Some Like It Hot - Nguồn cảm hứng bất tận
Tin điện ảnh · BaVu ·
Là tóm tắt của cả một vùng trời hư cấu của điện ảnh Mỹ từ thuở sơ khai đến tận năm 1960 và vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những phim ngày nay.
Cũng đã hơn 3 ngày sau khi coi phim rồi, bây giờ mới ngồi bình tĩnh lại để mà viết về film này,... bởi vì nói thật, nếu dùng cảm xúc để diễn tả thì chỉ có 2 từ: Quá đã! - Siêu hài! Không ngồi mà bình tâm lại thì khó mà nhớ những cái hay của đạo diễn mà nhận xét.
Chắc mọi người đang thắc mắc vì sao Some Like It Hot là một bộ phim hài đình đám, ...có sự xuất hiện của nữ minh tinh gợi cảm nhất mọi thời đại Marylin Monroe, mà Trí lại dùng cái ảnh đại diện cho bài viết là một nhân vật nữ phụ trong phim và con Mèo Tom đang đá lông nheo - thật ra vì liên kết mọi suy nghĩ lại cả một buổi chiều lại, đây chính là cái biểu cảm đặc trưng của “phim” thời đấy - giai đoạn bình minh huy hoàng của điện ảnh.
Đếm từ đầu đến cuối phim, phải có trên dưới 5 lần biểu cảm này xuất hiện bởi 5 nhân vật khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn liên tưởng lại thì bao nhiêu lần mèo Tom và chuột Jerry nháy mắt với nhau? Vịt Donald, chuột Mickey, Thủy thủ Popeye, Thỏ Bush... tất cả những nhân vật này đã ăn sâu vào tuổi thơ chúng ta cùng hình ảnh đá lông nheo này mà trong cuộc sống hiện tại chúng ta đã dần quên lãng và ít dùng biểu cảm này lại.
Bàn về biểu cảm này không phải để nói thói quen con người đang dần thay đổi, mà là để nhấn mạnh về nét ấn tượng của giai đoạn này của lịch sử, khi phim trắng đen còn trên ngai, các băng đảng mafia thanh toán nhau, tệ bán rượu lậu, những cô gái đẹp tóc vàng hoe, những đại gia lịch lãm, những dinh thự sang trọng,... tất cả, tất cả để kể về thời đại tân kỳ, thời đại hoàn kim của thế kỷ trước.
[Notes: trong bài viết này, thỉnh thoảng mình sẽ thêm các yếu tố vô tình của lịch sử vào, hy vọng mọi người sẽ thấy thú vị hơn]Điểm đầu tiên mình thích là cách dẫn dắt không gian và thời gian của đạo diễn. Đầu phim lấy bối cảnh cuối những năm 20 ở Chicago (40 năm trước thời điểm phim ra mắt)... mở màn bằng một cảnh rượt đuổi xả súng ná thở trên xe, giữa cảnh sát và một chiếc xe tang - một mô-típ điển hình của phim Mỹ thời gian này. Lái cho dữ, bắn cho dữ, rốt cục để bảo vệ 1 cái quan tài chảy nước - nhưng hóa ra không phải là nước, mà là rượu. Bước vào nhà tang lễ, nói mật khẩu này nọ để rồi kéo chốt mở cửa ra lại là cả vũ trường trái phép bên trong với các cô vũ công burlesque đang nhảy khí thế theo điệu nhạc jazz. Các tình tiết cứ dồn đuổi, dồn đuổi để lôi ta về những năm đầu thế kỷ, để chắc là sau đó khán giả “TIN” , tin là mình đang nằm trong thời điểm đó và bộ phim trắng đen này là hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh phim màu đang lên ngôi (1920s - 1959)
[Chuyện ngoài lề: dây đai an toàn được phát minh vào thế kỷ 19, nhưng đến mãi đến năm 1955 mới được đem vào gắn cho xe hơi. Cũng trong khoảng thời gian này, xe hơi đạt đến tốc độ kinh khủng hơn 500km/h cùng những thói quen say xỉn của các đại gia đã gây ra biết bao nhiêu tai nạn thảm khốc, chính vì thế mà các quốc gia đã ngồi lại và ra khung tốc độ tối đa cho các nhà sản xuất xe trong nước mình, nhìn chung đều không được vượt quá 300km/h.]Đặt tên và trang phục là điều thứ hai khiến Trí thích ở phim này. Vừa trào phúng, vừa khắc họa tính cách nhân vật rất tài tình theo cái cách hài đặc trưng phương Tây. Vì sao nói là đậm chất hài phương tây? - vì họ đã có truyền thống lâu đời, những điển tích đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, để khi nói ra thì phải bật cười.
Toothpick là biệt danh của gã chỉ điểm, đặc điểm là luôn ngậm một cây tâm vàng của ông trùm tặng cho. Ông trùm tên là Tiểu Bonaparte tự đặt tên mình theo tên hoàng đế Napoleon vĩ đại. Sugar Kane là tên của Marilyn Monroe trong phim này, trùng âm với Sugar Cane (Mía). Còn tay Spat, người truy sát 2 nhân vật chính của chúng ta thì lại có tên được đặt theo cái “tấm che cổ giày”. Chắc chúng ta vẫn nhớ những cảnh có Spat, các góc quay luôn tạo điểm nhấn vào giày ông ta, cho thấy ông ta luôn cao ngạo, chỉn chu, một tay đại ca góc hẻm học làm sang. Nhưng phần đối đáp giữa Daphne và tỷ phú Osgood theo Trí chính là đoạn tên hài nhất phim. Cái tinh tế ở đây là cách xài miếng theo hoàn cảnh của nhân vật. Lúc đấy Daphne bị tuột mất giày, Osgood tự giới thiệu mình là Osgood Fielding đệ Tam (kiểu vua chúa ngày xưa - vua Louis đệ Lục) và mang giày lại cho Daphne. Daphne vô cùng thông minh, trả lời lại mình tên Cinderella đệ Nhị đáp lại lời tán tỉnh kia. Miếng hài rất chắc, vừa châm biếm vừa mang một cái chất đặc trưng của phương Tây đậm chất văn hóa của họ. Nhân tiện nói nhiều chớ, chuyện tỉ phú Shell cũng có thật luôn, cái kiểu tưng tửng cầm cái xô vỏ sò lên nói về sở thích chính là cái nguyên nhân thật hãng dầu nhớt Shell có thương hiệu như ngày nay luôn - incredible.
[Chuyện ngoài lề: Spat - miếng che cổ giày là một phần trang phục rất đặc biệt, ban đầu dùng để che chắn bùn, bảo vệ giày và tạo điểm nhấn cho đôi chân người mang. Nó mất công dụng thật và chỉ còn mang tính chất trang trí đặc biệt được chuộng trong giới trưởng giả khi đường nhựa thay thế dần đường đất. Nó được sử dụng rất nhiều trong các phim hoạt hình như lũ Mafia chồn trong phim “Who Framed Roger Rabbit” hay chuột Mickey, vịt Donald trong một số bộ phim tôn vinh lối sống thành thị trước những năm đệ Nhị thế chiến.]Nét mặt và nét diễn hình thể là điều đặc trưng của giai đoạn điện ảnh này, khi yếu tố âm nhạc, và nhạc kịch vẫn còn ngự trên ngai. Khai thác lại các yếu tố của phim câm, âm nhạc đẩy tâm trạng người xem theo hướng mà đạo diễn muốn. Vì là phim đen trắng nên đâu dùng màu sắc để điều khiển “mood” như ngày nay được, nên việc chọn nét mặt diễn viên, và biểu cảm, hình thể quá lên mới biểu thị hết được yêu cầu của một cảnh. Tưởng tượng cảnh Daphne báo cho Josaphine về đám cưới của mình, nếu không diễn hoạt hình hóa kiểu cầm hai cái tambourine lắc, vừa lắc vừa kể như một cô gái mới lớn, thì cảnh đó sẽ chán đến mức nào? - vì ta chẳng có hiệu ứng đặc biệt kiểu khung hình chuyển hồng, bắn tim bay véo véo, sét đánh... như ngày nay ta thường dùng để đặc tả các cảnh tình yêu sến súa được.
[Chuyện ngoài lề: Tom and Jerry của MGM được bầu là Series Hoạt hình TV hay nhất mọi thời đại, từng đạt 7 giải Oscar cho âm nhạc, diễn hoạt v.v... “Không trùng hợp thay”, MGM cũng chính là hãng sản xuất “Some Like It Hot”... nên, mình không lấy gì làm lạ khi họ không đưa các thủ pháp hoạt hình kinh điển vào, dùng ngay tuyệt chiêu của mình để làm phim mình thêm hay - như cảnh thang máy lên cao rồi tuột vèo xuống thấp theo tiếng violin ọt ẹc - so fabulous, so cartoon]Kết lại, mình cảm thấy phim này xứng đáng với vị trí đầu trong danh sách 100 phim hài Mỹ hay nhất được làm ra. Vì nó là tóm tắt của cả một vùng trời hư cấu của điện ảnh Mỹ từ thuở sơ khai đến tận năm 1960 và vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những phim ngày nay.
Nguồn: Nguyễn Đức Trí