[Tổng Hợp] 10 bộ phim có ý tưởng hấp dẫn nhưng triển khai thất bại
Tin điện ảnh · Vidanfromsaigon ·
Hãy cùng Moveek tìm hiểu 10 bộ phim bị cách triển khai giết chết ý tưởng hấp dẫn của nó nhé.
Không thể phủ nhận rằng một trong những yếu tố thu hút khán giả đến rạp chính là ý tưởng chính của phim. Đôi khi chỉ vì một ý tưởng hay ho như các món đồ chơi biết nói trong Toy Story, hoặc căn nhà biết bay của Up, cũng đủ lôi kéo người xem. Thế nhưng, vẫn còn những bộ phim có những ý tưởng hay ho nhưng cách triển khai lại khiến nó trở nên thất bại. Hãy cùng Moveek tìm hiểu 10 bộ phim bị cách triển khai giết chết ý tưởng hấp dẫn của nó nhé.
10. Suicide Squad (Biệt Đội Cảm Tử – 2016)
Suicide Squad được chuyển thể từ truyện tranh DC. Phim kể về một nhóm các nhân vật phản diện bị cầm tù, được chính phủ tuyển mộ với mục đích thực hiện nhiệm vụ cảm tử, và cả nhóm sẽ được giảm án tù nếu nhiệm vụ thành công.
Biên kịch - đạo diễn David Ayer có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tái hợp các nhóm với các nhân vật bất hảo trong xã hội. Vì vậy với một dàn diễn viên bao gồm Will Smith, Margot Robbie, Adewale Akinnuoye-Agbaje, Joel Kinnaman, Viola Davis và Ike Barinholtz, Suicide Squad có rất nhiều lý do để mong đợi. Khi bắt đầu, Ayer chỉ có 6 tuần để viết kịch bản cùng đội ngũ biên kịch, điều này dẫn đến mối quan hệ nhất quán giữa nhà làm phim và hãng Warner Bros.
Mặc dù được quảng bá rất hiệu quả nhưng Suicide Squad vẫn là một trường hợp khác trong việc điều hành của hãng phim - tương tự với Batman v Superman - điều buộc đạo diễn Ayer phải vất vả xoay sở trong đoạn cuối cùng. Có rất nhiều sự can thiệp khi chỉnh sửa Suicide Squad, thiếu những chi tiết được đạo diễn Ayer đưa vào bộ phim từ ban đầu. Bộ phim vẫn bị chỉ trích vì sự phát triển một cách vội vã, phụ thuộc quá nhiều vào các bài nhạc pop hay rap truyền thống và thiếu sự nhất quán trong âm điệu.
9. The Island (2005)
The Island là một bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng của đạo diễn Michael Bay. The Island kể về hai nhân vật Lincoln (Ewan McGregor) và Jordan (Scarlett Johansson) cùng những người sống sót sau sự kiện tận thế, họ bị cô lập ở vùng đất bên ngoài bị ô nhiễm. Vào mỗi tuần, trò chơi bốc thăm diễn ra và những người chiến thắng được phép di chuyển đến hòn đảo, địa điểm hiện tại duy nhất không bị ô nhiễm trên Trái đất.
Bộ phim của đạo diễn Michael Bay có nhiều chi tiết thú vị và được xây dựng vững chắc trong việc tạo ra những bí ẩn khiến người xem phải theo dõi sát sao. Nhưng cuối cùng, The Island cũng là một phiên bản kém hấp dẫn hơn so với những bộ phim đạt được thành công trong vài thập kỷ qua như Logan's Run, Blade Runner và The Matrix. Sau màn mở đầu khá hấp dẫn, The Island ngày càng trở nên đơn điệu, khó chịu trong việc triển khai cốt truyện, không truyền đạt được hết những giá trị mà The Island đem lại.
8. Hancock (2008)
Điều gì sẽ xảy ra nếu một người có siêu năng lực (Will Smith) là một người nghiện rượu trầm cảm tự tử, gây ra thiệt hại hàng triệu đô la và là một siêu thảm họa hơn là một siêu anh hùng? Hancock theo thể loại hài hước đen tối và được ra mắt năm 2008. Bộ phim siêu anh hùng với ngân sách trị giá $150 triệu với dàn diễn viên chất lượng (bao gồm cả Jason BHRan và Charlize Theron). Hancock dựa trên một kịch bản có tên Tonight, He Comes. Và trong quá trình thực hiện sản xuất, âm điệu trong bộ phim được làm lại theo hướng hướng thân thiện, lành mạnh hơn.
Mặc dù Hancock có một sự khởi đầu khá tốt, nhưng những chuyển biến mạnh mẽ ở giữa chặng đường của bộ phim có khá nhiều những chi tiết thừa thải, gây rối rắm trong việc phát triển tính cách của nhân vật.
7. Transcendence (Trí Tuệ Siêu Việt – 2014)
Sau khi trở thành một nhà khoa học trong lĩnh vực A.I, Tiến sĩ Will Caster (Johnny Depp) nảy ra một ý tưởng. Anh tìm một phương pháp tạo ra A.I bằng cách tự truyền tải ý thức vào bộ nhớ của các siêu máy tính.
Bộ phim là sự hợp tác giữa nhà quay phim Christopher Nolan và Wally Pfister. Ngoài ra Transcendence còn có sự góp mặt của dàn diễn viên gồm Rebecca Hall, Paul Bettany, Kate Mara, Cillian Murphy và Morgan Freeman. Transcendence có rất nhiều lý do để mong đợi vào một kỳ tích.
Dù đã đạt thành công với khá nhiều bộ phim, nhưng cái cách mà đạo diễn Pfister dẫn dắt câu chuyện trong Transcendence còn rời rạc và không hấp dẫn người xem. Các nhân vật trong phim có những hành động không phù hợp, gây khó chịu, không để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả. Ngoài ra diễn xuất của Johnny Depp cũng gây thất vọng không kém. (Transcendence chỉ thu về $103 triệu toàn cầu).
6. Truth or Dare (2018)
Điều gì sẽ xảy ra nếu Truth or Dare bị chi phối bởi một thế lực siêu nhiên, sẽ giết chết bất cứ ai nói dối hoặc không hoàn thành việc họ dám làm? Đây là một ý tưởng rõ ràng, thích hợp cho một bộ phim kinh dị được dán nhãn R, xoay quanh việc những thanh thiếu niên bị giết chết một cách tàn nhẫn bởi một thực thể vô hình.
Blumhouse xây dựng một bộ phim kinh dị PG-13 đơn thuần sẽ thu hút đám đông vị thành niên và thu được lợi nhuận dễ dàng. Cuối cùng Truth or Dare đã thu về gần $100 triệu so với kinh phí chỉ $3,5 triệu. Tuy nhiên, Truth or Dare về cơ bản lại đi theo hướng hoàn toàn ngược lại mà nó nên làm, giai điệu của bộ phim quá nghiêm trọng, cách các nhân vật bị lôi kéo quá vội vã. Ngoài ra, với màn trình diễn tệ hại, góc nhìn nhạt nhẽo và nụ cười kiểu Aphex Twin của các nhân vật trước khi chết đáng cười hơn là đáng sợ.
5. In Time (Thời Khắc Sinh Tử – 2011)
Vào thế kỷ 22, con người đã được thiết kế để ngừng lão hóa ở tuổi 25, sau đó họ nhận được thêm một năm đếm ngược đến khi chết. Kết quả là, thời gian đã trở thành một loại tiền tệ quan trọng nhất trong In Time. Nhà biên kịch từng được đề cử giải Oscar Andrew Niccol (Gattaca, The Truman Show) đã đạo diễn kiêm viết kịch bản cho bộ phim. Vì vậy, In Time là một bộ phim rất đáng mong chờ ngay từ đầu.
Mặc dù khung cảnh In Time được đạo diễn Niccol xây dựng mới lạ, hấp dẫn nhưng việc thiếu sự nhất quán và tính logic trong bộ phim, bên cạnh hai nhân vật chính hoàn toàn không nổi bật (Justin Timberlake và Amanda Seyfried) khiến In Time mang đến một trải nghiệm kỳ quặc, khó chịu đến bất kỳ ai. Ngoài ra In Time còn có sự phân chia giai cấp trong xã hội đương đại, lấy của người giàu chia người nghèo. Điều này khiến cho bộ phim khập khiễng, không thống nhất với nội dung bộ phim mang lại.
4. Tomorrowland (Thế Giới Bí Ẩn – 2015)
Một nhà phát minh thiên tài (George Clooney) và một cô gái tài giỏi (Britt Robertson) cùng nhau đến Tomorrowland. Một tổ chức bí mật trong tương lai che giấu những bí mật nguy nhiểm về tương lai của nhân loại. Với Brad Bird nắm vai trò đạo diễn (Iron Giant, The Incredibles, Mission: Impossible - Ghost Protocol), có thể nói rằng Tomorrowland là một trong những bộ phim được mong đợi nhất năm 2015.
Tomorrowland mang đến cho khán giả nhưng khung cảnh khá ấn tượng và mới mẻ. Bộ phim còn cho khán giả tận mắt chứng kiến khả năng vô hạn của loài người qua các thành tựu khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên có một điều khiến tất cả đều bất ngờ và đây cũng có thể là sai lầm của đạo diễn khi ông để nhân vật của Geroge Cloney khỏi màn ảnh trong gần một tiếng của bộ phim. Thay vào đó, nhân vật của Robertson phải mệt mỏi khi vướng vào các âm mưu và các cuộc va chạm không thể tránh.
Dù cho sự trở lại của George Cloney sau đó nhưng diễn biến câu chuyện vẫn gây thất vọng, mang hơi hướng sầu thảm, đau thương hơn. Tomorrowland cho thấy đạo diễn Bird dù mang đến một ý tưởng sáng tạo nhưng ông không thể khai thác câu chuyện một cách tốt nhất.
3. Terminator: Salvation (2009)
Điều gì sẽ xảy ra nếu người hâm mộ Terminator cuối cùng cũng có được một viễn cảnh chiến tranh trong tương lai mà họ từng mong muốn kể từ phần đầu tiên của Terminator? Và nếu Christian Bale đóng vai John Connor?
Từ những câu hỏi từ đạo diễn McG, bộ phim Terminator: Salvation đã tạo nên sức hút lớn đối với thị trường phim trên thế giới. Nhưng Terminator: Salvation đã phát triển theo hướng không ai mong muốn, bộ phim loại bỏ tính hài hước pha châm biếm mà hai phần đầu tiên mang lại. Điều này làm cho bộ phim trở nên khô khan, trống rỗng. Và một điều gây sốc nhất là màn trình diễn của Christian Bale, cách anh thể hiện vai trò nhân vật không phù hợp, không điểm nhấn và không truyền tải tới người xem tầm quan trọng của chủ nghĩa anh hùng hay bản chất vốn có của người đứng đầu lực lượng kháng chiến.
2. Passengers (Người Du Hành – 2016)
Passengers kể về một tàu vũ trụ vận chuyển 5.000 công dân đến một hành tinh xa xôi, xảy ra một sự cố, khiến một trong những cư dân - Jim Preston (Chris Pratt), bị đánh thức sớm hơn 90 năm. Sau một thời gian cô đơn một mình, Preston liều lĩnh đánh thức một người khác, Aurora Lane (Jennifer Lawrence), mà không có sự đồng ý của cô.
Vấn đề lớn nhất bắt nguồn từ kịch bản và sự định hướng, bộ phim không thể mô tả chân thực sự lo âu, đau đớn trong nội tâm của Preston. Thay vào đó, The Passengers lại chủ yếu khai thác mối tình lãng mạn giữa Jim và Aurora, điều này đã khiến cho bản chất của một bộ phim khoa học viễn tưởng lạc lõng, khác hẳn so với màn mở đầu đầy bí ẩn và lôi cuốn người xem.
1. Downsizing (2017)
Downsizing là một bộ phim khoa học viễn tưởng pha chút hài hước của Alexander Payne. Paul và Audrey Safranek (Matt Damon và Kristen Wiig) là cặp vợ chồng đầu tiên được tham gia thử nghiệm thu nhỏ lại để không còn vướng bận những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống.
Downsizing được dự đoán sẽ là đối thủ cạnh tranh cho giải Oscar Phim hay nhất cuối năm 2017. Phim có một màn khởi đầu ấn tượng khiến người xem phải theo dõi sát sao, nhưng ngay sau đó là sự thất vọng khi mạch phim và các nhân vật phát triển theo cách nhàm chán, thừa thải và gây khó chịu.
[Tổng Hợp] Brad Pitt và 10 vai diễn đáng xem nhất
Brad Pitt, nam diễn viên rất được yêu thích đã trở lại hoành tráng trong năm nay với Once Upon a Time in Hollywood và Ad Astra.
[Tổng Hợp] 10 bộ phim về phản diện vô hình đáng xem nhất
10 bộ phim dưới đây cho thấy cách nhà làm phim thể hiện sự độc đáo, khó quên với những kẻ thù vô hình, không thể đoán trước dành cho các nhân vật trong phim.
Nguồn: What Culture