15 năm sau, Spider-Man của Sam Raimi là kẻ mở đầu xu hướng

Tin điện ảnh · AnnieGrindelwald ·

Nhìn lại bộ phim vào dịp kỷ niệm 15 năm, Spider-Man vừa là người mở đường vừa là “kẻ ngoại đạo”.

Trong khi thể loại siêu anh hùng chúng ta biết ngày nay bắt đầu với X-Men của Bryan Singer vào năm 2000, Spider-Man của Sam Raimi đã nâng nó lên một tầm cao mới vào năm 2002, trở thành bộ phim đầu tiên thu về hơn 100 triệu USD vào cuối tuần đầu tiên công chiếu, tạo vị thế cho dòng phim siêu anh hùng.

Nhìn lại bộ phim vào dịp kỷ niệm 15 năm, Spider-Man vừa là người mở đường vừa là “kẻ ngoại đạo”. Thể loại siêu anh hùng ngày nay thường là hủy diệt thế giới, crossover và đẩy mạnh vào các thể loại mới như hài kịch hoặc viễn tây có R-rated, nó hoàn toàn xa lạ với định lý bốn màu ngộ nghĩnh trong phim của Raimi. Tuy nhiên, nó đặt khuôn mẫu cho các câu chuyện siêu anh hùng, dù vay mượn rất nhiều từ Superman của Richard Donner nhưng cũng cố gắng vượt qua ranh giới giữa thực tế và truyện tranh.

Bạn có thể thấy rằng ngay từ đầu Peter (Tobey Maguire) bị cắn bởi một con nhện. Trong truyện tranh, một con nhện phóng xạ cắn Peter nhưng các nhà làm phim cho rằng điều này không đủ hiện đại, vì vậy họ đã quyết định chọn một con nhện tăng cường về mặt di truyền. Nó giúp bộ phim giải thích loại năng lực Peter có được nhưng đồng thời, chúng ta sẽ có suy nghĩ rằng “Tất nhiên một con nhện biến đổi gen sẽ cho bạn những siêu năng lực nếu nó cắn bạn. Ngoài ra, phòng thí nghiệm thường lãng quên các thí nghiệm di truyền của họ.

Rõ ràng là niềm đam mê của Raimi không hề ngớ ngẩn và ủy mị, cùng với sự tin tưởng của mình và của khán giả, họ đã thực hiện nó. Ngày nay, các bộ phim siêu anh hùng nghiêm túc hoặc thực tế hơn. Chúng cần phải có chủ đề trọng yếu hoặc thách thức các quan điểm trong cuộc hành trình của anh hùng. Spider-Man không bị cản trở bởi những điều này, tự do gợi nhớ với Superman của Donner và thậm chí cả những bộ phim Batman năm 1960, với sự tô điểm của Raimi.

Tính hai mặt này – vừa cố gắng để thực tế vừa cố gắng làm cho bộ phim hài hước – được thể hiện một cách hoàn hảo bởi Green Goblin. Norman Osborne (Willem Dafoe) là một nhân vật bi thảm. Ban đầu hắn không phải kẻ ác, thế nhưng từ khát vọng giải cứu công ty của mình hắn bất chấp tất cả, liều mình bằng công thức Goblin. Công thức đó khiến hắn trở nên điên loạn, dù vậy hắn vẫn cố vật lộn với những hành động của Goblin trong suốt bộ phim. Nhân vật Goblin rất tuyệt vời, với một giọng điệu khôi hài và hét vào dì May (Rosemary Harris) để kết thúc những lời cầu nguyện hàng đêm của bà. Trong bất kỳ bộ phim nào khác sẽ cảm thấy chúng rời rạc nhau nhưng Raimi cố giữ tất cả chúng lại.

Điều làm cho Spider-Man thậm chí còn độc đáo hơn là tính cách của Raimi đã lan rộng khắp toàn bộ bộ phim. Hầu hết các phim siêu anh hùng ngày nay đều che giấu nhà làm phim, thay vào đó chúng ta tìm kiếm các Easter egg và các gợi ý về phim trong tương lai. Spider-Man hoàn toàn không có những điều này. Nó thiết lập phần tiếp theo nhưng chủ yếu về hành trình của anh hùng chứ không “nhá hàng” những nhân vật phản diện trong tương lai hoặc các nhân vật hỗ trợ. Ngoài ra, các Easter egg thay vì làm nổi bật Spider-Man (ngoài các cảnh cameo của Stan Lee), Easter egg lại thuộc về Raimi. Ông giới thiệu chiếc Oldsmobile của mình, cameo của Bruce Campbell – ngôi sao Evil Dead cũng do Raimi chỉ đạo và tính cách của ông xuyên suốt các bộ phim. Khi chúng ta thấy cá tính James Gunn trong Guardians of the Galaxy, điều đáng chú ý là Marvel lại cho phép một đạo diễn “trở nên kì lạ” mặc dù nó vẫn nằm trong phạm vi của Vũ trụ Điện ảnh Marvel.

Cho đến khi màu sắc của Spider-Man vẫn hoàn toàn hợp thời ở thập niên 60 và 70 thì những hiệu ứng hình ảnh và bố cục của nó góp phần tạo nên màu sắc của các bộ phim siêu anh hùng ngày nay. Chỉ việc thực hiện các hành động của Spider-Man thôi đã đòi hỏi VFX tốt nhất vào thời điểm đó. Mặc dù không phải tất cả những hiệu ứng này đều xưa cũ, hầu hết chúng vẫn đáng tin cậy và bộ phim trông vẫn rất hiện đại.

Khi nhìn vào sự khác biệt giữa các bộ phim siêu anh hùng ngày nay và Spider-Man, khó có thể nhìn thấy tác động lâu dài của bộ phim của Raimi và về cơ bản nó đặt ra các quy tắc cần phải bị phá vỡ, tương tự như X-Men của Singer. Cả hai bộ phim đều không được ưa chuộng vào năm 2017 nhưng chúng góp phần đưa những siêu anh hùng đến thực tại, tạo khuôn mẫu cho các bộ phim bom tấn và đặt nền móng cho những bộ phim siêu anh hùng chúng ta thấy ngày nay. Nói cách khác, nếu Spider-Man bị từ chối vào năm 2002, thật khó để tưởng tượng ai khác sẽ thử thực hiện phim siêu anh hùng với sự hài hước và sắc màu. Màu sắc phim được xác định bởi cách giải thích sự phát triển của siêu anh hùng trong X-Men và mong muốn của Christopher Nolan về những câu chuyện siêu anh hùng trên mặt đất trong chủ nghĩa hiện thực. Xét cho cùng, X-Men, Spider-Man và Batman Begins đã tạo nên thể loại siêu anh hùng như chúng ta biết ngày nay.

Spider-Man và những bộ phim siêu anh hùng khác chắc chắn sẽ không bao giờ trở lại với những gì Raimi đã cố gắng tạo nên. Nó quá hân hoan và né tránh sự đổi mới (năm 2002 dường như là năm cuối cùng các siêu anh hùng đọc báo và nói chuyện bằng điện thoại công cộng). Tuy nhiên, tất cả các phim siêu anh hùng đều “nợ” Spider-Man vì không chỉ phá vỡ doanh thu phòng vé mà còn cho thấy một khoảng không nơi các siêu anh hùng mang đến những bom tấn to lớn, đậm nét và đặc biệt.

Nguồn: Collider