Miss Saigon - Dù chưa thích nhạc kịch nhưng bạn nhất quyết phải xem

Đánh giá phim · NeroHuynh ·

Nhạc kịch là thứ vẫn còn rất rất mới mẻ với người Việt Nam. Dường như chả mấy thích xem diễn viên chả thèm nói năng gì mà chỉ toàn hát với hát.

Nhạc kịch là thứ vẫn còn rất rất mới mẻ với người Việt Nam. Dường như chả mấy thích xem diễn viên chả thèm nói năng gì mà chỉ toàn hát với hát.

Nhưng nhận định như vậy thì có vẻ hơi đáng tiếc. Không phải tự nhiên mà Broadway bên Mẽo hay nhạc kịch ở các đất nước trời Tây lại đứng vững và trở thành một nền văn hóa lâu đời đến vậy. Dù cho phim ảnh có lớn mạnh đến như thế nào đi chăng nữa thì nhạc kịch vẫn luôn có vị thế của nó, bất di bất dịch. Chứ không như ở Việt Nam, các diễn viên kịch thi nhau bỏ sấn khấu chạy tới phim trường để rồi diễn không ra cái gì, còn kịch nói thì chết dần chết mòn.

Cơ mà nói tiếp về Miss Saigon, đây là một vở nhạc kịch nói về cuộc sống của một cô gái 17 tuổi tên Kim từ quê bôn ba lên Sài Gòn và trôi lạc vào một "ổ chứa" chuyên phục vụ bọn lính Mỹ. Kim gặp Chris - một quân nhân người Mỹ và cả 2 thực sự có tình cảm với nhau. Khi VNCH xụp đổ thì cũng là lúc lính Mỹ rút về nước. Chris cũng không thể ở lại và cũng không cách nào mang Kim theo. Người phụ nữ ấy phải đơn độc nuôi con.

Rồi cuộc sống đưa đẩy, Kim và con tìm cách vượt biên để mong đến được Mỹ hội ngộ Chris. Chuyện cần đến cũng đã đến, Kim đã gặp Chris nhưng không phải ở Mỹ mà là ở Thái Lan, Kim đã gặp Chris nhưng không hạnh phúc như cô nghĩ mà lại đầy đau đớn... Chris giờ đây đã hạnh phúc bên người vợ vô cùng tuyệt vời. Cô ấy tuyệt đến nỗi đối mặt với Kim - mẹ của con trai chồng mình nhưng vẫn hòa nhã từ trong tâm.

Sự việc trở nên vô cùng rối ren và thương tâm. Kim không thể có được người đàn ông mình yêu thương, nhưng cô muốn con trai của mình phải có một cuộc sống tốt đẹp hơn, chứ không phải lớn lên trong một cái ổ chứa. Kim đã tự vẫn bằng chính khẩu súng mà Chris đã để lại làm tin khi rời xa cô.

Miss Saigon là góc nhìn của người Mỹ về con người Việt Nam và về xã hội Việt Nam những năm trước và sau khi giải phóng. Không thể bàn đến việc họ nhìn nhận có đúng hay không vì mình chưa từng trải qua hay chứng kiến những sự kiện thật sự diễn ra lúc bấy giờ. Nhưng phải công nhận góc nhìn của họ đầy tính nhân văn và thực tế.

Người Mỹ không cho Việt Cộng là xấu xa khi đưa họ vào vở kịch nói về thất bại của họ. Không hạ thấ dân ta khi đặt người Việt Nam cạnh người Mỹ.

Lời thoại, à lộn... lời bài hát trong phim này đơn giản dễ nghe dễ thấm, diễn viên vừa ngân lên là nổi da gà da vịt lên ngay. Noi chung là xem rất phê, thấm tới tim gan phèo phổi luôn.

Cơ mà nhạc kịch về người Việt Nam nhưng chỉ toàn người Philippin đóng không à. Nhiêu đó cũng đủ thấy mình tụt hậu rồi... một vở nhạc kịch nói về người Việt nhưng lại chẳng có người Việt nào cả.

P/s: trong hình có anh "Đại Chim Sẻ" của Game of Thrones, ông vào vai Enginner - tú ông của Kim hồi những năm 1989 khi vở kịch này được công diễn, và 25 năm sau nó lại đươc hồi sinh.