13 Reasons Why - Những khác biệt giữa phim và tiểu thuyết
TV Series · Tin điện ảnh · Trissica_Jonkers ·
Vào năm 2007, Jay Asher cho ra cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn: 13 Reasons Why (tựa Việt: 13 Lí do Tại sao), đã khiến cho toàn thế giới sửng sốt và gây tranh cãi mạnh vào thời điểm đó.
Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nhiều chi tiết trong phim. Bạn đọc hãy cân nhắc.
Vào năm 2007, Jay Asher cho ra cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn: 13 Reasons Why (tựa Việt: 13 Lí do Tại sao), đã khiến cho toàn thế giới sửng sốt và gây tranh cãi mạnh vào thời điểm đó. Câu truyện bắt đầu sau kết thúc của một cô gái 17 tuổi – Hannah Baker, với 13 cuốn băng cô gửi cho những người có liên quan đến lí do vì sao cô chọn con đường này. Quyển này đã nằm trong danh sách “Tiểu Thuyết Bán Chạy Nhất của tờ New York Times” trong hàng tuần liền và nó vẫn luôn nằm trong hàng Top của thể loại truyện này, ngay cả khi thị hiếu của khán giả đã chuyển hướng về Siêu Nhiên, Thần Thoại (như Twilight, Warm Bodies, …). Chưa kể, các nhà phê bình luôn dành các lời khen hết mực dành cho cuốn sách, nhất là cách Jay Asher xử lí với vấn đề trầm cảm và tự tử. Như đã nói trong bài đánh giá cuốn tiểu thuyết của nhà văn trẻ tuổi Hannah Moskowitz – người từng đạt nhiều giải giải thưởng về văn học:
“Chính tiêu đề của cuốn sách khiến tôi thấy thiếu sót; bạn không giết mình vì vài lí do, bạn tự tử vì có gì đó trong não bạn đang cào cấu và sẵn sàng hút ra bất cứ ý nghĩ gì quý giá mà bạn từng có, và tôi chưa bao giờ chứng kiến cái thứ ấy trong Hannah.”
Tuy nhiên, điều làm cho cuốn sách trở nên thu hút lại bị lu mờ với nhu cầu tạo ra các tình tiết gây cấn, giật gân một cách thoái hóa từ tác giả. Ý tưởng của Asher không tệ, nhưng ông vẫn còn khá nhiều thiếu sót.
Bây giờ, 13 Reasons Why đã được Netflix chuyển thể thành series cùng tên, với một đội ngũ biên kịch hùng mạnh, bao gồm nhà văn từng đạt giải Putlizer: Brian Yorkey, đạo diễn / biên kịch từng đạt giải Oscar Tom McCarthy (Spotlight), và tất nhiên, Selena Gomez, với vai trò biên kịch độc quyền. Trong một buổi phỏng vấn với tờ New York Times, Yorkey và Gomez (cùng mẹ của Selena, Mandy Teefey, cũng là biên kịch độc quyền của phim) đã lí giải việc chuyển thể quyển sách thành một series thay vì một bộ phim lẻ:
- Một trong những lí do không thể phát triển thành phim là vì không có đủ thời gian để kể câu chuyện của tất cả 13 người và giải thích vì sao họ làm việc đấy. [Brian] đã có thể khiến cho mọi người có góc nhìn đa chiều về từng nhân vật, và vì vậy, ở một góc độ nào đó, bạn sẽ cảm thấy thương họ hơn. Và cả nếu thành phim, quá ngắn, thiếu thời gian, và vì vậy Hannah chỉ giống như một cô gái trong Mean Girls.
- Thứ hai, cuốn sách lấy bối cảnh một buổi tối và dành hầu hết thời gian kể chuyện về cuộc đời của Hannah trong quá khứ. Vậy là Netflix kéo thành nhiều đêm... và ngày, một phần là để Hannah như thể còn đang sống và phù hợp với không khí của một series.
Và chính sự mở rộng về thời gian và không gian này, bộ phim đã được cải thiện rất nhiều từ cuốn tiểu thuyết; những bài học, có phần ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn, và đa chiều hơn; trong khi cuốn sách chỉ dựa trên lời kể của Hannah để chỉ điểm những đối tượng “con Bitch” hay “Soái Ca”, … khiến cho ta cảm thấy có phần tiêu cực và phiến diện.
Series cũng giúp cho nhân vật Hannah (Katherine Langford) và cả những “ngôi sao” trong từng cuốn băng có vai trò lớn hơn là “nạn nhân” và “thủ phạm”. Khán giả có cảm nhận riêng về từ nhân vật, qua các hành động và câu nói của từng người; không phải chỉ qua lời của Hannah như trong sách. Series bổ sung thêm nhiều tầng nghĩa, nhiều mặt và bối cảnh trong từng câu truyện của Hannah.
Clay (Dylan Minnette), nhân vật chính bên cạnh Hannah. Trong sách, Clay không khác gì một thằng con trai 16 tuổi đơn giản, dịu dàng, hiền dịu. Anh cảm nắng cô từ truyện ra phim, nhưng trong phim, anh dường như chả có tương tác gì với Hannah trước khi cô chết. Trong series, anh vẫn là một cậu nhóc tốt tính, nhưng đã đa chiều hơn, anh lo lắng, kì quặc, cô đơn và luôn phải vật lộn với chính mình sau cái chết của Hannah, không biết gì là thật, gì là giả. À… và ta không thể không nhắc đến cảnh Clay *ấy ấy* trước ảnh “2 cô gái hôn nhau” chứ.
Nhưng thay vì để Clay dằn vặt bản thân mình đã làm gì để góp phần đẩy Hannah vào đường cùng (nhờ câu nói “ai cũng có lỗi, ai cũng góp phần quăng shit vào đời Hannah, đẩy cô vào chỗ chết”); cuốn tiểu thuyết đã nhanh chóng khẳng định Clay chỉ là một chàng trai tốt, chỉ có tốt khi để Hannah khăng khăng Clay chính là kẻ tốt duy nhất trong câu chuyện thấm đẫm nước mắt này, khiến cho truyện nhẹ nhàng hơn hẳn với Clay.
Ngoài cặp đôi Clannah, những cặp trong series đa dạng hơn trong quyển sách mấy trăm trang nhiều. Trong quyển sách của Asher, chủng tộc và giới tính không hề rõ ràng cho bất cứ nhân vật nào, nhưng sereis đã thêm màu sắc vào, không chỉ diễn viên da màu, Latin, châu Á, … mà còn có cả nhiều nhân vật LGBTQ nữa chứ, nổi bật nhất là Courtney, người mà sự chối bỏ giới tính của mình chính là một trong những nguyên nhân VÌ SAO.
Độ dài của mỗi tập phim cũng khiến cho cuốn tiểu thuyết 300 trang trở nên bớt “mệt mỏi”. Ta có thời gian nghỉ giữa mỗi tập phim, hình tượng rõ ràng của bối cảnh mỗi cuốn băng. Nó không khiến ta cảm thấy gượng ép hay nghĩ về việc cô làm cuốn băng này là để trả thù, giúp cho mạch truyện được truyền tải tự nhiên, cảm thấy giống câu truyện trước giờ ngủ hơn. Và qua những điểm này, một đống gỗ kia chỉ đáng tuổi… mèo với những file mp4 và hiệu ứng kia thôi.
13 Lí do Tại sao cả sách và truyện đều phải giải quyết vấn đề về văn hóa Mỹ – nơi mà những câu chuyện bắt nạt học đường, kẻ yếu trả thù đã được nhào đi nhào lại cả chục lần. Trên những trang giấy, Hannah chả khác gì một bóng ma, đứng sau đầu dây bên kia của chiếc tai nghe của người đang nghe lại câu chuyện trong các băng cassette. Nhưng ta có thấy câu chuyện đời thật của Hannah? Những gì cô không kể? Những khó khăn khác cô phải đối mặt trong đời? Trên màn hình máy tính, Hannah hiện lên như một cô gái 17 tuổi tràn đầy sức sống, cũng phải đối mặt với những vấn đề tương lai, gia đình, … như bao cô cậu khác. Kathryn VanArendonk đã nói về phim trên Vultrue:
“Đây không phải là câu chuyện về “thế giới chống lại một cái xác chết bí ẩn”, mà là cả thế giới đang nghe theo Hannah như ý nguyện, theo chân Hannah, và phải dằn vặt chính mình trong việc làm thế nào để tôn trọng và thẩm thấu câu truyện này”.
13 Lí do Tại sao không phải là một cuốn sách hay. Đó chỉ là nỗ lực truyền tải một câu chuyện “gượng ép” về nạn bạo lực học đường – một vấn nạn khá nóng bỏng trong vòng 10 năm nay; cộng thêm việc thêm thắt vào quá nhiều tình tiết “gây cấn” và “bí ẩn” quá vô lí, series buộc phải làm tốt được những việc này. Và may mắn thay, series nhận những giá trị cốt lõi từ quyển sách, và biến nó thành một câu truyện hơn cả mong đợi. Đó là một câu truyện nổi bật, không hoàn hảo, nhưng đủ hoàn hảo, để khắc họa cuộc sống của những cô cậu thiếu niên, đủ để hiểu ra vấn đề của cuốn tiểu thuyết, và hoàn thiện nó, giúp cho Hannah và chính câu truyện của cô tự do và sâu sắc hơn.
13 Reasons Why đang được phát sóng trọn bộ trên đài Netflix.
Nguồn: Screen Rant