Review Hẹn Hò Với Sát Nhân – Kịch bản nhiều thiếu sót
Hẹn Hò Với Sát Nhân sẽ là một bộ phim gay cấn nếu nó có diễn biến hợp lý hơn.
Kéo xuống để xem tiếp
Bộ phim đầu tay của nữ đạo diễn Anna Kendrick kiêm nữ chính Cheryl Bradshaw mang đến cho khán giả câu chuyện về tên sát nhân có thật Rodney Alcala. Hẹn Hò Với Sát Nhân (Woman Of The Hour) sở hữu một chủ đề khá thú vị nhưng chất lượng của bộ phim lại không đủ làm thỏa mãn người xem vì cách kể chuyện vụng về.
Sát nhân biến thái giết hại hàng 100 phụ nữ
Dựa trên câu chuyện có thật từ gã sát nhân gây chấn động nước Mỹ, bối cảnh phim được quay ở giai đoạn thập niên 70 của thế kỷ 20. Những vụ án mạng vô cùng dã man của tên sát nhân Rodney Alcala (Daniel Zovatto) với loạt cô gái vô tội được liệt kê xuyên suốt bộ phim. Bề ngoài hắn là một chàng trai lịch thiệp, lãng mạn với cách ứng xử khéo léo trước phái nữ.
Tại đây, cô đã gặp 3 chàng trai và qua nhiều trò chơi thử thách với nhau thì cô đã chọn Rodney Alcala. Hắn xuất hiện với hình ảnh một nhiếp ảnh gia vô cùng lãng tử, thế nhưng ẩn sau lốt da đó là tên sát nhân hiếp dâm vô cùng man rợ. Dù đã có hàng loạt cáo buộc nhưng hắn vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí là tham gia gameshow truyền hình trực tiếp.
Dòng thời gian lộn xộn, rời rạc
Bộ phim mở đầu với sự kiện Rodney sát hại một người phụ nữ tại cánh đồng hoang vu không một bóng người vào năm 1977. Sau đó, phim đến với năm 1978 nơi nữ diên viên Cheryl chuẩn bị tham gia gameshow. Tiếp đến, phim chuyển sang năm 1979 khi Rodney gặp gỡ một con mồi khác. Không dừng lại ở đó, phim tiếp tục dắt người xem nhảy qua lại giữa các cột mốc 1977, 1971, 1978 và cuối cùng kết thúc ở năm 1979.
Hẹn Hò Với Sát Nhân khiến mạch cảm xúc của khán giả lên xuống liên hồi không phải vì câu chuyện kịch tính, ly kỳ mà vì chuyển cảnh quá nhiều giữa các thời điểm. Khi cao trào chưa đến, bộ phim đã vội cắt ngang và bắt đầu lại với một tuyến nhân vật mới. Nó không phải là góc nhìn của tên sát nhân, không phải của nạn nhân cũng chẳng phải là phim tài liệu. Tác phẩm như đang bị cắt rời thành từng đoạn mà thiếu đi lời giải thích về dụng ý đó.
Nhân vật nhạt nhẽo, thiếu chiều sâu
Các diễn biến trong Hẹn Hò Với Sát Nhân cứ thế trôi tuồn tuột, ngay cả nhân vật nữ chính do đạo diễn kiêm diễn viên Anna Kendrick đảm nhận cũng không để lại câu chuyện ấn tượng gì. Nhân vật trung tâm của phim – tên sát nhân Rodney Alcala, cũng chỉ được khắc họa là một kẻ biến thái, đam mê giết hại những cô gái. Phim không đi vào khai thác nội tâm, quá khứ uẩn khúc hay tâm lý vặn vẹo của Rodney.
Với thể loại tâm lý, giật gân nhưng các phân đoạn ghê rợn đều không được thể hiện hay thậm chí là chuyển cảnh cục súc vì bộ phim chỉ dán nhãn T16. Điểm sáng duy nhất của tác phẩm chính là diễn xuất của nam diễn viên Daniel Zovatto trong vai Rodney biến thái. Biểu cảm, cách nhấn nhá câu chữ của anh đều cho thấy điểm bất thường của gã nhiếp ảnh gia đạo mạo này và với người đối diện thì nó thật sự đáng sợ.
Hẹn Hò Với Sát Nhân (Woman Of The Hour) gây thất vọng với câu chuyện chưa đủ thuyết phục và bố cục rối ren. Thông điệp của phim cũng không hề rõ ràng và kết thúc chóng vánh khiến người xem rơi vào hụt hẫng. Nếu tác phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng về cốt truyện và cách làm phim thì có lẽ sẽ gây được ấn tượng hơn với khán giả.