Tin điện ảnh

Xếp hạng tất cả phim Disney từ dở đến hay nhất (P3)

(tiếp theo và hết)

Phần 1

Phần 2

Một năm đại thắng với Nhà Chuột. Những năm gần đây, ta đã thấy một thời kỳ Phục Hưng thứ 2 của Disney với hàng loạt những bom tấn live action làm lại từ những bộ phim hoạt hình đặc trưng từ trước thu về hàng tỉ đô. Từ bộ phim cực đẹp cực “cà chua thối” Alice in Wonderland (2011), tới thành công mĩ mãn của Beauty and The Beast (2017) và cả tá dự án khác đang trong quá trình thai nghén gồm cả Aladdin với đạo diễn Guy Richie, The Lion King của Jon Favreau với chàng nam chính điển trai Donald Glover; Disney đang vực dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục xếp hạng 20 phim hoạt hình còn lại của Disney từ. Hãy lướt qua danh sách và ném đá chúng tôi ở bình luận nào.

20. Robin Hood (1973)

Sau sự ra đi của Walt Disney, công ty của ông đã rơi vào hai thập kỉ 70 và 80 cực kì khó khăn với những cú lỗ này tới cú lỗ khác, cho đến khi thành công vang dội của The Little Mermaid đã giúp công ty rẽ thuyền đúng hướng trở lại. Điều này khá kì lạ, bởi vì phim đầu tiên hoàn toàn không có sự dính líu nào của Disney (ông đã bật đèn xanh cho The Aristocats nhưng đã không chống chọi đủ lâu đến ngày ra mắt phim) thật sự là một bước khởi đầu rất tốt cho các phim về sau. Trong thời kì hậu Walt, Chàng Cáo đã nhận được kinh phí rất thấp và được làm với những hình vẽ hoạt hình tái sử dụng (những hiệu ứng được dùng từ các phim trước: Như Little John được tái hiện từ gấu Baloo trong The Jungle Book). Và vượt qua những trở ngại, Robin Hood (dưới bàn tay của vị đạo diễn đáng kính Wolfgang Reitherman) là một một bộ phim rất hấp dẫn về động vật dựa theo câu chuyện cùng tên tại xứ Nottingham; với chú cáo Robin lấy của người giàu chia cho người nghèo (Brian Bedford), chú sư tử hèn nhát, nhà mặt phố bố làm to – Prince John (Peter Ustinov) và người trợ tá Hiss (Terry-Thomas), cùng crush từ thuở nhỏ của Robin: Maid Marian (Monica Evans).

Có vài yếu tố thừa (như nhân vật nhóc thỏ), và ta có thể thấy rõ phim có kinh phí thấp như thế nào, nhưng nội dung vẫn rất hấp dẫn, cùng với tầm nhìn của Reitherman – với những cảnh đồng quê Anh Quốc và những điệu nhạc dân dã rất hoà hợp với nhau. Và thêm nữa , phiên bản của nhà Chuột hay hơn 400 lần bản của Ridley Scott và Russell Crowe. 

19. Winnie The Pooh (2011)

Chúng ta đang gặp rắc rối trong việc chọn phim phù hợp với những khán giả lớn hơn là cho những đứa bé. Nhưng Winnie The Pooh, một phim đối lập hoàn toàn với loại phim màu mè vui mắt, giọng nói chít chat được làm ra chỉ để kích thích trẻ mẫu giáo, tiểu học… là một phim hoạt hình hiếm có vẫn duy trì được sự ngây thơ và không mỉa mai đặc trưng trong suốt 69 phút một cách tinh ý. Đa số là nhờ vào cách tiếp cận đơn giản của nhà làm phim với câu chuyện; hay với người dẫn chuyện (John Cleese) luôn đưa ra những lời bình luận hài hước cũng như tương tác với cả nhân vật ngay trong phim.

Bộ phim vẫn giữ được chất nhẹ nhàng, ngọt ngào và bám sát theo quyển sách gốc của A.A. Milne, nhưng dưới sự chỉ đạo của Stephen J. Anderson và Don Hall; và sự thể hiện của dàn cast tuyệt vời gồm Jim Cummings, Travis Oates, Bud Luckey, Kristen Anderson-Lope và Carig Ferguson; họ đã gợi lại và truyền tải rất thành công những trang sách lên màn ảnh rộng. Quan trọng nhất, họ đã đưa được một thông điệp đơn giản nhưng rất khó để thể hiện mà không thô: rằng Đọc Sách Rất Là Cool nha các bé!

18. Sleeping Beauty (1959)

Được sản xuất theo chuẩn màn ảnh rộng 70mm với cọc tiền hơn gấp đôi Peter Pan và Lady and The Tramp; nhưng người đẹp đã ngủ quên không đi làm nên đã thu về một số tiền rất khiên tốm, khiến cho cha đẻ phải sa thải rất nhiều nhân viên; và giữa những điều đó là hàng loạt các đánh giá trái chiều, Sleeping Beauty đã bị xem là nỗi thất vọng. Nhưng ngày nay, nàng Aurora và Maleficent là một biểu tượng vàng cổ điển trong những năm 50 của công ty; và là một trong những phim chuyển thể cổ tích ổn nhất.

Theo câu chuyện dân gian, vì bị cha mẹ công chúa quyên lãng, bà tiên độc ác Maleficent Angelina Jol… à không, Eleanor Audley mới phải đã nguyền rủa công chúa Aurora Elle Fan… à lại lộn nữa  Mary Costa, rằng sau sinh nhật thứ 16 của cô, nếu đâm đầu ngón tay vào cây kim của máy quay sợi, cô sẽ chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng. Tuy vậy, nếu xem lại, ta sẽ thấy cốt truyện phim rất lỏng lẻo, chàng hoàng tử thật sự cực kì bất tài, chỉ toàn nhờ vào sự giúp đỡ của ba bà tiên.

Nói đi cũng phải nói lại, phần hình ảnh phim đẹp tuyệt hảo. Họa sĩ Eyvind Earle đã đưa bộ phim vào hàng đặc sắc nhất xưởng Chuột từng làm, lấy bối cảnh thời kì Phục Hưng của Ý, cùng nghệ thuật Gothic và tông màu sáng chủ đạo. Và khi biểu tượng Maleficent xuất hiện, nó còn tuyệt hơn buổi buffet màu sắc và hiệu ứng. Bỏ qua phần lãng mạn nhạt toẹt, Sleeping Beauty xứng đáng là một trong những phim ổn nhất của Disney. 

17. The Emperor’s New Groove (2000)

Chắc chắn cuộc khủng hoảng lớn nhất của Disney bắt đầu vào đầu những năm 2000. Sự thất bại của The Hunchback of Notre Dame và Hercules đã chứng minh cho các giám đốc điều hành của hãng rằng công thức từng tạo nên thành công cho Aladdin đã quá hạn, và trong khi các xưởng phim khác đang trỗi dậy (Dream Works, Blue Sky…) cùng sự thành công Pixar với CGI (thuộc Disney) đã cho thấy khán giả đang chuyển khẩu vị. Kết quả đã rõ, một loạt các thất bại kéo dài trong gần một thập kỉ cho đến khi có một cú hít giúp nhà Chuột vươn tới thời kì Phục Hưng 2. Tuy nhiên, vẫn có vài tia sáng trong thời kì đen tối này, và có lẽ tia sáng vui nhộn nhất chính là The Emperor’s New Groove.

Ban đầu, phim được xác định sẽ là phim âm nhạc, nhưng đã được thay đổi trước giờ chót chuyển qua thể loại hài để nổi bật hơn. Bộ phim theo chân một vị hoàng đế Kuzco (David Space) trẻ tuổi hư hỏng, ngông cuồng và kiêu ngạo bị biến trở thành chú lạc đà bởi bà cố vấn nham hiểm Yzma (Eartha Kitt), khiến anh phải hợp sức với người nông dân chân chất Pacha (John Goodman). Dù chỉ quay quanh 4 nhân vật chính (gồm 3 nhân vật trên và Kronk-cứu-show (Patrick Warburton)), nhưng phim rất nhộn, hài và nhí nhố; nhất là với kiểu hài “trên đời này cái quái gì cũng có thể xảy ra được”, đảm bảo sẽ làm bạn cười sặc sụa. 

16. Bolt (2008)

Thời kì Phục Hưng 2 về doanh thu lẫn tính sáng tạo của Disney không bắt đầu với Zootopia hay Frozen, mà là với chú chó Bolt vào năm 2008. Khác hoàn toàn với loại CGI cho Chicken Little, đồng thời là bộ phim đầu tiên được thực hiện dưới sự điều hành của John Lasseter với vai trò giám sát sáng tạo cho cả công ty mẹ và Pixar (Meet The Robisons đã đi quá xa trong khâu sản xuất trước khi nó có thể được cứu vãn). Bolt có đủ các yếu tố để đưa vào hàng top: quang cảnh đẹp, hành động mãn nhãn, hài hước mà vẫn lồng bài học nhân văn.

Nhân vật chính cũng là vai ổn nhất của người lồng tiếng (John Travolta) trong gần 20 năm qua, với chú chó tin rằng mình có siêu sức mạnh nhưng thật ra chỉ là ngôi sao trong một phim truyền hình, cậu đã bị tình cờ gửi đến New York và bị cô chủ đáng yêu (Miley Cyrus) tưởng lầm rằng cậu đã bị lạc mất. Với sự giúp đỡ của cô mèo đa nghi Mittens (Susie Essman) và chú chuột Hamster fanboy (Mark Walton), Bolt mới có thể trở về nhà. Không hoàn toàn là ý tưởng gốc – đúng như bạn đoán, bộ phim là điểm giữa hoàn hảo của The Truman Show và The Incredible Journey. Nhưng trong một quãng thời gian dài, Disney đã bắt đầu chấn chỉnh lại khâu kịch bản để trở nên chau chuốt hơn và nhân vật dễ yêu hơn, đánh dấu một kỷ nguyên bất khả chiến bại mới.

15. Zootopia (2016)

Cầm trong tay $1 tỉ cùng 98% Rotten Tomatoes, và bây giờ là một tượng vàng Oscar, tất cả bắt đầu từ một ý tưởng: thành phố động vật biết nói. Ban đầu, Zootopia dường như rất khó thành công vượt trội sau cú hit Inside Out, và Pixar đã có thể dành lại ngôi vương ông trùm làng hoạt hình. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng Zootopia lại hay đến như thế – một tác phẩm cực kì ấn tượng với cách xây dựng thế giới khiến ta luôn cực kì phấn khích ngay cả khi xem lại.

Phim sử dụng hình mẫu hai nhân vật chính đã quá cũ: nữ chính cảnh sát Judy Hopps (Ginnifer Goodwin) và một tay lừa đảo khéo léo Nick Milde (Jason Bateman) hợp sức với nhau điều tra một vụ mất tích bí ẩn và phát hiện ra một âm mưu động trời. Kịch bản khôn khéo đã khiến cho mô típ cớm - trợ tá thành công hơn hầu hết các phim hành động lấy ý tưởng tương tự gần đây, họ đồng thời sử dụng mánh từ Who Framed Roger Rabbit để phát triển câu truyện kì lại này. Phim chỉ bị lộn xộn bởi chính yếu tố chính trị – vốn có ý nghĩa thật sự lồng ghép vào phim, nhưng thật sự mà nói, yếu tố “thú ăn thịt” có vẻ hơi tệ. Bỏ qua những thiếu sót cực nhỏ, thành công của Zootopia là hoàn toàn xứng đáng.

14. 101 Dalmatians (1961)

Danh sách những phim hoạt hình cũ được Disney dựng lại thành live action có lẽ ngày càng thu về bộn tiền, nhưng điều này không phải là hiện tượng gần đây. Vào 1996, xưởng phim đã cho ra 101 Dalmatians, live action cực thành công từ bản gốc năm 1961 nhưng lại quên mất hai chữ “ý nghĩa” và đáng nhớ nhất là màn thể hiện Cruella De Vil của Glenn Close. Quay lại bản gốc, phim vẫn là một trong những phim vẽ tay đẹp nhất trong thời kì Disney’s Classics, tuy bị cắt giảm ngân sách một cách ngu ngốc vì sự thất bại của cô công chúa tốn kém Sleeping Beauty.

Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Dodie Smith, phim theo chân cặp đôi chó đốm Pongo (Rod Taylor) và Perdita (Cate Bauer) – trong bản hoạt hình, các con vật có thể nói chuyện; bà De Vil (Betty Lou Gerson) là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi cướp mất những chú cún con. Chúng đã lật tẩy mụ ta cùng với từng chú chó một trong thành phố để giải cứu 99 chú cún. Đuổi theo chiếc xe, băng qua dòng sông băng, ngụy trang, lối thoát nhỏ hẹp, và mạng lưới đường hầm đáng sợ – nếu bạn không phải là một người yêu chó vào những phút đầu phim thì vẫn xem được đến phút cuối. 

13. Lady and The Tramp (1955)

Disney đã độc quyền với công thức phim động-vật-dễ-thương-đi-phiêu-lưu trong vài năm với 101 Dalmatians, The Aristocats và Lady and The Tramp có thể không phải câu chuyện lãng mạn nhất của nhà Chuột, dù cảnh phim cũng đủ ăn đứt tất cả và vẫn là huyền thoại. Tuy nhiên, bộ phim còn hơn cả thế. Dựa trên câu chuyện có thật về chú chó của họa sĩ Joe Grant tại Disney, và cách nó đã bị lãng quên khi đứa con đầu lòng của ông chào đời (ông vẫn làm việc cho Disney tới năm cuối của cuộc đời thọ 97 tuổi, Up là tác phẩm dành cho ông). Bộ phim kể về một tiểu thư sang choảnh Lady (Barbara Luddy) bị buộc phải ra đường ở bởi đôi mèo Siamese (Peggy Lee), nơi cô đã được anh chàng đường phố Tramp (Larry Roberts)... Không phải là câu chuyện cổ tích thời hiện đại, Lady and The Tramp nhẹ nhàng, ngọt ngào, đơn giản với mô típ “Nó chỉ xảy ra một lần” và thân thiện với trẻ nhỏ hơn với những nhân vật cứ sống mãi với tuổi thơ.

12. The Hunchback of Notre Dame (1996)

Thật sai lầm khi Thằng Gù Nhà thờ Đức Bà lại biệt liệt vào danh sách phim Disney không quan trọng. Bộ phim của Gary Trousdale/Kirk Wise vẽ lại bản gốc của Victor Hugo thật sự là một trong những phim phức tạp nhất của xưởng, trong đó yếu tố ma thuật chính là lời tuyên bố về những tín ngưỡng truyền thống. Không có gì ngạc nhiên, bối cảnh của phim đặt ở nhà thờ nổi tiếng tại Paris cùng những câu thoại về Chúa Trời và Địa Ngục, khủng bố dân tộc, đạo đức giả, trẻ sơ sinh, lạm dụng quyền lực và tội lỗi của dục vọng. Tất cả hòa chung lại và tạo nên một phim cực đen tối và phù hợp với người lớn hơn. Tất nhiên, đó chỉ là những tầng nghĩa bên dưới, vì đây là một phim Disney – cũng cần phải phù hợp với trẻ con chứ, nên bài học lớn nhất về “Đừng đánh giá một quyển sách qua trang bìa” và “Sống thật với chính mình” mới hiện lên rõ nhất sau lần xem đầu tiên.

Câu chuyện bắt đầu khi anh chàng đánh chuông nhà thờ – Quasimodo (Tom Hulce) có ngoại hình biến dạng, được nuôi lớn bởi tên thẩm phán ác độc, đạo đức giả – Frollo (Tony Jay) kết bạn với cô nàng Gypsy xinh đẹp Esmeralda (Demi Moore) và người có tình cảm với cô Phoebus (Kevin Kline). Anh có thêm can đam để bước ra ngoài thế giới bên kia cánh cửa nhà thờ. Đây là một bản rõ ràng và đơn giản hóa của quyển tiểu thuyết lừng lẫy cùng tên, nhưng xưởng cũng sáng tạo thêm những yếu tố mới lạ và hấp dẫn, dù những bài hát rất dễ quên và bỏ qua luôn những nhân vật phụ (Jason Alexander, Charles Kimbrough và Mary Wickes), Hunchback vẫn là một phim đáng xem.

11. Mulan (1998)

Mulan ra mắt vào cuối thời kì Phục Hưng những năm 90 của Disney, nhưng nó sẽ không đứng ở top 11 nếu không đi trước thời đại. Phim của nhà Chuột bao giờ cũng suy nghĩ tiến bộ, nhưng bộ phim lấy cảm hứng từ huyền thoại Trung Hoa với người phụ nữ da vàng bá đạo vào vai chính mà vào những năm 1990 này là một chuyện khác, với cách tiếp cận cực kì tinh ý vấn đề giới tính.

Khi cha (Soon-Tek Oh) bị bắt phải đi lính trong trận chiến chống Đan Vu (Miguel Ferrer) và đoàn quân Hung; cô gái tomboy Hoa Mộc Lan cải nam trang để đi thay cha và tiến vào biển lửa chiến tranh với sự giúp đỡ của ông rồng hộ mệnh Mộc Tu (Eddie Murphy). Dưới bàn tay của bộ đôi đạo diễn Barry Cook và Tony Bancroft, bộ phim khá đẹp, thật sự là một sử thi đi trước thời đại với nét vẽ rõ ràng, cứng rắn và vài phân cảnh chiến tranh mãn nhãn. Tuy rằng năng lượng của phim sụt thê thảm mỗi khi tới cảnh bài hát, hầu hết dàn cast chính của Mulan không hề cất tiếng hát mà phải có người khác nhưng sự thể hiện của Murphy là đẳng cấp khác, hơn cả cái mà người ta gọi là “bước đệm” cho Donkey (loạt Shrek) vài năm sau. Mộc Tu thật sự là một điểm sáng cho phim. Và yếu tố anh hùng trong phim thật sự nổi bật, can đảm và không hề nhạt toẹt như vài nhân vật của Disney, tuy yếu tố nữ quyền trong phim không rõ lắm, nhưng đây là năm 1998 mà. 

10. Lilo & Stitch (2002)

Một bộ phim hay không tưởng, vui nhộn và kinh ngạc đáng bất ngờ từ hai đạo diễn Chris Sanders và Dean DeBlois (How to Train Your Dragon). Lúc mới phát hành, nhiều bạn đã bỏ qua Lilo & Stich nhưng bây giờ, chắc chắn không ai mà không thích bộ phim này. Ngay cả tạo hình nhân vật cũng khác thường với dàn nhân vật người lớn không-tẩy-trắng đến từ quần đảo Hawaii cứng cáp, rẳn rỏi thay vì những nàng công chúa ốm tong teo, yểu điệu thục nữ mà ta đã quen; và dàn nhân vật nhí, chủ đạo là Lilo (Daveigh Chase) cực kì dễ thương và Stitch – chú chó ngoài hành tinh còn kì lạ và đáng yêu hơn gấp bội.

Câu chuyện xoay quanh Stitch (do đạo diễn Sanders lồng tiếng) – aka Thí Nghiệm 626 – một sinh vật hung dữ, không thể bị phá hủy và cực kì phá phách được chế tạo từ cách biến đổi gen bởi một tiến sĩ nhưng lại rơi phi thuyền xuống trái đất và đáp tại ngay Hawaii. Tại đây, cậu được nhận nuôi dưới danh nghĩa “chó” bởi cô bé Lilo kiêm fan cạ cứng của Elvis đang sống cùng người chị Nani (Tia Carrere) rất thương em nhưng cái gì cũng làm căng lên. Thêm vào đó, nhân viên xã hội hách dịch (Ving Rhames) sẵn sàng đưa Lilo đi bất cứ lúc nào và những trò quậy phá của Stitch càng làm cho tình hình xấu đi, trong khi một nửa ngân hà đang lùng sục khắp nơi để bắt giam cậu. Bài học về tình cảm gia đình có thể dễ đoán, nhưng được kể một cách rất đặc biệt.

9. Beauty and The Beast (1991)

Phiên bản live action đã kiếm được bộn tiền (đang đứng đầu top doanh thu của năm 2017) nhờ vào yếu tố hoài cổ, giữ nguyên tinh thần của bản gốc với một chút điều chỉnh tinh ý. Bản gốc đã quá hoàn hảo rồi, Beauty and The Beast là phim hoạt hình đầu tiên được đề cử Phim hay nhất của Oscar. Nhưng chúng tôi không thể yêu Người đẹp như nhiều người. Không thể chối cãi, phim dùng một công thức hoàn hảo từ The Little Mermaid, có một vài phân đoạn huyền thoại, cụ thể như các bài hát của Alan Menken và Howard Ashman đã hằn sâu vào trí nhớ: Be Our Guest, Gaston, Beauty and the Beast bởi Angela Lansbury – tất cả đều trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng đương thời. Còn công chúa Belle (Paige O’Hara) đã khiến cho kẻ bắt giam cô phải lòng và phá vỡ lời nguyền của anh cùng các tùy tùng. Nhưng với chúng tôi, phim không có nét riêng như Aladdin, không vang vọng mãi như The Lion King, hay tiến bộ như Moana. Một bộ phim cổ điển, nhưng không trong hàng tốt nhất.

8. Moana (2016)

Bạn có thể quên Tangled và Frozen đi, vì Moana vào năm ngoái mới là nàng công chúa thành công nhất về mặt phê bình từ thời Hoàng Kim 1990. Đánh dấu sự trở lại của bộ đôi Ron Clements và John Musker, người đã làm nên thành công của Aladdin và Little Mermaid, phim đưa ta đến những hòn đảo ở biển Nam Thái Bình theo dấu chân của Moana nhỏ tuổi (Auli’I Cravlho) chung sức với á thần kiêu ngạo Maui (Dwayne “The Rock” Johnson) để trả lại trái tim cho Mẹ Thiên Nhiên Te Fiti.

Cũng là công thức cũ, nhưng Moana có cấu trúc phim bền vững hơn hai nàng kia nhiều, và yếu tố cặp trong phim cũng hiệu quá hơn khi không hề có bất cứ chi tiết tình cảm nào. Thế giới trong phim cũng đẹp với các chi tiết và màu sắc. Về phần âm nhạc, tuyệt vời, phần lớn được sáng tác bởi người đã tạo ra cơn sốt cho vở kịch Broadway Hamilton: Lin-Manuel Miranda, không có gì chê được. Điểm chê duy nhất có lẽ là ở việc nhân vật Pua lên hình còn ít thời lượng hơn trên trailer! Thật đáng tiếc khi Moana không thành công như mong đợi khi mang về ít hơn nhiều những phim gần đây của xưởng.

7. Aladdin (1992)

Ngày nay, đa số mọi ngôi sao hạng A đều mong muốn được gọi mời tham gia lồng tiếng phim hoạt hình. Nhưng chuyện này đã có từ lâu, bắt đầu với vai Thần Đèn của Robin Williams đã giúp cho phim thành công hơn Beauty and the Beast và The Little Mermaid, hai phim ngay trước Aladdin. Phim dựa trên truyện cổ Ả-rập về chàng Aladdin (Scott Weinger) bị lừa đi lấy kho báu. Kịch bản được đồng viết bởi Ted Elliott và Tery Rossio, là một trong những kịch bản chặt chẽ nhất. Các bài hát (bao gồm bài cuối cùng của Howard Ashman) cũng là một trong những bài bắt tai nhất. Tuy không phải ai cũng thích cách hài hước của Robin Williams, nhưng sự tài tình của ông không phải ở việc biến hoá hay giọng nói, mà ở sự nhập tâm của ông vào nhân vật. Với hai nhân vật chính còn lại không mấy nổi bật, không có Genie thì liệu Aladdin có ở top 7 không?

6. Snow White And The Seven Dwarfs (1937)

Snow White không chỉ là sản phẩm đầu tiên của xưởng Disney, mà còn là phim hoạt hình dài đầu tiên trên thế giới. Tôn trọng nguyên tác hơn so với các phim cổ tích sau của hãng (dù cốt truyện cổ tích có phần hơi ít để biến thành một bộ phim dài 83 phút), và cũng đen tối hơn: cái được gọi là công thức của Disney vào thời điểm này vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, nên có những cảnh phim rùng rợn, ma mị mà những phim sau, khó mà được Disney cho lên màn ảnh rộng. Sự táo bạo và gan dạ để làm một phim hoạt hình đủ dài để lên rạp đã mang về chiếc cúp Oscar huyền thoại. Công nghệ rotoscope đã được áp dụng vào phim (khi mà đoạn phim quay từ những hành động của diễn viên được tô lên và thành phim hoạt hình) giúp cho phim có một cảm giác chân thật và vào năm 1993, phim đã được tái dựng một cách tỉ mỉ và đẹp hơn rất nhiều. Cuối cùng thì quyết định giữ cho Snow White chỉ là Snow White – một phép màu năm 1937 và một giá trị tinh thần thiêng liêng – (sẽ không làm phiên bản live action ) là quyết định sáng suốt của xưởng Mickey. 

5. Dumbo (1941)

Chỉ được làm trong vài tháng cùng kinh phí ít ỏi để lấp vào khoảng trống lớn từ sau vụ thua lỗ nặng nề của Fantasia, Dumbo là tác phẩm khiêm tốn, ngọt ngào nhưng đủ sức lu mờ những bom tấn khác. Chỉ đơn thuần dựa trên một cuốn tiểu thuyết ngắn dành cho thiếu nhi để quảng bá đồ chơi, phim kể câu chuyện bắt đầu khi chú cò mang đến cho bà Jumbo một em bé trai, cậu Dumbo có đôi tai to dài khiến cậu bị trêu chọc bởi những người cùng đoàn xiếc. Cậu bị bắt nát quá mức đến nỗi mẹ cậu phải đứng lên bảo vệ cậu để rồi bà bị nhốt vào lồng vì chính quyền nghĩ bà bị điên. Nhưng với sự trợ giúp của Timothy Q. Mouse (Edward Brophy), Dumbo trở thành một chú hề biết bay của gánh xiếc và nhanh chóng trở thành ngôi sao quốc dân. Chỉ với 65 phút ngắn ngủi, nhưng không ai nghĩ Dumbo được sản xuất vào những năm 40, có vài ưu điểm (âm nhạc du dương, chú chuột và tạo hình nhân vật), nhưng cũng có vài khuyết điểm nhỏ (chẳng hạn như đám đông quá đơn giản, y đúc nhau) nhưng sự sáng tạo và cảm xúc nhân vật đã cực kì thành công (Dumbo không hề nói một lời nào, nhưng chắc chắn sẽ lấy đi nước mắt của bạn). Và còn cái kết xúc động, mủi lòng...

4. Bambi (1942)

Chắc bạn đã xem rất nhiều cái chết trên màn ảnh rồi, từ xúc động đến mờ nhạt. Nhưng có nhiều sự ra đi sẽ ám ảnh và khiến bạn khóc sướt mướt, không ai quên được lúc mẹ Bambi bị tên thợ săn bắn khi cậu mới chỉ là một chú hươu sao con. Và cái chết này, đã buộc hàng triệu trẻ em bước vào hiện thực của người lớn, vẫn là một trong những cảnh được bàn tán nhiều nhất, nhưng nghệ thuật của Bambi còn nhiều hơn thế. Dựa trên quyển sách cùng tên của Felix Salten, đây là câu chuyện cho các bé ở độ tuổi mới lớn, chúng ta theo dõi quá trình cậu nhóc nhí nhảnh, ngây thơ nhận ra mình phải trở thành Hoàng Tử của rừng xanh. Phim hầu như giống với Dumbo hay The Jungle Book, nhưng với sự cân bằng yếu tố nhân đạo – cũng thật mỉa mai, khi “nhân” mới là phàn diện của phim. Nhẹ nhàng, xinh đẹp và im ắng, Bambi sẽ là một bộ phim tuyệt vời cho con bạn.

3. Pinocchio (1940)

Bộ phim thứ hai của Disney với bài ca bất hủ “When You Wish Upon A Star”, là bộ phim rất rất kì lạ. Không có cô công chúa nào, chúng ta theo chân chú rối gỗ có chiếc mũi mọc dài ra mỗi khi cậu nói dối muốn được trở thành chú bé thật thụ trên hành trình khám phá bản thân. Dẫn truyện bởi Jiminy Cricket – chú dế Jiminy “lương tâm” của Pinocchio – phim có rất nhiều cảnh cảm động: rạp xiếc, ẩu đã với những bé khác, biến thành chú Lừa, trốn  thoát khỏi lưỡi dao và rồi trở về nhà với cha Geppetto để đi giải cứu ông từ chiếc bụng của con cá voi khổng lồ. Nhiều người bảo Fantasia cùng năm chính là thành tựu lớn nhất của Disney trong thời kì Cổ Điển, nhưng Pinocchio cũng sáng tạo không kém, thêm thắt nhiều yếu tố phiêu lưu và xúc động nữa.

2. The Jungle Book (1967)

The Jungle Book 2016, một trong những phim live action hay nhất của xưởng nhờ vào sự tôn trọng nguyên tác. Nhưng vẫn chưa xứng tầm với bản phim năm 60. Vì sao? Vì dàn diễn viên năm 1967 đã quá tròn vai và tuyệt vời: Shere Khan – George Sanders với chất giọng kinh sợ, Baloo – Phil Harri vui tươi… còn có cả đàn Kền kền với giọng của The Beatles nữa. Nét vẽ đầy nghệ thuật nhưng cũng rất thật (Mowgli đá viên sỏi như một đứa trẻ không bằng lòng sẽ làm) – và những bài hát? “The Bare Necessities”, “I Wanna Be Like You”, “That’s What Friends Are For” và “My Own Home” ngọt ngào nữa, đều có chất lượng cao và rất bắt tay. Và dù có những chỉ trích phân biệt chủng tộc hay cổ hủ, ta vẫn không thể chối bỏ di sản của nó.

1. The Lion King (1994)

Vẫn là phim hoạt hình doanh thu nội địa cao nhất với $422 triệu (mặc dù Finding Dory đã truất mất ngôi vương vào năm ngoái), The Lion King, từ đạo diễn Roger Allers và Rob Minkoff, mở màn trong thời điểm đỉnh cao Disney những năm 1990. Nhưng đây cũng là một điểm sáng, nhờ vào kịch bản chặt chẽ về chú sư tử con Simba (một trong những con vật đáng yêu nhất của Disney, dưới chất giọng tuyệt vời của Matthew Broderick) bị lừa bởi người chú Scar hiểm độc rằng chính anh đã giết chết người cha, đồng thời là vua Mufasa (James Earl Jones). Đi khỏi vương quốc, Simba gia nhập với cặp đôi ăn ý nhất của Disney: Timon và Pumba (Nathan Lane và Ernie Sabella). Lớn lên qua bài hát triết lí Hakuna Matata, cuối cùng cậu gặp lại cô bạn Nala (Moria Kelly) thời thơ ấu, người đã thuyết phục cậu quay lại Vùng Đất Tự Hào mà Scar đã tàn phá và giành lại ngôi vương. Bài học về Cuộc sống mà The Lion King mang đến không hẳn quá mới mẻ và đột phá, nhưng qua những tình tiết cảm động, và những nét vẽ uyển chuyển, dứt khoát. Đây thật sự là phim Disney hay nhất từ trước đến nay, và chắc phải còn rất lâu để Disney đem đến cho ta một tuyệt tác như vậy nữa.

(Hết)