10 biểu tượng phụ nữ đã làm thay đổi điện ảnh

Góc Nghệ Thuật · PTL ·

Từ những người tiên phong cho đến những tư tưởng hiện đại, một số người phụ nữ luôn đóng vai trò đặc biệt đối với điện ảnh.

Từ những người tiên phong cho đến những tư tưởng hiện đại, một số người phụ nữ luôn đóng vai trò đặc biệt đối với điện ảnh.

1. Agnes Varda

Girlfriends
Girlfriends

Vào năm 88 tuổi, một Varda bất khuất và có ảnh hưởng lớn cho thấy không có dấu hiệu dừng lại khi tiếp tục hoạt động nghệ thuật qua việc nghiên cứu. Gần đây bà đã xuất hiện tại Viện Pháp để có cuộc trò chuyện về sự nghiệp và năm nay sẽ là cuộc triển lãm với loạt phim Rendezvous With French Cinema. Chúng ta đã rất may mắn khi sống cùng thời và tận hưởng khi ở một nửa tuổi của Varda.

Những đóng góp của Varda cho điện ảnh và sự bình đẳng giới cũng là trọng tâm trong sự nghiệp của bà, và những việc gần đây như L’opera-mouffe làm cho ta có căn cứ về một sự liên kết giữa quá khứ của bà với những khung cảnh trong các tư liệu hiện tại. Bộ phim ngắn vào năm 1958 (được biết với tên Diary of a Pregnant Woman) cho ta thấy bối cảnh của tầng lớp lao động ở Paris qua góc nhìn của thai phụ Varda. Được xem như một ví dụ tiêu biểu của French New Wave, nhờ vào sự can thiệp thận trọng với các tài liệu và tường thuật, cùng với đó là sự thôi thúc nắm bắt khung cảnh cuộc sống, một góc nhìn ngắn đã được Varda thiết lập và tiến theo đó với những tham vọng của mình.

2. Claudia Weil

Một đạo diễn người Mỹ đã làm một bước nhảy dài trên truyền hình từ trước khi nó bắt đầu mang một làn gió mới – mặc cho cô có thể giải quyết khó khăn trong việc sắp xếp những chương trình được gọi là Golden Age of Peak TV mà hiện tại chúng ta đang bước vào – Weill khẳng định vị thế của mình với phần tường thuật ra mắt Girlfriends vào 1978, với nội dung diễn tả nỗi đau và niềm vui với một tình bạn sâu sắc (và sự bất ổn ở đô thị) với sự sáng suốt chỉ một vài nhà làm phim thích hợp. Cô ta cũng theo đuổi kế hoạch làm một bộ phim rom-com với ngân sách của mình (bộ phim gây nhiều sự tò mò It’s My Turn, với các diễn viên Michael Douglas và Jill Clayburgh), tạo nên một sân khấu cho các nhà làm phim có mong muốn tham gia vào hãng làm phim trong khi vẫn giữ được nét riêng của họ.

Trong những năm gần đây, Weill đã tập trung tất cả vào truyền hình, làm đạo diễn các bộ phim My So-Called Life, Chicago Hope và dĩ nhiên có cả Girls. Weill đã tạo nên con đường của mình – được đánh dấu bằng rất nhiều diễn biến, bước ngoặc và những quyết định bắt buộc – theo một cách hoàn toàn mới mẻ mà nhiều nghệ sĩ có thể nhìn vào.

3. Nicole Holofcener

The Connection
The Connection

Các bộ phim đi-và-nói hiện đại có công rất lớn của Holofcener, người đầu tiên tạo nên làn sóng này vào 1996, với một cái tên rất thích hợp “Walking and Talking”. Bộ phim hài Catherine Keener - and Anne Heche đã cho thấy tài năng của Holofcener qua hình tượng những nhân vật nữ mạnh mẽ, sự khôn ngoan trong các cuộc đối thoại, các màn trình diễn từ những diễn viên tài năng và những tình huống liên quan không hề dễ chịu. Kể từ đó, Holofcener chỉ phát triển trên công thức sẵn có, sản xuất những bộ phim như “Please Give” và “Enough Said” cùng với đó là đạo diễn một loạt các phim truyền hình, từ “Orange is the New Black” đến Sex and the City”. Rất ít nhà làm phim viết về nhân vật nữ với nhiều sự quan tâm như Holofcener, với khả năng chỉ dẫn các ngôi sao – từ Jennifer Aniston đến James Gandolfini – đến một vài công việc tốt nhất của họ là bằng chứng cho khả năng tuyệt vời của cô ấy.

4. Shirley Clarke

Người thắng giải Oscar (cho bộ phim tài liệu của cô vào năm 1962: Robert Frost: A Lover’s Quarrel With the World) là người có tư tưởng rất cuồng nhiệt qua việc dùng tình yêu của cô ấy cho màn ảnh và khả năng quay phim để sản xuất ra chính bộ phim của mình, Clarke là một nhà vô địch hàng đầu và là một cô giáo. Khởi đầu từ sản nhảy, với tình yêu của những người tiên phong dành cho New York sau đó đã được chuyển thể lên phim. Người đã chấp nhận đoạn băng video – bạn nhớ chứ – đã khiến cho Clarke kết hôn với một vài tình yêu tuyệt vời nhất, và nhà làm phim đã sử dụng phương tiện truyền đạt để ghi lại màn trình diễn và sự sắp đặt tuyệt vời. Khả năng của Clarke lan truyền các phương tiện truyền thông có lẽ là sức mạnh tuyệt vời nhất của cô ấy, và thậm chí bộ phim được biết đến nhiều nhất của cô (The Connection vào 1960) được dựa trên tác phẩm cùng tên (bộ phim này cũng thu hút được sự chú ý vì sử dụng những lời báng bổ, đủ để đưa Clarke vào cuộc chiến kiểm duyệt phim).

5. Chantal Akerman

Nhà làm phim được yêu thích người Bỉ đã dùng cuộc đời mình như một mảnh vải, pha trộn giữa thực tế (như với bộ phim cuối cùng No Home Movie) và sự tiên phong theo khuôn mẫu mới. Được biết đến nhiều với bộ phim Jeanne Dielman, 23 quai du Commerce, 1080 Bruxelles vào 1975, sự ám ảnh của Akerman với các tư liệu về cuộc sống đời thường – cả hai đều được đưa ra dưới một phim tài liệu và lăng kính tường thuật – điều luôn hiện hữu trong công việc của cô. Có nhiều yếu tố cá nhân nhưng cũng vô cùng sán tạo, Akerman đã tạo nên ngôn ngữ của chính mình, một điều sẽ ảnh hưởng đến phong trào làm phim yêu cầu sự bình đẳng giới trong nhiều năm tới.

6. Alice Guy-Blache

Daisies
Daisies

Được tin là nữ đạo diễn đầu tiên, Guy-Blache đã làm mọi thứ thậm chí từ trước khi hầu hết mọi người làm bất cứ điều gì. Một đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất và nữ diễn viên, cô ta cũng đứng sau hãng phim Gamount và tự mình sáng lập The Solax Company. Hầu hết phim của cô – được tin lên đến con số hàng trăm – đã bị thất lạc theo thời gian, rất nhiều trong số chúng (bao gồm nhiều tập của Charlie Chaplin!) vẫn đang biến mất. Chúng xứng đáng để có một cuộc tìm kiếm.

7. Věra Chytilová

Một người tiên phong của điện ảnh Czech hiện đại, Chytilová được biết đến qua bộ phim New Wave với vai diễn Daisies, một cuộc phiêu lưu của hai cô gái với sự lạ lẫm thú vị và sáng tạo (cả hai đều có tên Marie) những người không muốn bị ràng buộc với các quy tắc của xã hội. Chytilová, mặc cho sự quan trọng của cô ấy với giới làm phim Czech và đặc biệt là các nhà làm phim về sự bình đẳng giới của phụ nữ, gắn mác công kích và đấu tranh một cách thích hợp để làm theo cách của cô (điều lý giải tại sao cô thường gặp rắc rối với chính phủ Czech). Đi theo từng bước trong nguyên bản, một vài nghệ sĩ đã có thể tạo nên sức mạnh trong những sáng tạo của mình.

8. Lucrecia Martel

Người tiên phong trong điện ảnh Argentina hiện đại, Martel đã trở thành gương mặt quen thuộc của Cannes, nơi trình chiếu những bộ phim của cô và phục vụ cho các khán giả vào 2006. Martel thường lấy những chủ đề về gia đình và xã hội của đất nước cô xoay quanh các bộ phim, họ gắn mình vào những nét riêng với những cảm xúc sâu lắng – gia đình điện ảnh của cô “La Cienega” là bằng chứng rõ ràng nhất. Một phần tự giáo dục bản thân mình và hoàn toàn sở hữu một tầm nhìn riêng, cô ấy là một nhà làm phim hiện đại người vẫn còn nhiều năm tuyệt vời phía trước.

9. Mary Pickford

Fat Girl
Fat Girl

Giống như Guy-Blache, Pickford là một ngôi sao trong hệ thống điện ảnh, và là một người có thể diễn tốt cả trước và sau ống kính. Là một nữ diễn viên kiêm nhà sản xuất, Pickford cũng là đồng sáng lập của studio Pickford-Fairbanks, hãng phim United Artists và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Từ một ngôi sao nhí (cô ấy bắt đầu sự nghiệp trên một sân khấu, trước khi lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh) cô không những nhảy vọt lên thành một minh tinh điện ảnh (cô được gọi là Queen of the Movies) mà còn có một đầu óc kinh doanh nhạy bén với sự mạnh mẽ của mình. Sự nghiệp của Pickford là một trong những câu chuyện được biết đến nhiều nhất với rất nhiều lý do tuyệt vời.

10. Catherine Breillat

Nhà làm phim người Pháp là một ngôi sao điện ảnh khác thu hút được nhiều sự tranh cãi quanh công việc của cô ấy, điều thường xuyên gây ra những cuộc tranh luận quyết liệt về cơ thể, dục vọng và sự trưởng thành. Được biết đến qua bộ phim Fat Girl, Breillat thật sự đã tạo ra nhiều thiện cảm, chủ yếu là ở cách làm việc về ý nghĩa của việc là một người phụ nữ từ 1975. Breillat đã lại gây nên các cuộc tranh luận trước đó – cô xuất bản tiểu thuyết đầu tay vào năm 17 tuổi, quyển sách đã bị cấm với người dưới 18 tuổi bởi chính phủ Pháp, và bộ phim đầu tiên của cô (dựa trên một quyển sách khác) vẫn chưa được phát hành trong gần một phần tư thế kỉ. Từ “badass” được dùng để chỉ rất nhiều thứ, nhưng Breillat chính là một trong số đó. Sự nghiệp diễn xuất của cô có thêm biến cố thứ hai, khi cô sử dụng chính căn bệnh của mình như là yếu tố chính trong quyển sách à và Abuse of Weakness, một bộ phim hay mà Isabelle Huppert nắm vai diễn dẫn đầu gây nhiều cú shock.

Nguồn: Indiewire