Tôi thích dìm phim Việt, còn bạn thì sao?

Tin điện ảnh · IAMOLD ·

Việt Nam sông nước nhiều nên ai cũng thích từ "dìm".

Chuyện phim Việt dở hầu như đã trở thành “bài ca con cá”, ngặc nỗi là bài ca này vẫn còn được truyền miệng cho tới giờ. Nhưng phim Việt nào ra cũng dở, dở từ trong trailer ra tới tận rạp. Dở đến mức mà “hàng Việt Nam chất lượng cao” không bao giờ nằm trên vé xem phim. Nên chuyện “dìm hàng” phim Việt chắc không gì lạ đối với bạn. Vậy thì chúng ta có nên thôi “tự mình hại mình” không? Thật ra không phải là tự mình hại mình mà “vượt lên chính mình”.

Bài viết này không nhằm mục đích phân tích, đánh giá hay tìm hiểu vì sao phim Việt lại “vướng” vào cái cảnh như bây giờ. Bạn và tôi đều biết rằng phim Việt dở, đó là điều khó chối cãi. Có thể ngành phim Việt Nam tồn tại lâu đến giờ chắc là nhờ “lòng hảo tâm” của bạn. Nhưng rõ ràng, “từ thiện” thì không thể nào bóng bẩy hay sáng loáng được cả. Nên chúng ta phải cắn răng mà “xét nét” lên những đứa con cưng của mình để mong rằng một ngày nó “trưởng thành”.

Chê phim không phải vì ghét phim, mà là vì chúng ta muốn nó tốt hơn. Cái này thì không nói ai cũng biết, như ba mẹ bạn vẫn hay nói hoài. Chúng ta không muốn sai thì tất nhiên là phải tự kiểm điểm mình, tìm cái sai rồi sửa. Và nếu tự mình không được thì người khác sẽ làm dùm – bởi vì Việt Nam tuyệt vời thế đấy! Chúng ta không phải là người Trung Quốc, chúng ta không để “đời” dạy cho đồng bào chúng ta một bài học. Ai đã xem truyện Trang Tí chắc cũng biết, ai xấu tính trong truyện thì sẽ có người bày mưu “chơi”, họ không thể đợi tai họa ập đến đầu người đó rồi mới hả hê. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không có vấn đề gì với việc thiên hạ cứ “dìm” phim Việt tới bến. Khoan hãy xét mặt tốt, trước hết là phải nhận ra yếu kém.

Ngành phim Việt Nam gần đây rất phát triển, liên tiếp nhiều gương mặt nổi tiếng nhảy sang đóng phim, diễn viên mới xuất hiện, quảng cáo xuất hiện như nấm. Trường phim khác nhiều so với mấy năm về trước, chất lượng giảng dạy lẫn môi trường học tập có nhiều cải thiện. Nhà nước đã tạo điều kiện hết mực cho ngành điện ảnh phát triển với hàng loạt phim do nhà nước đặt hàng sản xuất (Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, Cuộc Đời Của Yến). Hơn hết là chúng ta có những người làm phim tài giỏi và diễn viên đầy đam mê. Bởi thế nên chúng ta (khán giả) cần phải khó khăn hơn, khắc khe hơn trước nữa. Khán giả phải cho họ thấy rằng công sức học hành chỉ là 1 phần, thành công còn phải phụ thuộc rất lớn vào tài năng và nỗ lực bản thân. Hơn nữa, chúng ta càng không thể để những người đã thành công ngủ quên trên chiến thắng. Đúng là họ đã thành công, nhưng họ chưa đạt đến cảnh giới “không thể làm sai” mà chúng ta muốn. Nếu một ngày nào đó có người Việt Nam nào đạt được đến mức đó thì chúng ta hoàn toàn có cơ “số má” với thế giới, nhưng đến giờ thì rõ là không. Nên chúng ta không chấp nhận họ sản xuất ra những gì kém hơn mà họ đã làm được.

Có thể bạn nói rằng là tôi và những người khác đang cực đoan hóa vấn đề. Nhưng rõ ràng ai cũng có cha và mẹ, một người đánh một người nương. Bạn đã dành phần nương rồi, thì để tôi và những người còn lại dành phần đánh. Đồng ý có thể sẽ quá tay hay quá đáng, nhưng nếu họ vượt qua hết thì chẳng lẽ điều đó không có lợi cho cả đôi bên sao? Người Việt có câu: ”Tiền trao thì cháo múc” khoang hãy hiểu theo nghĩa mà chúng ta đã hiểu. Hay hiểu câu đó thế này, nếu đã làm phim – hay đã bán cháo, thì hãy chắc rằng cháo của bạn là gạo nấu ra đàng hoàng. Còn không được như vậy, thì không phải là cháo, và không phải là cháo thì tôi “vảnh” miệng lên mà cằn nhằn ra lẽ cho đến khi nào ra cháo thì thôi vì tôi phải trả tiền đó!