[REVIEW] Dogani – Với tôi, thế này gọi là bom tấn

Đánh giá phim · Moveek ·

Bạn định nghĩa như thế nào là một bộ phim bom tấn? Cảnh quay đẹp ư? Kĩ xảo hoành tráng và hào nhoáng? Còn diễn xuất của diễn viên? Câu chuyện của biên kịch thì sao? Những gì mà câu chuyện truyền tải tới thì như thế nào?

Chúng cháu đã biết chúng cháu không khác gì những người khác. Chúng cháu cũng đáng được trân trọng”.

Bạn định nghĩa như thế nào là một bộ phim bom tấn? Cảnh quay đẹp ư? Kĩ xảo hoành tráng và hào nhoáng? Còn diễn xuất của diễn viên? Câu chuyện của biên kịch thì sao? Những gì mà câu chuyện truyền tải tới thì như thế nào?

Với tôi, bom tấn đơn giản lắm. Tôi không cần kỹ xảo hoành tráng, không cần sự hào nhoáng. Tôi cần một câu chuyện có bài bản, một nhóm diễn viên có diễn xuất và một đội ngũ làm phim có tâm. Còn cái quan trọng nhất là bộ phim đi vào lòng người. Đối với tôi, đấy chính là bom tấn.

Dogani không phải bom tấn đối với nhiều người, nhưng với tôi đây là một bộ phim bom tấn có tâm và là tượng đài trong khái niệm "based on the true story”.

Kịch bản của bộ phim dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên của tác giả Gong Ji Young và quyển tiểu thuyết này đã được nam diễn viên Gong Yoo tìm hiểu trong quá trình nhập ngũ. Sau khi xuất ngũ, anh đã liên hệ với tác giả và mong ước mang nó lên màn ảnh. Bản thân của quyển tiểu thuyết này kể lại một sự việc tương tự như nội dung phim.

Câu chuyện kể về một nhóm trẻ khuyết tật bị lạm dụng trong chính ngôi trường của mình bởi chính những người có chức, có quyền, được người người kính trọng. Kang In Ho là một giáo viên chuyên dạy những đứa trẻ khuyết tật, vì hoàn cảnh gia đình, anh chuyển đến Mujin giảng dạy (địa danh đã được hư cấu).Tại đây, anh khám phá ra một bí mật vô cùng động trời có liên quan đến Ban Giám hiệu nhà trường và các học sinh. Những đứa trẻ đáng thương ấy đã bị hành hạ, đối xử tệ bạc, thậm chí là lạm dụng tình dục bởi chính những con người đứng đầu của ngôi trường. Sau khi phát hiện sự thật và hiểu được lý do tại sao những đứa trẻ đó lại sợ hãi và xa lánh mình, anh đã cùng Seo Yoo Jin (do Jung Yu Mi thể hiện) đứng lên đem sự thật này phơi bày ra ánh sáng. Vào thời đó, pháp luật vẫn còn quá lỏng lẻo, vụ án khép lại khiến cho rất nhiều rất nhiều người phẫn nộ.

Hào quang của bộ phim không phát ra từ Gong Soo hay Jung Yu Mi, nó phát ra từ ba diễn viên nhí thể hiện những đứa trẻ bị lạm dụng. Không hề có bất kỳ lời thoại nào, tất cả được thay bằng thái độ, cử chỉ, và khẩu ngữ. Ba đứa trẻ đó chỉ sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và ánh mắt để phô bày cho người xem thấy được những tội ác của những tên cầm thú đội lốt con người kia. Tôi không có ý nói diễn xuất của Gong Yoo và Jung Yu Mi trong phim nhạt nhòa, nhưng dù họ có xuất sắc thế nào thì cũng đã bị ba đứa trẻ ấy lấn át hết.

Mỗi phân cảnh của bộ phim, tôi cứ có cảm giác rằng các diễn viên đều đã sống hết mình với nhân vật mà họ thể hiện. Không riêng gì những nạn nhân bị hại, đến cả những nhân vật phản diện cũng đã xuất sắc lột tả sự ác độc, nhẫn tâm, máu lạnh của mình.

Nếu hỏi tôi thích phân cảnh nào nhất của bộ phim, tôi sẽ chọn đó là cảnh mọi người biểu tình bị đàn áp trước khi kết phim. Tội ác của kẻ ác được phơi bày thì sao? Sự lỏng lẻo của pháp luật khiến kẻ thủ ác vẫn ung dung và người bị hại vẫn phải chịu tổn thương. Nhưng ít nhất giờ đây, họ không hề cô độc hay lẻ loi trên con đường đi tìm công lý cho chính mình vì bên cạnh họ đã có rất rất nhiều người sát cánh cùng họ. Dù có bao nhiêu lần bị đàn áp họ vẫn kiên cường, hành trình kháng cáo có thể vô cùng chông gai nhưng bởi vì họ biết công lý nhất định sẽ đến với họ. Nơi cuối con đường tăm tối nhất định sẽ là ánh sáng chói lóa.

Không có bất kỳ người anh hùng nào trong câu chuyện này, cũng không có bất kỳ chiến thắng vinh quang nào và càng không phải là một câu chuyện có hậu kết. Phiên tòa khép lại bằng hình phạt nhẹ nhàng dành cho kẻ thủ ác làm người tham dự và phần đông mọi người phẫn nộ. Đấy chính là sự thật, là tiền đề để tác phẩm Dogani ra đời. Và đây cũng như là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về vấn đề nhân quyền của người khuyết tật.

Thoại trong phim không quá xuất sắc nhưng nếu nghiền ngẫm kỹ lại rút ra được rất nhiều câu nói rất đời thường nhưng lại khiến chúng ta đau đáu trong lòng, ví dụ như câu nói tôi dùng đặt cho tựa đề hoặc là hai câu bên dưới đây.

Lý do mà chúng ta phải đấu tranh không phải để thay đổi thế giới mà là không để thế giới thay đổi chúng ta.”

Con đã ở đó khi đứa trẻ gặp phải chuyện không may đó nhưng con không giúp được gì. Nếu bây giờ bỏ cuộc, con không đủ tự tin để làm người cha tốt của Song In.” – Kang In Ho

Tạm kết

Đây không phải là một bộ phim bom tấn với những kỹ xảo hoành tráng hay màu mè, cũng không phải là một bộ phim được đầu tư kinh phí cao, đây chỉ là một bộ phim đơn điệu dựa trên một câu chuyện có thật, lên án những con người độc ác tàn nhẫn trong xã hội khi đối xử bất công với những người khuyết tật (mà đặc biệt là trẻ em).

Chỉ cần tương lai không có những đứa trẻ đáng thương phải sống trong tình cảnh như thế này là được, như Hellen Killer từng nói: “Những điều đẹp nhất, tốt nhất trên thế gian này, không thể nhìn được và không chạm vào được. Chúng phải được cảm nhận bằng trái tim”.

Nguồn ảnh: Tumblr

Thành viên: Catpis-