50 plot twist phim hay nhất mọi thời đại (P1)
TV Series · Tin điện ảnh · Never ·
Cái chúng ta tìm kiếm là những chi tiết bất ngờ xảy ra sau này, chứ không phải phần nội dung được định ra từ trước để phát triển bộ phim (như trong The Matrix), những cảnh khiến khán giả phải nghĩ lại và hiểu toàn bộ những tình tiết từ trước dưới một góc nhìn hoàn toàn khác.
Cách đây không lâu, M. Night Shyamalan đã cho ra mắt bộ phim Split, trong đó James McAvoy vào vai một người đàn ông có trong mình 23 nhân cách và đã bắt cóc 3 cô gái tuổi thành niên. Shyamalan đã trở nên nổi tiếng (và được gọi là “Spielberg thứ hai”) nhờ 3 bộ phim thành công liên tiếp là The Sixth Sense, Unbreakable và Signs. Cũng nhờ 3 bộ phim đó, ông không chỉ trở nên nổi bật với thể loại phim nghệ thuật, mà còn nổi tiếng với những cái kết bất ngờ kiểu Twilight Zone.
Điểm đáng chú ý nhất của The Sixth Sense đó là sự tiên phong trong việc chia phim thành 3 phân đoạn, và Shyamalan đã tiếp tục áp dụng phong cách này trong những bộ phim tiếp theo, bao gồm cả The Village năm 2004. Bản thân nhà sản xuất này cũng đã tự thay đổi phong cách qua 4 bộ phim sau đó là Lady In The Water, The Happening, The Last Airbender và After Earth, tất cả đều thuộc thể loại kinh dị. Trong tác phẩm mới nhất, Split, ông đã quay lại với phong cách cũ và được đánh giá khá cao.
Trong vòng hơn một thập kỉ vừa qua, đây là bộ phim đầu tiên của Shyamalan có một cái kết khá bất ngờ, vậy nên để chúc mừng điều này, chúng ta hãy cùng chọn ra những bộ phim có plot twist hay nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện ảnh. Cái chúng ta tìm kiếm là những chi tiết bất ngờ xảy ra sau này, chứ không phải phần nội dung được định ra từ trước để phát triển bộ phim (như trong The Matrix), những cảnh mà khiến khán giả phải nghĩ lại và hiểu toàn bộ những tình tiết từ trước dưới một góc nhìn hoàn toàn khác. Ta cũng bỏ qua những twist từ sách hay kịch đã quá nổi tiếng như trong Harry Potter, Girl With The Dragon Tattoo hay Gone Girl…
Và sau đây là danh sách những plot twist hay nhất mọi thời đại.
(Ý kiến cá nhân, cảnh báo spoil)
1. Samuel L. Jackson là một kẻ đại ác – Unbreakable (2000)
Sau cái kết đặc biệt của The Sixth Sense, các khán giả đều rất háo hức mong chờ một cái kết gây bất ngờ khác trong bộ phim tiếp theo của Shyamalan, Unbreakable. Vậy nên M. Night Shyamalan đã tiếp tục làm ra một twist gần như không ai đoán trước được khi nghĩ theo cách thông thường. Xuyên suốt cả bộ phim giật gân siêu nhiên kể về Bruce Willis, người đã sống sót qua một vụ đâm tàu, và đây được cho là câu chuyện kể về một siêu anh hùng thầm lặng, và mỗi người hùng đều sẽ có cho riêng mình một kẻ ác. Kẻ đó hóa ra lại là Mr. Glass, một người bị bệnh dòn xương do Samuel L. Jackson thủ vai. Hắn đã thiết kế ra hàng loại những vụ tai nạn chỉ để tìm ra người có khả năng sống sót qua những sự kiện đó.
2. Cô ấy đã tự tưởng tượng ra bà mẹ kế và em gái mình – A Tale of Two Sisters (2003)
Cốt truyện về mẹ kế và con chồng không phải mới và đã được khai thác ít nhiều bởi những bộ phim khác (Goodnight Mommy là một phiên bản khá nổi tiếng với cùng cốt truyện), nhưng phiên bản kinh dị của Kim Jee Won trong bộ phim A Tale of Two Sisters lại trở nên nổi tiếng hơn cả. Nội dung xoay quanh cô bé Sumi (Im Soo Jung), người luôn tin rằng bà mẹ kế (Yun Jung Ah) đang lên kế hoạch giết mình và em gái (Moon Geun Young). Nhưng về sau ta lại biết được bà mẹ kế và cô em gái đều là sản phẩm của trí tưởng tượng do căn bệnh tâm thần của cô gây ra, và bà mẹ kế thực sự đã gây ra cái chết của cô em gái, có vẻ như đã bị giết bởi một con ma.
3. Tên gù thực ra chính là vợ và con hắn – Kill List (2011)
Không phải chi tiết nào trong cái kết của bộ phim kinh dị Kill List do Ben Wheatley sản xuất cũng có lí. Một trong những chi tiết được xây dựng tốt gần cuối phim đã gây ngỡ ngàng và đánh vào cảm xúc của người xem. Hitman Jay (Neil Maskell) gần như đã trở thành một con quái vật, nhưng vẫn luôn là một người đàn ông yêu thương gia đình, với cô vợ Shel (MyAnna Buring) và đứa con trai Sam (Harry Simpson). Chính vì thế nên cái kết mới càng khiến người ta đau lòng. Đó là khi hắn bị một kẻ đeo mặt nạ rơm ép phải tham gia vào trận đấu dao với một tên gù đeo mặt nạ, và sau khi hạ gục kẻ thù, hắn phát hiện ra đó lại chính là Shel, với Sam bị cột vào sau lưng. Đó là một loại kinh dị khiến bạn thấy phát tởm, và là tình tiết cao trào cho mọi thứ từng xảy ra trước đó.
4. Thực ra đó chính là thế giới hiện đại – The Village (2004)
Sau 3 bom tấn thương mại The Sixth Sense, Unbreakable và Signs nhận được đánh giá tích cực, khán giả bắt đầu quay lưng lại với M. Night Shyamalan với The Village. Đối với nhiều người, điều này khá là bất công, bởi với họ, đây thực ra là một trong những bộ phim nổi trội của ông, với những cảnh quay đẹp, đặc biệt lãng mạn và có plot twist thực sự đánh vào cảm xúc của người xem, mặc dù hơi phi logic.
Khi xem phim, ta nghĩ rằng mình đang chứng kiến quãng thời gian khi thị trấn Pennsylvania bị đe dọa bởi những sinh vật huyền bí trong khu rừng, nhưng cuối cùng những sinh vật ấy hóa ra lại là những người già trong làng giả dạng thành, với mong muốn giữ cho bọn trẻ trong trấn không tiếp xúc với thế giới bên ngoài – thế giới hiện đại ngày nay. Đó là một ý tưởng thông minh, và trải qua một thập kỉ đến nay, khi ngày càng nhiều người trong chúng ta cảm thấy chán ngán cuộc sống hiện đại, ta lại thấy đồng cảm với ý tưởng này hơn nữa.
5. Xác chết trong phòng thực ra là một người sống, và hắn chính là kẻ chủ mưu – Saw (2004)
Trước khi nó trở nên ngày càng tàn bạo và vớ vẩn, Saw từng được xây dựng vô cùng khéo léo, tài tình, với những tình tiết khiến ta giật thót, những bí ẩn trong căn phòng khóa kín, và kết thúc với nỗi sợ kinh hoàng vẫn luôn chầu chực bên ta suốt cả bộ phim. Cary Elwes và Leigh Whannell vào vai hai nhân vật bị bắt cóc, bị nhốt trong một phòng tắm bởi Jigsaw Killer với một cái xác, và bị ép phải hoàn thành những nhiệm vụ khủng khiếp. Khi Whannell đang nghe cuốn băng cuối cùng của Jigsaw thì đột nhiên, cái xác vùng dậy, khiến tất cả khán giả đều được một phen sợ hết hồn, và hóa ra Jigsaw từ đầu đến cuối vẫn luôn có mặt trong căn phòng đó. Những phần phim tiếp theo đều cố gắng tạo ra những twist độc đáo hơn, nhưng không một phiên bản nào có thể đặc sắc hơn một kịch bản tưởng chừng đơn giản như thế này.
6. Có hai kẻ giết người – Scream (1996)
Sức hút của những bộ phim giết người không chỉ nằm ở việc chứng kiến những đứa trẻ mới lên bị giết chết, mà còn ở việc đoán xem ai (thường là kẻ đeo mặt nạ) là kẻ giết người – và một lần nữa, chúng ta phải biết ơn Agatha Christie về phương diện này. Một vài trong số những cái kết hay bất ngờ phải kể đến Sleepaway Camp và Friday The 13th, nhưng chính vì sự nổi tiếng của thể loại phim này, Scream càng cần phải có một cách giải quyết thật thông minh. Và nó đã hoàn toàn thành công. Kẻ tình nghi lớn nhất từ đầu phim vẫn luôn là Billy (Skeet Ulrich), bạn trai của Sidney (Neve Campbell), nhưng khi hắn ta có vẻ như đã bị sát hại bởi Ghostface, người ta đã bị hắn vô tội. Nhưng không, hóa ra chính hắn là kẻ đứng sau tất cả. Bằng cách hợp tác với đồng phạm là Stu (Matthew Lillard), bọn chúng có thể có hai kẻ “sát nhân” ở hai nơi khác nhau trong cùng một thời điểm. Kịch bản này đã từng được sử dụng trước đây, nhưng trong bộ phim này, nó vẫn thực sự gây bất ngờ bởi gần như không ai nghĩ tới việc này.
7. Chính cô đã vô tình gây ra cái chết của người con trai – The Orphanage (2007)
Đương nhiên The Orphanage của J.A. Bayona là một bộ phim kinh dị (theo ý kiến cá nhân, đây là một trong những bộ phim hay nhất thế kỉ), nhưng cũng là một trong những phim buồn nhất thiên niên kỉ mới. Từ điều bất ngờ mà bộ phim đưa ra, chúng ta nhận ra rằng sự kinh dị và nỗi buồn lại có thể bắt nguồn từ cùng một nơi. Dâng hiến toàn bộ bản thân, không vì gì khác, chỉ mong khám phá ra điều gì đã xảy ra với đứa con trai yêu quý của cô, Simon sau khi nó mất tích, Laura (Belén Rueda) cuối cùng đã thực sự tìm ra. Sau tất cả những tình tiết giật gân và những điều tưởng chừng như siêu nhiên, một lời giải thích quá mức tầm thường, nhỏ bé được đưa ra. Chính nó đã khiến cô vô tình gây ra cái chết của cậu con trai. Mặc cảm tội lỗi đã dẫn đến một vụ tự sát đau lòng nhất trong lịch sử điện ảnh.
8. Tyler Durden không hề có thực – Fight Club (1999)
Đã 18 năm trôi qua kể từ khi Fight Club được ra mắt. David Fincher và Chuck Palahniuk đã đi trước thời đại khi chỉ ra sự bất lực của đàn ông da trắng trong thế kỉ 21 và những biểu hiện bạo lực của hiện tượng này, những điều có vẻ như phải đến tận bây giờ con người ta mới cảm nhận được hậu quả mà nó gây ra. Bộ phim từng bị diễn giải và hiểu một cách sai lệch rồi một tá những phim khác cùng thể loại đã được cho ra đời. Nhưng bất chấp những vấn đề tồn tại, bộ phim vẫn mang trong mình những khoảnh khắc và cách dẫn chuyện đầy kịch tính, và không điều gì tuyệt vời hơn khi ta phát hiện ra kẻ nổi loạn đầy lôi cuốn do Brad Pitt thủ vai lại chỉ là một người do nhân vật chính không được nêu tên của chúng ta (Edward Norton) tưởng tượng ra. Nhân vật đó chính là đại diện cho mặt trái nhân cách đen tối mà chính bản thân anh cũng không biết đến sự tồn tại của nó. Từ đầu đến cuối ta đều có thể thấy được sự dụng tâm của Fincher trong việc xây dựng tình tiết vô cùng logic.
9. Anh ấy đã được cứu – The Mist (2007)
Khi Thomas Jane phát hiện ra ngay cả giải pháp cuối cùng là chết cho nhanh gọn cũng là điều không thể cho cả 5 người sống sót bởi trong tay chỉ còn 4 viên đạn, khiến nỗi sợ hãi lan tràn trong không khí, ta đã nghĩ đây là một trong những cái kết tồi tệ nhất trong lịch sử. Nhưng không, nó còn có thể trở nên tệ hơn nữa khi ta nghe thấy tiếng ầm ầm từ xa vọng lại và anh buộc phải giết những người còn lại, bao gồm cả đứa con trai mới 8 tuổi của mình, rồi chờ đợi cái chết trong chiếc xe với 4 cái xác. Rồi khi anh nhìn xuyên qua màn sương mù bao phủ và thay vì thấy những con quái vật không gian như tưởng tượng, thứ xuất hiện trước mắt anh lại là một chiếc xe cứu nạn chứa đầy người sống sót. Đó chính là khoảnh khắc một nửa số khán giả muốn giết chết đạo diễn Frank Darabont và một nửa còn lại muốn trao cho ông huân chương khen tặng chi tiết đầy kịch tính và bất ngờ này.
10. Cậu đã chết – The Sixth Sense (1999)
Đúng là sự tuyệt vời của một plot twist hay đến từ việc liệu khi bạn xem lại bộ phim, biết được điều gì sắp xảy ra nhưng vẫn cảm thấy thỏa mãn rằng mình đã không bị lừa hay không, nhưng cũng có những trường hợp hiếm gặp khi chính plot twist của phim là điều thôi thúc bạn phải xem lại bộ phim ngay lập tức. M. Night Shyamalan đã làm được điều đó trong tuyệt tác The Sixth Sense của mình. Lần đầu xem phim, bạn có thể thấy câu chuyện về một bác sĩ đang giúp đỡ một cậu bé hiểu ra bản chất của mình, nhưng rất có thể lần thứ hai xem lại, bạn lại thấy một cậu bé đáng thương đang giúp đỡ một bác sĩ nhận ra bản chất của chính mình. Tác phẩm gần đây nhất của ông, Split, được cho là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Shyamalan với thể loại này.
Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều những plot twist hay nhất từng được sản xuất. Nếu có twist nào các bạn thấy hay, hãy cùng comment để chia sẻ với mọi người ở dưới bài viết này.
Nguồn: Playlist