Wrath of the Titans – Sự phẫn nộ của các vị thần
Tin điện ảnh · Moveek ·
<p>Trong <a href="http://moveek.vn/phim/wrath-of-the-titans/">Wrath of the Titans</a>, giữa những cuộc chiến long trời lở đất, nhân vật Perseus của <a href="http://moveek.vn/dien-vien/sam-worthington/">Sam Worthington</a> nay luôn mang trong mình một nỗi sợ hãi. Đó chính là “sợ đánh mất đứa con trai của mình.”</p>
<p><strong>Tiếp nối từ những lời chê bai</strong></p>
<p style="text-align: center;"><em><img src="http://filmcriticvn.files.wordpress.com/2012/03/10.jpg?w=640" alt="" /><br /></em></p>
<p><em>Wrath of the Titans</em> bắt đầu ở thời điểm 10 năm sau sự kiện của <a href="http://moveek.vn/phim/clash-of-the-titans/">Clash of the Titans</a> (2010), bộ phim bom tấn (hay cũng có thể gọi là ‘bom xịt’) được làm lại từ tác phẩm gốc năm 1981. Perseus, đứa con mang nửa dòng máu phàm nhân của đấng tối cao Zeus, trở về làm một ngư dân cần cù chất phác, hàng ngày bươn chải nuôi nấng cậu con trai 10 tuổi có tên Helius. Nhưng khi Zeus bị bắt cóc và gã khổng lồ Kronos đang nhăm nhe thôn tính thế gian, thì Perseus buộc phải xâm nhập vào Địa phủ và giải cứu cha của mình.</p>
<p>Mắc kẹt giữa mê cung của Địa phủ, Perseus hoảng loạn khi nhìn thấy Helius trước mặt, anh không chắc là nó còn sống hay đã chết. “Ngươi không có thật,” Worthington lẩm bẩm, trước khi đạo diễn Liebesman hô to “Cắt!”. Vị đạo diễn người Nam Phi, từng gây tiếng vang với tác phẩm Battle: Los Angeles vừa ra mắt năm ngoái, cảm giác đây như cảnh phim kinh điển lúc Luke Skywalker chạm mặt Darth Vader đang lặp lại trước mắt mình. Và cũng như Darth Vader, Perseus thay đổi thành một con người hoàn toàn khác sau khi đối mặt với tâm ma của bản thân. Nhưng chừng ấy thôi chưa đủ!</p>
<p>Hai năm trước, <em>Clash of the Titans</em> thắng lớn khi thu về 493 triệu đô-la doanh thu toàn cầu, nhưng lại khiến rất nhiều người chán nản, kể cả Worthington. “Bộ phim làm cho tôi rất thất vọng,” anh nói một cách cộc cằn. “Các bạn phải hiểu. Tôi không quan tâm các nhà phê bình nói gì. Họ than vãn. Nhưng khi nhận được vé mời miễn phí thì họ vẫn đến xem và lại phê bình. Tôi đã rất thất vọng.” Vì sao? “Bộ phim không đúng như tôi tưởng tượng. Thật ra vẫn có người yêu thích bộ phim, những người mà tôi quen biết. Nhưng tôi ghét những lời chỉ trích đó.”</p>
<p>Tất cả mọi thứ từ việc convert từ bản phim 2D sang 3D một cách vội vàng cho đến kịch bản nhàm chán, cùng với hình ảnh trông như trò chơi điện tử đã giáng một đòn chí mạng vào bộ phim. Worthington, tuy vậy, lại không đổ lỗi cho người khác mà tự nhân trách nhiệm về mình. “Đầu tiên, có những sai sót mà tôi muốn sửa chữa. Cá nhân mà nói, tôi chẳng vui vẻ gì với những gì mình đã đem lại.”</p>
<p><strong>Kẻ đi, người đến, phận ở lại?</strong></p>
<p>Người phải khăn gói ra đi đầu tiên là đạo diễn Louis Leterrier, nối gót là nữ diễn viên Alexa Davalos trong vai Andromeda (nay được thay thế bởi Rosamund Pike) và nam diễn viên Tamer Hassan với vai thần Ares (được thay bởi Édgar Ramírez). Nhân vật Io của Gemma Arterton bị loại khỏi cuộc một cách thẳng thừng để dọn đường cho mối lương duyên giữa Perseus và Andromeda. Bổ sung cho sự thiếu hụt diễn viên là ngôi sao Toby Kebbel trong vai Agenor, con trai của Poseidon, và Bill Nighy trong vai vị thần bị ruồng bỏ Hephaestus – người sẽ gia nhập với Andromeda và Perseus trong nhiệm vụ giải cứu giữa Địa ngục.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="http://filmcriticvn.files.wordpress.com/2012/03/21.jpg?w=640" alt="" width="640" height="425" /></p>
<p>Trong khi đó, Liam Neeson (Zeus), Ralph Fiennes (Hades) và Danny Huston (Poseidon) được giao những trọng trách lớn lao hơn. “Tất cả bọn họ sẽ được lên hình nhiều hơn,” Liebesman cho biết. “Nếu bạn có trong tay một bộ phim Hollywood hoành tráng cùng một dàn sao hạng A thì bạn phải biết tận dụng triệt để.”</p>
<p>Nhà sản xuất Basil Iwanyk gật đầu tán thưởng. “Trong bộ phim trước, Ralph được hóa trang rất đậm cùng bộ tóc xám và nói như thể bị ung thư cổ họng. Trong tập này, anh ấy sẽ có vẻ ngoài và giọng nói đúng như Ralph Fiennes.” Quan trọng hơn, nội dung sẽ đánh vào mối quan hệ anh em sứt mẻ giữa Zeus và Hades, khi người anh bắt giam em trai và về cùng một phe với cha của mình, Kronos, thủ lĩnh của những Người khổng lồ Titan bị cầm tù.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="http://filmcriticvn.files.wordpress.com/2012/03/6.jpg?w=640" alt="" /></p>
<p>Worthington và Liebesman tỏ ra cùng quan điểm khi nói về nhân vật chính của bộ phim, Perseus. “Cả hai chúng tôi đều rất yêu thích thể loại phim mà người hùng không chỉ bất đắc dĩ mà có thể bị đập cho tơi tả,” ngôi sao của Avatar chia sẻ. “Trong bộ phim đầu tiên, Perseus có chút sức mạnh siêu phàm và có vẻ như anh ta bất khả xâm phạm. Trong tập này, anh ta sẽ bị thương từ đầu tới cuối. Đó là điều chúng tôi đã hết sức phấn đấu.”</p>
<p>Thật ra, Clash của Leterrier sẽ không đến nỗi nào nếu phần 3D không quá tệ, một hậu quả tất yếu từ việc quyết định đua đòi lên đời 3D được đưa ra chỉ vài tuần trước khi bộ phim được công chiếu. Lần này, mặc dù Wrath lại không được quay bằng máy quay 3D (vì Liebesman muốn quay lên phim nhựa, không phải kỹ thuật số), thì phần convert cũng được đảm bảo hơn với một chuyên gia về 3D luôn hiện diện ở trường quay hàng ngày.</p>
<p><em>Wrath of the Titans</em>, với tựa Việt: Sự phẫn nộ của các vị thần sẽ ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 6/4/2012.</p>
<p style="text-align: right;"><a href="http://filmcriticvn.org/2012/03/26/wrath-of-the-titans-2012/">Hứa Gia - FilmCriticVn</a></p>
Bài viết liên quan