Hello Cô Ba cười kiểu bình dân
Tin điện ảnh · HangLuong ·
<p class="Normal">Với thời lượng 90 phút, 'Hello Cô Ba' của Phước Sang chỉ là một chuỗi các màn tấu hài được chắp vá thông qua cốt truyện đơn giản, mang đến tiếng cười dễ dãi, 'cù lét' khán giả.</p>
<p class="Normal">Bộ phim hài Tết do Phước Sang đầu tư quy tụ một loạt diễn viên nổi tiếng của làng sân khấu, kịch hài như: Hoài Linh, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Kiều Mai Lý, Phi Nhung, NSƯT Việt Anh, Bảo Châu, Huỳnh Anh Tuấn, Mạnh Tràng, Bé Ben… Ngoài ra, lực sĩ Phạm Văn Mách, một tên tuổi của thể hình Việt Nam và được chú ý sau cuộc thi <span class="Normal">Cặp đôi hoàn hảo</span>, cũng <span class="Normal">tham gia vai nhỏ</span> trong phim.</p>
<p class="Normal">Với ngần ấy nghệ sĩ, bộ phim được hy vọng sẽ mang đến tiếng cười sảng khoái, thú vị cho khán giả dịp Tết Nhâm Thìn.</p>
<p align="center"><img src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/18/de/kim-thu-8.jpg" alt="Từ trái qua: Hiếu Hiền (vai thằng đần) và Kim Thư (vai Lành, vợ tư Lặn" width="495" height="360" align="middle" border="1" /></p>
<p align="center">Từ trái qua: Hiếu Hiền (vai thằng đần) và Kim Thư (vai Lành, vợ tư Lặn) trong phim.</p>
<p class="Normal">Trước khi phim ra mắt, nhà sản xuất Phước Sang cho biết, nhân vật Tư Lặn trong kịch bản vốn được viết "đo ni đóng giày" cho Hoài Linh từ năm trước. Tuy vậy, năm 2010, Hoài Linh bận tham gia <em><span>Bóng ma học đường</span></em>. Vì thế, đến năm nay, phim mới được khởi quay. Với vai này, lần đầu tiên Hoài Linh thể hiện <span class="Normal">khả năng giả gái</span> của anh trên màn ảnh rộng.</p>
<p class="Normal" align="left">Nội dung phim <em>Hello cô Ba </em>xoay quanh câu chuyện về anh chàng Tư Lặn (danh hài Hoài Linh) hiền lành, chất phác, có cuộc sống gắn liền với miền thôn quê. Một lần vô tình nhìn thấy Lành (Kim Thư diễn) tắm, Tư Lặn bị té giếng. Sau này, Lành trở thành vợ anh, nhưng cú té khiến Tư Lặn bỗng dưng có khả năng làm mái tóc của mình tự "dựng đứng". Với biệt tài này, Lặn có thể tiên đoán như thần những sự việc đã, đang và sẽ xảy ra với mọi người xung quanh. Biệt tài này đẩy Tư Lặn vào con đường trở thành "cô Ba" bói toán, từ đó dẫn đến nhiều chuyện rắc rối và những tình huống tréo ngoe, dở khóc dở cười.</p>
<p class="Normal" align="left"><span style="color: #3f3f3f;"><strong>Với một cốt truyện đơn giản, dễ hiểu như thế, những gì diễn ra trong 90 phút phim khiến không ít khán giả có thể dễ dàng bật cười, nhưng sau đó cảm thấy chưa thật thỏa mãn. </strong></span></p>
<p class="Normal" align="left">Hoài Linh được xem là "con át chủ bài" của phim với nhiều màn giả gái được đầu tư trang phục rất cầu kỳ: nữ hoàng Ai Cập, <span class="Normal">minh tinh Marilyn Monroe</span>, <span class="Normal">công chúa Ấn Độ</span>. Tuy vậy, phần do tuổi tác, phần do kỹ thuật hóa trang kém, tạo hình nhân vật của anh không đẹp, khuôn mặt bộc lộ sự mệt mỏi, già cỗi. Dù bản thân Hoài Linh và tên tuổi của anh cũng đã là một "thương hiệu cười", anh chưa cho thấy nét diễn gì mới qua vai Tư Lặn được viết riêng cho mình. Đó vẫn chỉ là những mảng miếng hài cũ kỹ, quen thuộc được Hoài Linh "xào nấu" lại.</p>
<p align="center"><img src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/18/de/hoai-linh-to.jpg" alt="Tạo hình giả gái của Hoài Linh khiến anh trông trở nên già nua, cằn cỗi." width="495" height="371" align="middle" border="1" /></p>
<p align="center">Tạo hình giả gái của Hoài Linh khiến anh trông già nua, cằn cỗi.</p>
<p class="Normal" align="left">Cùng tuyến nhân vật chính với Hoài Linh là Tấn Beo. Cả hai nghệ sĩ đều dùng những "chiêu" thường thấy ở các tiểu phẩm hài nhảm, nhan nhản hiện nay trên các sân khấu. Vẫn những câu đùa tếu táo, kiểu "đối đáp lượm liền", Hoài Linh - Tấn Beo tạo thành cặp diễn "cù lét" khán giả ở các màn: cả hai cắt máu ăn thề dưới gầm cầu, Tư Lặn uốn éo trong các vũ điệu còn Châu Lợi Nhuận (Tấn Beo diễn) chèo kéo bà con bói toán, cả hai tháo chạy khi bị kẻ thù truy đuổi... Cả khán phòng khoảng hơn 2.000 khán giả tại Nhà hát Hòa Bình buổi chiếu ra mắt phim liên tục cười rộ lên mỗi khi cặp diễn này tung hứng với nhau.</p>
<p class="Normal" align="left">Nắm bắt được tâm lý dễ bị chọc cười của khán giả nhất là trong không khí vui tươi của dịp Tết, nhà sản xuất và đạo diễn phim đã lợi dụng triệt để các chiêu khiến người xem bật cười. Đó có thể chỉ đơn giản là cái nghệch mặt và cử chỉ ngớ ngẩn của thằng đần do Hiếu Hiền thể hiện, vẻ hung dữ cường điệu của anh chàng thiếu gia (Lương Thế Thành đóng) hay cú phóng dao "dạy chồng" của vợ Tùng Đồ cổ do Phi Nhung thể hiện... Tất cả đều có thể khiến mọi người cười được, để rồi tiếng cười ấy trôi tuột mà khó đọng lại được điều gì mới mẻ, xúc cảm.</p>
<p class="Normal" align="left">Điểm khiến người xem thấy khó chịu là nhà sản xuất cho quảng cáo thương hiệu thái quá trên màn ảnh. Một nhãn hiệu kẹo cao su xuất hiện liên tục trên phim khiến khán giả thấy phản cảm.</p>
<p class="Normal" align="left">Điểm sáng nhất của phim là khả năng diễn hài của Kim Thư. Thoát khỏi hình ảnh tiểu thư đài các, bà mẹ 2 con thể hiện khá tốt hình ảnh ngờ nghệch của cô gái miền sông nước. Cảnh diễn cầm trái me nhai tóp tép lúc mang bầu được khán giả cười ồ và khen ngợi cô diễn xuất thần. Cảnh Lành vác bụng leo cây cũng là chi tiết cười đáng nhớ. Kim Thư chia sẻ vui: "Mang bầu không khó, nhưng mang bầu ngu ngơ, 'khùng khùng' mới khó".</p>
<p align="center"><img src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/18/de/hoai-linh-8.jpg" alt="Khán giả có thể dễ dàng cười với " width="495" height="329" align="middle" border="1" /></p>
<p align="center">Khán giả có thể dễ dàng cười với "Hello Cô Ba" nhưng khó đọng lại cảm xúc rõ ràng về một thông điệp từ bộ phim.</p>
<p class="Normal" align="left">Phước Sang từng khẳng định: "Làm phim hài, nhất là phim mùa Tết, chúng tôi đã xác định ngay từ đầu đối tượng khán giả của mình là đại chúng. Vì vậy, nếu có một vị giáo sư hoặc một nhà phê bình nào lỡ mua vé vào rạp rồi sau đó thấy phim nhảm, mì ăn liền' thì đó là việc ngoài tiên liệu của chúng tôi".</p>
<p class="Normal">Nhà sản xuất này cho rằng, khi làm phim dù nhấn mạnh mục đích giải trí, anh đều có cài thông điệp nhân văn. Thông điệp ấy đến với khán giả thế nào tùy cảm nhận của từng người. Với <em>Hello Cô Ba</em>, khán giả, nhất là khán giả miền Tây, có thể cảm thấy dễ chịu với hình ảnh nông thôn, nông dân, làng quê, đồng ruộng, những con người chân chất. Tuy vậy, cách kể chuyện của phim còn quá dài dòng, cũ kỹ, tiết tấu chậm, kỹ thuật chuyển cảnh phim kém...</p>
<p class="Normal">Nếu tiếp tục đi theo con đường làm phim nhựa kiểu tấu hài, Phước Sang đã chấp nhận "chơi với con dao hai lưỡi". Bởi dù là tiếng cười bình dân, với tốc độ phát triển của điện ảnh trong nước hiện nay, thị hiếu của khán giả ngày càng cao và sự chọn lọc nhu cầu giải trí ngày càng khắt khe. Vì vậy, để có thể tồn tại và nhận được sự ủng hộ từ người xem, nhà làm phim phải biết tự vượt lên chính mình hơn là chạy theo nhu cầu, thị hiếu đại chúng.</p>
<p style="text-align: right;">Theo <em>VnExpress</em></p>