Fast and Furious - Chặng đua dài 14 năm và còn nữa
Tin điện ảnh · Moveek ·
Furious 7 đã chính thức vượt mốc 1.5 tỷ USD và đưa tổng doanh thu của thương hiệu này lên 4 tỉ USD.
Furious 7 đã chính thức vượt mốc 1.5 tỷ USD và đưa tổng doanh thu của thương hiệu này lên 4 tỉ USD.
Vậy tại sao chỉ từ một bộ phim đua xe hạng B kinh phí thấp với dàn diễn viên không mấy tên tuổi thời bấy giờ (2001), Fast and Furious lại trở thành một thương hiệu toàn cầu với một số lượng fan đông đảo như ngày nay. Và với Furious 8 ra mắt năm sau (2017) chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường của Fast and Furious.
The Fast and The Furious (2001)
The Fast and The Furious ra đời vào thời điểm mà Hollywood chưa thực sự có nhiều phim về đua xe và Vin Deisel là một cái tên đang lên thời điểm đó sau thành công của Giải Cứu Binh Nhì Ryan hay Pitch Black. Với dàn diễn viên trẻ tiềm năng như Paul Walker, Michelle Rodriguez hay Jordana Brewster cùng nội dung giàu tính giải trí, The Fast & the Furious đã trở thành hiện tượng phòng vé của năm 2001. Hãng Universal đã thu về tới hơn 200 triệu USD so với kinh phí ban đầu chỉ có 38 triệu USD. Đây không chỉ là khởi đầu cho một loạt phim hành động tiềm năng mà còn là bước đột phá trong sự nghiệp của Vin Diesel và Paul Walker.
2 Fast 2 Furious (2003)
2 Fast 2 Furious có một tiêu đề chơi chữ độc đáo mới lạ nhưng có lễ đây là phần phim yếu nhất khi mà nó không có sự xuất hiện của Vin Deisel lẫn đạo diễn phần 1 là Rob Cohen. Và một mình Paul Walker khó mà gánh cả phim. Phim bị nhận liên tiếp 2 giải mâm xôi vàng (giải ngược lại với Oscar).
The Fast and The Furious: Tokyo Drift (2006)
Tokyo Drift ngoài việc giới thiệu nhân vật Han mà chúng ta vô cùng yêu mến ở các phần phim kế tiếp, phim như một sự lạc lõng với cả series. Chúng ta có cảm tưởng nhà sản xuất đã tìm ra một kịch bản phim về đua xe rồi cho cái tên Fast and Furious vào để kiếm doang thu. Phim không thực sự thành công về doanh thu.
Fast and Furious (2009)
Tên loạt phim đã được rút gọn xuống còn Fast and Furious và với sự trở lại của Vin Diesel đã mang lại những điều thành công mà người hâm mộ yêu thích từ phần: xe đẹp, người đẹp, tình nghĩa giữa Dom và Bryan. Tuy không được đánh giá cao về chuyên môn nhưng lại thành công về mặt doanh thu.
Fast Five
Đến Fast Five là lúc thương hiệu phim đã được phủ sóng toàn cầu. Phim có thêm một ngôi sao mới nổi khác đó là The Rock, khán giả không cần xem 4 phần trước vẫn có thể hiểu được phim. Tuy không còn tập trung vào phong cách đua xe đường phố mà theo kiểu những vụ cướp thế kỉ, những cảnh hành động điên rồ và khó tưởng như cướp xe trên tàu, kéo két sắt ở cuối phim vô cùng ảo tưởng.
Fast and Furious 6 và 7
Phần 6 và 7 tiếp nối thành công trên tinh thần Fast Five khi chúng ta có xe tăng, xe lật, xe dù,xe bay, máy bay...Đem lại khoảnh khắc giải trí cực cao cho khán giả.
Cả 7 phần phim đều có một cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, dễ theo dõi. Phim không cố tỏ ra nguy hiểm, động cơ của nhân vật luôn luôn là bảo vệ gia đình, bạn bè, những người thân yêu chứ không phải là những kế hoạch viễn vông cứu lấy thế giới này nọ.
Những cảnh hành động trong phim đều là sự hợp tác của một tập thể những con người bình thường vượt qua giới hạn làm những việc không tưởng, họ trêu đùa nhau và gắn bó thêm với nhau qua các cảnh hành động đó.
14 năm, có lẽ là một hành trình không quá dài nhưng nó đủ để Fast and Furious sống mãi trong lòng khán giả và đặc biệt đó chính là người hùng cùa chúng ta Paul Walker. Và hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục chào đón những phần tiếp theo (8,9,10) và thậm chí là 11 của thương hiệu phim đình đám này.
Cùng nhìn lại những cảnh hành động xuất sắc nhất của Fast and Furious:
Nguồn: Danh Tomorrow