Cannes - Đạo diễn phim hoạt hình hàng đầu Nhật Bản Mamoru Hosoda thảo luận về dự án tiếp theo

Góc Nghệ Thuật · AnnieGrindelwald ·

Mamoru Hosoda, đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản The Boy and the Beast, tái hợp với Studio Chizu cho bộ phim tiếp theo của mình – Mirai – được đại diện bởi Charades tại thị trường phim Cannes.

Mamoru Hosoda, đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản The Boy and the Beast, tái hợp với Studio Chizu cho bộ phim tiếp theo của mình – Mirai –  được đại diện bởi Charades tại thị trường phim Cannes.

Mirai kể về một cậu bé 4 tuổi, người đang chật vật để đối phó với sự xuất hiện của cô em gái cho đến khi mọi chuyện trở nên kỳ diệu. Khu vườn bí ẩn ở sau nhà cậu trở thành một cánh cổng, cho phép cậu du hành thời gian và gặp được mẹ khi còn là một cô bé, ông cố của cậu khi còn là một người đàn ông trẻ tuổi. Cuộc phiêu lưu kỳ lạ này giúp cậu bé thay đổi quan điểm của mình và biến cậu trở thành một người anh trai tốt. Hosoda thảo luận về dự án này với Variety trong khoảng thời gian trước Cannes.

Nguồn gốc của Mirai là gì?

Có một mạch truyện chung trong các chủ đề của các bộ phim của tôi: The Girl Who Leapt Through Time nói về tuổi trẻ, Summer Wars nói về gia đình, Wolf Children Ame and Yuki thì nói về tình mẹ, The Boy and The Beast là về người cha và bộ phim mới của tôi là về mối quan hệ giữa anh chị em. Mirai nói về một cậu bé đang cố gắng để giành lại tình yêu thương của bố mẹ mình.

Mirai có liên quan gì đến vấn đề cá nhân của ông không?

Tôi quyết định kể câu chuyện của anh trai và em gái là bởi vì sau khi đứa con thứ hai của tôi được sinh ra, đứa con lớn nghĩ rằng đứa trẻ mới đến này đã “cướp đi” bố mẹ mình, khiến cô ghen tị ghê gớm. Tôi hiểu rõ những dục vọng căn bản của con người, những thứ họ khao khát. Sự ghen tị của con tôi đã cho tôi ý tưởng làm bộ phim này.

Bộ phim này có hấp dẫn đối với người lớn như đối với trẻ em không?

Có. Khi tôi chỉ đạo Wolf Children, bộ phim cũng nói về việc nuôi dạy con cái, lúc đó tôi chưa làm cha nhưng tôi muốn trở thành một người cha. Có lẽ mong muốn trở thành một người cha đã thúc đẩy tôi thực hiện bộ phim này. Bây giờ tôi là cha của hai đứa trẻ, tôi đã hiểu được rằng mọi thứ không giống với những gì tôi tưởng tượng. Kinh nghiệm làm cha dạy tôi ý nghĩa của cuộc sống. Tôi hy vọng mình có thể truyền tải điều đó vào bộ phim.

Vai trò của người mẹ cũng rất quan trọng. Trong phim của mình, ông thường nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ.

Điều này xuất phát từ vợ tôi hơn là từ phụ nữ nói chung. Cô ấy ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Cô ấy là người khuyến khích tôi và cho tôi khát vọng làm phim. Cô ấy mang đến cho tôi sức mạnh và khả năng để đương đầu với những rắc rối và cách để giải quyết chúng.

Summer Wars và The Boy and the Beast đều thuộc thể loại phim khác. Với tôi, bộ phim mới này gần với Wolf Children và The Girl Who Leapt Through Time hơn.

Ở một mức độ nhất định thì đúng vậy. Có thể phân loại phim của tôi thành hai loại: Summer Wars và The Boy and the Beast là những bộ phim thiên về hành động trong khi The Girl Who Leapt Through Time, Wolf Children và Mirai thì giống những bộ phim tình cảm nói về cuộc sống và mang đến những kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Trong Summer Wars, thông qua hành động mà nhân vật chính vượt qua các vấn đề của mình và Mirai thì thiên về tình cảm của con người hơn.

Có điểm tương đồng nào giữa The Boy and the Beast và Mirai hay không?

Có chứ, vì tôi đã chỉ đạo Wolf Children mà tôi có thể thực hiện The Boy and the Beast và bởi vì tôi đã chỉ đạo The Boy and the Beast nên tôi có thể thực hiện bộ phim này. Mỗi dự án đều giúp tôi phát triển bản thân, để truyền tải một cái gì đó mới mẻ đồng thời vẫn giữ mối liên kết với các bộ phim trước của tôi. Đó là vì tôi chia sẻ cuộc sống của mình với những đứa trẻ rất nhỏ. Trải nghiệm này đem đến cho tôi cảm giác tìm lại thời thơ ấu của mình, làm sống lại những giai đoạn tôi đã trải qua khi tôi lớn lên. Cảm giác này khiến tôi hiểu được cái cách mà cuộc sống lặp lại như thế nào, cái cách mà sự sống và thời gian bao phủ lẫn nhau như thế nào. Trong bộ phim mới của tôi có sự hiện diện của dòng chảy cuộc đời và thời gian.

Ông đã tự viết kịch bản hay cộng tác cùng người khác?

Lần này tôi tự viết nó. Nhưng tôi luôn lắng nghe những ý kiến và trải nghiệm của các nhà sản xuất để bộ phim được phổ biến toàn cầu mà không chỉ được xây dựng dựa trên kinh nghiệm cá nhân của tôi.

Ông cảm thấy nó quan trọng đến mức nào khi ông viết kịch bản không chỉ dành cho khán giả Nhật mà còn dành cho cả những khán giả quốc tế?

Rất quan trọng, không chỉ đối với kịch bản mà còn đối với chủ đề của bộ phim. Khi nói đến đối thoại, tôi thường sử dụng những câu nói của vợ tôi. Nhưng tôi nghĩ những lời này không chỉ dành cho tôi mà hy vọng rằng nó dành cho tất cả mọi người trên trái đất. Tôi muốn các bộ phim của tôi được xem bởi khán giả quốc tế.

Ở phương Tây, trong quá trình làm phim hoạt hình, các nhà làm phim liên tục bị yêu cầu phải thay đổi và sửa chữa mọi thứ theo từng bước. Điều này có giống với những gì xảy ra ở Nhật Bản cũng như đối với bản thân ông không?

Trong trường hợp của tôi, tôi thường xuyên thay đổi giữa kịch bản phim và kịch bản phân cảnh nhưng không phải ở giữa kịch bản phân cảnh và bộ phim đã hoàn thành. Tôi tự viết kịch bản phim và tôi cho rằng kịch bản phân cảnh là phiên bản cuối cùng của nó, với những bản vẽ đã được hình thành. Vì vậy tôi chải chuốt phiên bản cuối cùng của kịch bản phim trong khi viết kịch bản phân cảnh, từ đó biến chúng trở thành kịch bản cuối cùng. Sau đó thì tôi thay đổi rất ít. Khi bảng phân cảnh hoàn tất, tôi chỉ xóa rất ít khung ảnh.

Theo quan điểm của phương Tây, khoảng thời gian giữa kịch bản phân cảnh và bộ phim hoàn chỉnh là quá ngắn tại Nhật Bản.

Điều này là do "chính sách nhà làm phim” tập trung mọi quyền lực vào tay đạo diễn. Đạo diễn thường nghiên cứu và suy nghĩ nhiều nhất có thể trong giai đoạn viết kịch bản phân cảnh và sau đó cố căn cứ vào thực tế khi bộ phim đi vào sản xuất.

Nguồn: Variety