Phim tư nhân Nhật Bản - Con diều gặp gió

Góc Nghệ Thuật · Hoanglong1610 ·

Nếu đó là con đường khả dỉ ngắn nhất và duy nhất cho những giấc mơ của mình được chắp cánh, liệu bạn có dám thử thách chính mình không?

Nếu những con số là tiêu chí duy nhất để đánh giá sự thành công, thì lĩnh vực phim tư nhân đang ăn nên làm ra ở Nhật Bản. Chỉ trong năm ngoái, ở Nhật Bản đã có 610 bộ phim nội địa được phát hành. Đa số các bộ phim này chỉ được trình chiếu ở một số khu vực nhất định ở Nhật, tuy nhiên ít ra một số bộ phim cũng đã được nhà sản xuất công chiếu; điều mà thậm chí ở những khu vực phát triển hơn của ngành công nghiệp điện ảnh như Hollywood với những quy tắc và luật lệ về sản phẩm nghệ thuật khá nghiêm ngặt không thể có được và điều đó đã vô tình đẩy lĩnh vực này lên bờ vực nguy hiểm.

Adam Torel – nhà sản xuất kiêm nhà phân phối, có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản, người sở hữu một trong những bộ phim hit của năm 2016 - Lowlife Love - gọi Nhật Bản là thiên đường cho những nhà sản xuất phim độc lập.

Ở Anh Quốc, thậm chí những bộ phim có mức đầu tư kinh phí khá cũng bất khả thi trong việc có được suất công chiếu do thiếu đi sự kiểm duyệt (cả bản phim điện ảnh và phim trình chiếu công cộng). Chính Torel cũng sỡ hữu một công ty đại diện ở Anh Quốc mang tên Third Windows Films.

Ở Nhật vẫn có những yêu câu kiểm duyệt khá gắt gao để những sản phẩm được phép phát hành phải là những sản phẩm thật chất lượng. *Ở Nhật chúng tôi có những yêu cầu kiểm duyệt phù hợp hơn với văn hóa cho phép những sản phẩm phát hành táo bạo và có những thông điệp mạnh mẽ hơn.* Thêm vào đó là việc VOD (video on demand – xem phim theo yêu cầu) và Netflix (một ứng dụng cho người dùng xem phim trên TV có kết nối Internet) chưa thực sự được người dân ủng hộ nên thị trường băng đĩa vẫn phát triển mạnh mẽ.

Một yếu tố nữa khiến thị trường phim này phát triển mạnh mẽ ở Nhật là do ở đây có rất nhiều những “rạp phim mini” tại nhà trình chiếu những bộ phim tư nhân; cho dù đó chỉ là một bộ phim trị giá $5000 của học sinh cũng được trình chiếu không chỉ một hai ngày mà có thể một hai tuần.

Lowlife Love của Torel cũng đã được trình chiếu hàng tháng trời khắp cả nước trước khi được trình chiếu vào tháng 4/2016 với sự xuất hiện của đạo diễn Uiji Ichida và các ngôi sao của bộ phim tham dự buổi trình chiếu.

Một yếu tố nữa có thể giải thích cho sự phát triển của ngành phim độc lập trong thế kỷ này đó là “Gây quỹ cộng đồng”. Hình thức gây quỹ này từng bị nhạo báng và chê bai trong ngành công nghiệp điện ảnh như một kiểu “ăn xin” cho các dự án không có vốn; nay lại trở thành công cụ và chiến lược chính cho những nhà làm phim Nhật Bản tìm kiếm cơ hội hiện tại.

Một ví dụ điển hình và kinh điển – bộ phim hoạt hình In This Corner of the World của tác giả Sunao Katabuchi kể về cuộc sống của một cô gái trẻ tuổi trước và sau chiến tranh. Katabuchi đã phải đấu tranh hàng năm trời cho tác phẩm con cưng của mình được công chiếu, đằng sau là những lời chê bai và từ chối rằng bộ phim này hoàn toàn không có tính thương mại. Tuy nhiên sau khi tác phẩm được liệt kê trong danh sách của những dự án được gây quĩ thì phản ứng của cộng đồng là rất mạnh mẽ. Chỉ sau 8 ngày bộ phim thu về $184.000 và vào tháng 11 bộ phim được phát hành trên 63 rạp phim mini ở Tokyo và toàn nước Nhật. Vào cuối tháng 3, bộ phim đã thu lợi nhuận hơn $23 triệu và đồng thời đoạt được một giải thưởng nội địa cho riêng mình.

Thế nhưng trái lại, Taro Maki với vai trò nhà sản xuất chia sẽ rằng “Rất khó để làm phim với gây quỹ cộng đồng". Khi nhìn vào những con số thực tế, bộ phim In This Corner of the World với kinh phí $2,3 triệu, vượt xa số tiền có thể có được từ những nhà hảo tâm. Gây quỹ cộng đồng thực sự có ích khi tìm được nguồn tiền mặt để duy trì hoạt động của các thành viên và chỉ đủ để làm bản demo.

Với mục đích tìm kiếm thêm những giải pháp tối ưu, những đạo diễn, nhà sản xuất và những người làm trong ngành phim độc lập này đã tổ chức một buổi hội thảo “Independent Film Guild” - IFG. Hiện nay đã có hơn 160 thành viên tham gia vào cộng đồng này để thiết lập một mạng lưới, chia sẽ thông tin và kinh nghiệm cũng như giúp đỡ cho những đứa con tâm huyết của mình được ra đời.

Nhà đồng sáng lập của IFG, Koji Fukada có đồng quan điểm khi cho rằng phụ thuộc quá nhiều vào quỹ cộng đồng sẽ rất nguy hiểm đối với ngành điện ảnh Nhật Bản khi những bộ phim đó chỉ có tính chất vi mô, nhỏ lẻ. Sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản đối với điện ảnh nước nhà cũng chưa thực sự thỏa đáng khi ngân quỷ chỉ có vỏn vẹn 18 triệu đô. Fukada cho biết “Khoảng cách là quá lớn nếu so sánh với Hàn Quốc và Pháp”.

Và cho dù nếu họ thực sự muốn tận dụng nguồn quỹ này thì các nhà làm phim phải dành hàng tuần thậm chí hàng tháng để công khai và thuyết phục cho dự án của mình trên sân khấu hoặc những sự kiện cá nhân.

"Quan trọng nhất là việc phải chu du qua nhiều tỉnh thành, vừa thu hút khán giả, vừa tạo ra một cộng đồng fan cho bộ phim và đồng thời tìm kiếm những nhà tài trợ tiềm năng. Và để làm một bộ phim bạn ấp ủ, bạn phải nuôi dưỡng, theo đuổi và đấu tranh vì nó ngày qua ngày".

Có vẻ không giống với Thiên Đường cho các nhà làm phim một chút nào nhỉ? Nhưng nếu đó là con đường khả dỉ ngắn nhất và duy nhất cho những giấc mơ của mình được chắp cánh, liệu bạn có dám thử thách chính mình không?

Nguồn: Variety