11 bộ phim bị đánh giá thấp của năm 2016

Tin điện ảnh · Leex ·

Mặc dù doanh thu phòng vé phim ảnh trong năm qua đã phá rất nhiều kỉ lục, nhưng điều đó chưa thể hiện hết mọi thứ.

Mặc dù doanh thu phòng vé phim ảnh trong năm qua đã phá rất nhiều kỉ lục, nhưng điều đó chưa thể hiện hết mọi thứ, vì trong số đó có những phim từ cực tệ đến siêu phẩm. Ví như Rouge One thành công vang dội tại phòng vé đã làm các phim khác có cùng thời gian ra mắt bị lãng quên.

Cứ mỗi khi có một bom tấn như Captain America: Civil War hay Finding Dory xuất hiện, thì hàng tá các phim tầm trung khác bị lờ đi, còn báo chí thì tập trung tâng bốc những bom tấn hoặc chỉ trích những “bom xịt”. Quả thực rất đau lòng khi thấy những tác phẩm với chi phí tầm thấp nhưng nội dung sâu sắc và ý nghĩa lại bị coi rẻ rúng chỉ vì ánh hào quang tráng lệ phát ra từ những “bom tấn”/”bom xịt” kia. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng đã có một số phim như thế may mắn được ánh hoàng quang kia chiếu đến như Manchester by the Sea, Moonlight và La La Land.

Sau đây là 11 bộ phim xứng đáng có nhiều sự chú ý hơn trong năm qua.

1.  American Honey

Khi bộ phim về một nhóm “trẻ trâu” của Andrea Arnold xuất hiện tại liên hoan phim Cannes, nhiều người đã tuyên đoán rằng nó sẽ trở thành một tác phẩm lớn của năm 2016. Nhưng tiếc là nó lại ra rạp vào mùa thu đầy những xô bồ của làng điện ảnh. Gương mặt mới Sasha Lane vào vai một cô gái trẻ tham gia một chuyến đi phượt cùng đồng nghiệp. Shia LaBeouf vào vai trưởng nhóm, đây có thể nói là vai diễn tuyệt nhất của anh từ trước đến nay.

2. Other People

Đây là câu chuyện một chàng gay trẻ tuổi do Jesse Plemmons thủ vai. Buộc phải chuyển về sống tại Sacramento để chăm sóc cho người mẹ đang ốm nặng của anh (do Molly Shannon vào vai). Shannon quả thực xứng đáng được một đề cử Oscar cho vai diễn của cô trong bộ phim lấy nước mắt này—chỉ tiếc là không nhiều nhà phê bình chịu đoái hoài đến bộ phim này. Đây là phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Chris Kelly (ông là biên kịch cho chương trình Saturday Night Live) và đây là một bước đầu đầy hy vọng dành cho ông.

3. Sing Street

Đây là bộ phim lấy chủ đề ca nhạc thứ 3 của đạo diễn John Carney – trước đó là Once và Begin Again. Lấy bối cảnh tại Ireland những năm 1980s, kể về một nhóm thanh thiếu niên muốn thành lập một ban nhạc rock. Với dàn cast đẹp và nhạc phim tuyệt vời, Sing Street đã có thể là một con gà đẻ trứng vàng cho Miramax nếu nó ra mắt vào giữa những năm 90s. Tiếc thay, nó được Harvey Weinstein cho ra mắt vào mùa xuân 2016 và nhanh chóng bị lờ đi.

4. Everybody Wants Some! 

Bộ phim tiếp nối sự thành công của Boyhood, nhưng thật kì lạ là đạo diễn Richard Linklater lại không thể thu hút được sự chú ý của người xem cho đứa con tinh thần của ông – một bản reboot của Dazed and Confused. Lấy bối cảnh những năm 1980s xoay quanh một đội bóng chày, với dàn diễn viên bao gồm Blake Jenner, Wyatt Russell and Tyler Hoechlin—chí ít dàn diễn viên này cũng tương xứng với phiên bản trước đó.

5. Hello, My Name is Doris

Bộ phim của Michael Showalter kể về một quý cô trung niên (Sally Field) phát sinh tình cảm với chàng đồng nghiệp trẻ (Max Greenfield) được đánh giá cao. Nhưng phải thừa nhận rằng nếu Hello, My Name is Doris được ra mắt vào một thời đại khác – ví như những năm 1990s thì nó sẽ dễ dàng thu về hàng chục triệu đô lợi nhuận tương tự như My Best Friend’s Wedding. Hài nhẹ nhàng, lãng mạn với một kết thúc không có hậu lắm cùng một màn thể hiện rất tuyệt vời và dễ thương của nữ diễn viên 70 tuổi Sally Field.

6. Don’t Think Twice 

Trong bộ phim này, Mike Birbiglia đảm nhận cả 3 vị trí cốt yếu là biên kịch, đạo diễn và diễn viên chính. Bộ phim tâm lý/hài này kể về một nhóm các diễn viên hài ứng tấu (bạn có thể tra google “improv actors” để tìm hiểu thêm) dần nhận ra rằng không phải ai cũng có thể thành công được khi hiện thực tầm thường mà họ đang sống dần dần đưa họ thoát khỏi ảo ảnh của sự thành công.

7. Christine

Thật đáng tiêc cho Rebecca Hall khi bộ phim về một người phụ nữ trên bờ vực suy sụp tinh thần do cô thủ vai chính lại bị bỏ qua. Nhưng quả thực cô rất tuyệt vời trong bộ phim tâm lý của đạo diễn Antonio Campos, kể về cuộc đời của một biên tập viên truyền hình những năm 1970s có tên Christine Chubbuck. Ta hãy cùng hy vọng rằng Hollywood mai này sẽ cho cô thêm đất diễn và nhiều sự chú ý hơn.

8. Morris From America

Màn thể hiện của diễn viên Craig Robinson và tài năng trẻ Markees Christmas đã được giải thưởng “Bộ đôi cha và con trai hay nhất” trong liên hoan phim dành cho các hãng độc lập – LHP Sundance. Phim kể về một cậu nhóc 13 tuổi vừa chuyển từ Mỹ sang sinh sống tại Đức. Đây là một “phát bắn trượt” vô cùng đáng tiếc cho Studios A24 khi bộ phim nhanh chóng bị lãng quên nơi phòng vé.

9. Krisha

Một phụ nữ với một bí mật kinh hoàng bất chợt xuất hiện tại một bửa tiệc mừng Lễ Tạ ơn với gia đình mình sau 10 năm lưu lạc. Bộ phim đầu tay của nhà sản xuất Trey Edward Shults là sự kết hợp giữa tâm lý gia đình và kinh dị kể về một người phụ nữ cố trốn chạy khỏi quá khứ (thể hiện bởi Krisha Fairchild cũng chính là bà của đạo diễn Trey Edward).Mặc dù nhận được nhiều khen ngợi từ giới chuyên môn nhưng tiếc thay Krisha lại không hề thành công ở phòng vé. Một điều chắc chắn là nó có tiềm năng để trở nên một tác phẩm kinh điển và người ta sẽ còn bàn tán về nó.

10. Certain Women

Nữ đạo diễn Kelly Reichardt thực hiện bộ phim dựa trên một truyện ngắn trong bộ truyện Both Ways Is the Only Way I Want It của Maile Meloy kể về ba người phụ nữ sống tại một thị trấn nhỏ ở Mỹ. Màn thể hiện của Kristen Stewart trong vai một cô giáo và Lily Gladstonetrong vai cô học trò dễ thương đã để lại khá nhiều ấn tượng cho người xem và chắc là cũng đã lấy không ít nước mắt.

11. A Monster Calls

Nội dung phim kể về một cậu nhóc thỉnh cầu giúp đỡ từ một con “ma cây” để trị bệnh cho mẹ cậu ấy. Chắc là sẽ hơi ăn gian khi cho A Monster Calls góp mặt trong danh sách vì nó vẫn chưa kết thúc công chiếu. Nhưng chỉ sau vài tuần công chiếu và doanh thu vẫn còn lẹt đẹt, ta có lý do để quan ngại rằng sức ép của các bóm tấn đình đám mùa lễ hội khác sẽ nhấn chìm tác phẩm này.

Nguồn: Variety