2012 – Năm của hoạt hình stop-motion
Tin điện ảnh · HangLuong ·
<p><strong>Moveek</strong> -<span class="Content"><span id="ctl00_ContentPlaceHolder1_Tin_Chi_Tiet_Ver2_1_lblNews_Content" class="Content"> Loại hình <em>stop-motion</em> (thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên bởi hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh) xuất hiện khá sớm, được biết đến đồng thời với sự xuất hiện của cách thức làm phim truyền thống.</span></span></p>
<p>Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, nghệ thuật stop-motion ngày nay đã có được vị trí đặc biệt trong lòng khán giả, được yêu thích bởi nó mang tới cho người xem vẻ đẹp tinh tế, sống động đến từ những chất liệu thật.</p>
<p>Nhưng để làm một phim hoạt hình stop-motion thì không phải dễ, đòi hỏi nhiều thời gian lẫn sự kiên nhẫn, chăm chút của người làm phim. Vậy nên người hâm mộ thường phải chờ đợi một thời gian dài mới có thể thưởng thức được một tác phẩm như thế.</p>
<p>Trong năm 2012, không hẹn mà gặp, có tới 3 tác phẩm hoạt hình stop-motion của những tên tuổi lớn cùng ra mắt. Vì vậy, có thể nói đây là một năm đáng nhớ của các khán giả yêu thích thể loại này.</p>
<p><strong><a href="http://moveek.vn/phim/pirates-band-of-misfits/">1. <em>The Pirates! Band of Misfits</em></a> – Aardman Animations</strong></p>
<p><img class="aligncenter" style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="http://torrentina.net/uploads/posts/2011-10/1318087183_piraty-banda.jpg" alt="" width="425" height="600" /></p>
<p>Nhắc đến <strong>Aardman Animations </strong>là người ta nghĩ ngay tới thể loại stop-motion, với các tựa phim đã quá nổi tiếng như <em>Shaun the Sheep, Chicken Run, Wallace & Gromit</em>… Nhưng đã 7 năm kể từ khi Aardman ra mắt phim truyện stop-motion gần đây nhất của mình là<em> Wallace & Gromit: The Curse of The Were-Rabbit</em> (2005), dù đây là thế manh đã làm nên tên tuổi của hãng. Rõ ràng stop-motion không phải một cuộc chơi dễ dàng, và Aardman cũng đã cố gắng mở rộng lĩnh vực của mình sang hoạt hình máy tính với <em>Flushed Away</em> và <em>Arthur Christmas</em>.</p>
<p><em>The Pirates! </em>đơn giản là câu chuyện về những tên cướp biển nhí nhố với những màn hài hước đậm chất cướp biển. Phim dễ thương đúng kiểu Aardman, cả về tạo hình lẫn sự hài hước dí dỏm đặc trưng của người Anh, cùng với định dạng 3-D đầy hứa hẹn. Đây là một phim rất đáng để chờ đợi.</p>
<p><iframe src="http://www.youtube.com/embed/DxJVHv_bmhk" frameborder="0" width="640" height="360"></iframe></p>
<p><strong><a href="http://moveek.vn/phim/paranorman/">2. <em>ParaNorman</em></a> – Laika Entertainment </strong></p>
<p><img class="aligncenter" style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="http://v1.popcorn-news.ru/upload/_500_600_80_ltP28s.jpg" alt="" width="405" height="600" /></p>
<p><em>ParaNorman</em> là phim truyện dài thứ 2 của Laika sau <em>Coraline</em>. Trở lại năm 2009 khi <em>Coraline</em> ra mắt, bộ phim đã tạo được một ấn tượng khó quên góp phần làm nên tên tuổi cho Laika, vốn trước đó chỉ làm phim quảng cáo. Thành công này thực sự có ảnh hưởng tới định hướng của Laika, khi cuối năm đó Laika tinh giảm một lượng lớn nhân sự của bộ phận hoạt hình máy tính để tập trung vào thể loại stop-motion.</p>
<p>Lần trở lại này, Laika đem đến câu chuyện về cậu bé Norman có thể nói chuyện với các hồn ma, và khả năng này tỏ ra hữu dụng khi một lời nguyền xa xưa trỗi dậy chiếm lấy thị trấn nơi cậu ở. Nếu đã xem trailer của <em>ParaNorman</em>, bạn sẽ thấy thế mạnh về tạo hình từ Coraline tiếp tục được phát huy, cộng với sự hài hước đen tối và những chi tiết gây hứng thú nơi các fan của phim kinh dị kiểu cũ.</p>
<p>ParaNorman cũng sẽ được phát hành với định dạng 3-D.</p>
<p><iframe src="http://www.youtube.com/embed/rv_62S6dS4k" frameborder="0" width="640" height="360"></iframe></p>
<p><strong><a href="http://moveek.vn/phim/frankenweenie/">3. <em>Frankenweenie</em></a> – Tim Burton</strong></p>
<p><img class="aligncenter" style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="http://content6.flixster.com/rtmovie/87/32/87324_gal.jpg" alt="" width="405" height="600" /></p>
<p>Vào năm 1984, <strong>Tim Burton</strong> từng được hãng Disney tài trợ để làm phim ngắn <em>Frankenweenie</em>, nhưng một với cá tính quái dị, Tim Burton đã làm ra một tác phẩm đen tối kì quặc và rốt cuộc bị hãng Disney sa thải. Mỉa mai thay, 28 năm sau cũng chính Disney bỏ tiền đầu tư để Tim Burton làm lại bộ phim này, vẫn đen tối (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen vì đây là một phim đen trắng) nhưng hoành tráng hơn.</p>
<p><em>Frankenweenie</em> kể về cậu bé Victor bị mất chú chó yêu quý Sparky vì một tai nạn xe hơi, đáng sợ ở chỗ sau đó cậu quyết định làm sống lại Sparky bằng sức mạnh của khoa học.</p>
<p>Từng đạo diễn một phim stop-motion khác là <em>Corpse Bride</em> và viết kịch bản cho <em>The Nightmare Before Christmas</em>, lần trở lại này của Tim Burton với <em>Frankenweenie</em> hứa hẹn sẽ không kém phần cá tính như những bộ phim khác của ông.</p>
<p><iframe src="http://www.youtube.com/embed/XBfcGLBJ2Uc" frameborder="0" width="640" height="360"></iframe></p>
<p style="text-align: right;"><strong>Hằng Lương</strong></p>