dụng là gì nhưng Nolan cũng thừa nhận đây là một thử thách lớn và cực kỳ khó khăn. Cảnh phim 10 phút này đã mất vài tuần và rất nhiều cái đầu vắt óc để thử nghiệm và quay.
3. Khủng nhất về thời gian
Nolan không chỉ chơi lớn về kỹ thuật quay hay dàn cảnh, mà Oppenheimer cũng là bộ phim dài hơi nhất từ trước đến nay của vị đạo diễn nào. Cảnh phim 10 phút này đã mất vài tuần và rất nhiều cái đầu vắt óc để thử nghiệm và quay. Bộ phim do Nolan đạo diễn, biên kịch và sản xuất có thời lượng lên đến 3 tiếng đồng hồ, dự kiến khán giả phải chuẩn bị tâm lý và cơ thể thật nhẹ nhàng để có thể tận hưởng từng khoảnh khắc của phim.
4. Vị đạo diễn khó chiều với 6 quy tắc “bất di bất dịch”
Hơn 20 năm Nolan hợp tác với Warner Bros cho đến khi Tenet gây ra sự khác biệt quan điểm giữa hai bên, nhà sản xuất của Oppenheimer ngay lập tức được thay thế bởi Universal Pictures. Bên cạnh quy tắc tối thiểu là không hợp tác với các nền tảng phát trực tuyến vì đạo diễn Nolan chỉ thích chiếu phim của mình tại rạp, hợp đồng mà ông ký với Universal Pictures nghiêm ngặt cực kỳ để tạo ra một bộ phim.
Có thông tin cho rằng Universal Pictures đều đã đồng ý giành lấy Oppenheimer trong bối cảnh rất nhiều hãng phim tranh nhau hợp tác với đạo diễn Nolan, điều này cũng cho thấy sự tin tưởng của họ đối với bộ phim. Và với sự kỷ luật, nghiêm ngặt như thế, không quá bất ngờ khi Oppenheimer nhận được vô số cơn mưa lời khen cho giới chuyên môn và khán giả đại chúng.
Oppenheimer sẽ ra rạp vào ngày 11.08.2023. Với Moveek, nền tảng bán vé và theo dõi lịch chiếu, việc mua vé Oppenheimer của các mọt phim sẽ dễ dàng hơn nhiều.