15 bộ phim có kết thúc mơ hồ nhất

Tin điện ảnh · Leex ·

Bài viết này sẽ đưa bạn đến với 15 bộ phim có cái kết mơ hồ nhất, và có thể nó sẽ tiết lộ nhiều nội dung lớn trong phim. Nên nếu bạn thấy tựa phim nào mà chưa xem và không muốn bị cụt hứng do biết trước nội dung, thì bạn cứ nhắm mắt cho qua phim đó cũng được nhé

Việc kết thúc một bộ phim theo hướng mơ hồ là một việc làm đòi hỏi nhiều sự đầu tư tính toán. Với một vài nhà làm phim như Coen Brothers hay Martin Scorsese thì trông có vẻ dễ. Nhưng sự thật là việc kết thúc mơ hồ và kết thúc mở là hai khá niệm chỉ cách nhau một sợi chỉ mặc dù đôi lúc ta cảm thấy nó y như nhau. Nhưng kết thúc mơ hồ không chỉ đơn giản là kiểu kết thúc phim đột ngột mà không hề tháo gở những khúc mắc đặt ra mà thôi. Kiểu kết thúc này cho người xem đầy đủ thông tin dể họ có thể tự vẽ nên một bức tranh lớn về bộ phim và suy luận ra nội dung tổng thể của nó. Những kết thúc mơ hồ hay thường sẽ ám ảnh tâm trí người xem một thời gian dài sau đó, chúng dường như là một chủ đề có thể được thảo luận bất tận và là nguồn tạo nên muôn vàn giả thuyết của fan.

Bài viết này sẽ đưa bạn đến với 15 bộ phim có cái kết mơ hồ nhất, và có thể nó sẽ tiết lộ nhiều nội dung lớn trong phim. Nên nếu bạn thấy tựa phim nào mà chưa xem và không muốn bị cụt hứng do biết trước nội dung, thì bạn cứ nhắm mắt cho qua phim đó cũng được nhé. Đây là những bộ phim gieo vào đầu người xem “muôn vàn câu hỏi vì sao” rồi để bạn tự nghĩ ra câu trả lời riêng.

15. No Country for Old men

Nói thật là ta có thể gạt hết các phim khác ra và bỏ vào list này toàn bộ là phim do The Coen Brothers sản xuất mà vẫn đạt chuẩn “mơ hồ”, nhưng vì muốn công bằng với các nhà làm phim khác nên sẽ chỉ giới hạn lại vài phim. Ta bắt đầu với cái kết bí ẩn, đượm buồn của No Country for Old men.

Sua hàng loạt màn giết hại các nhân vật chính rồi bỏ đi của kẻ ác nhân bí ẩn không danh không phận Chigurh. Bộ phim chuyển đến cảnh cảnh sát trưởng Ed Tom Bell (do Tommy Lee Jones thủ vai) đang ngồi ăn sáng với vợ. Ông chầm chậm kể về hai giấc mơ gần đây của ông. Cả 2 giấc mơ đều là ông gặp bố mình trong tình trạng “trẻ hóa”, ông nói rằng thấy bố mình dường như trẻ hơn ông đến 20 tuổi. Trong một giấc mơ, ông nhận được tiền từ bố mình và ở giấc mơ còn lại ông thấy bố ông cưởi ngựa đi ngang mặt ông trên một dốc núi lạnh lẻo và bố ông bảo rằng ông ấy biết là Ed sẽ đi cùng ông đoạn phía trước. Và thế là bộ phim kết thúc.

Nhiều người mê phim đã đưa ra những bình luận khác nhau về đoạn thoại dài này không khác gì một tác phẩm văn học độc đáo. Nó được nhìn nhận với nhiều cái nhìn khác nhau, từ việc bình luận về sự thay đổi của xã hội, hay là một suy niệm về sự sống và cái chết và thậm chí là một lời tán dương về cuộc sống giản dị. Và dường như, mọi giả thuyết đều đúng đối với cái kết này.

14. The Blair Witch Project

Khi ra mắt, The Blair Witch Project là một dấu hỏi lớn. Người xem thắc mắc liệu có hay không, hoặc có bao nhiêu phần là thật. Chiến dịch marketing tài tình của phim này là tận dụng internet thuở sơ khai để dựng nên nhiều đồn đoán và mong chờ. Đỉnh điểm của mọi thứ là ở cảnh cuối cùng của phim, thứ gần như chẳng tiết lộ gì nhiều nhưng lại đem đến nỗi sợ hãi tột cùng.

Phân cảnh cuối đầy bí ẩn và lạnh sống lưng, nơi mà nhân vật Mike đứng thu vào một góc trông khá đơn giản nhưng lại toát lên sự kì bí và nguy hiểm. Tất nhiên là vẫn chưa thấy xuất hện phù thủy hay một tên sát nhân nào cả. Vì nếu thế sẽ giải quyết vấn đề khá gọn và thậm chí gây thất vọng. Nhà làm phim đã chọn một cách hiệu quả đó là để ta tự liên tưởng tới những thông tin đã biết từ trước. Đầu phim, một ông lão đã nói với đám nhóc rằng có một tên sát nhân ẩn trong rừng và hắn thích giết từng người trong đám bạn rồi để số còn lại tự dồn vào một góc. Thế là đến phân cảnh của Mike, cộng thêm trí nhớ gợi lại của chúng ta thì bổng dưng ta sẽ thấy lạnh sống lưng mà không cần đến việc bộ phim cho ta biết thêm điều gì cả.

13. Doubt

Bộ phim dựa trên một vở kịch cùng tên và cùng tác giả, bộ phim chạm đến một khía cạnh nhạy cảm về tôn giáo, đức tin và lòng tin một cách tinh tế. Phim có một kết thúc cảm động, nhưng lại không thể khép lại với một câu trả lời đơn giản.

Philip Seymour Hoffman vào vai Cha Brendan Flynn - một linh mục vừa đến nhận chức tại nhà thờ. Ông nhanh chóng được mến mộ bởi các học trò cũng như các đồng sự, ngoại trừ Sơ Aloysius (Meryl Streep thủ vai). Sơ Aloysius là một người luôn quyết tâm giữ vững các truyền thống mà cô được dạy ở nhà thờ, thế nên cô không đồng tình với những thay đổi lớn mà Cha Flynn đem đến.

Đến khi Sơ James (Amy Adams) báo với Sơ Aloysius rằng có vẻ như Cha sở đang dành quá nhiều thời gian với một trong các học trò của ông, thì Sơ Aloysius đã hạ quyết tâm hạ bệ Cha Flynn. Liệu sự ngờ vực của cô có chính đáng? Và liệu cô có để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến việc chung? Các câu hỏi trên được tháo gở với một kịch bản tuyệt diệu, nơi àm các diễn viên đã có những vai diễn để đời. Và khi phim kết thúc với một phân cảnh đẹp và lay động lòng người, khi Sơ Aloysius bắt đầu có một chút dao động về tâ lý. Cô đã thừa nhận rằng cô đã có những hoài nghi. Nhưng nó lại không đưa ra câu trả lời cho việc những cáo buộc về Cha Flynn là đúng hay sai. Bộ phim cho ta biết được tác hại của việc mất lòng tin, sự hoài nghi và ngờ vực đến những người vốn giàu lòng tin.

12. Inception

Dù cũng có những lời chê bai, nhưng Inception quả thực đã tạo nên một ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng khi được ra mắt vào năm 2010. Mặc dù cũng có những hạt sạn, nhưng bom tấn của Christopher Nolan quả thực quá sức mơ hồ. Nội dung chồng chéo đến đau đầu đi kèm với hiệu ứng hình ảnh bắt mắt nhưng cũng “nhức mắt” để làm nên một tác phẩm đặc biệt và không giống bất cứ thứ gì trước đó.

Thứ gây ảnh hưởng lớn nhất, chính là phần kết thúc của phim. Xuyên suốt bộ phim, Nolan đã đùa giởn với tâm trí người xem, vặn xoắn lý trí của chúng ta, làm ta tự hỏi đâu là mơ và đâu là thực. Các nhân vật cũng bị lạc trong những câu hỏi tương tự thế và ví dụ điển hình nhất là nhân vật Mal của Marion Cotillard. Ta được biết, nhân vật Cobb do Leonardo DiCaprio thủ vai dùng một con vụ để tách biệt giữa giấc mơ và hiện thực. Đến khi Cobb đạt được một cái kết có hậu, anh ta xoay con vụ một lần nữa. Máy quay tập trung vào con vụ trong khi Cobb đoàn tụ với gia đình anh. Con vụ cứ thế mà quay... và rồi màn hình chuyển đen.

Vậy ra Cobb đang ở thực tại hay vẫn đang mơ? Nolan chẳng hề cho ta câu trả lời dễ dàng. Ông bảo rằng vấn đề không nằm ở chổ kết thúc đó là thực hay mơ. Mà vấn đề là Cobb đã không để tâm đến con vụ ở phần kết. Sự mơ hồ này thực sự khá mới mẻ và bất ngờ đối với một bom tấn mùa hè.

11. 2001: A Space Odyssey

“Mơ hồ” chắc hẳn cũng chưa thể mô tả hết được cái kết của phim này. Ngay khi Bowman bị cuốn vào vòng xoáy nhiều màu đó, thì phim đã đập tan mọi khái niệm về mạch truyện hay sự liên kết. Mọi thứ tập trung về cảm xúc và chỉ có cảm xúc là thứ mạnh nhất.

Diễn biến kéo dài hàng triệu năm, thực quá chuẩn khi để phim có một cái kết hoành tráng. Bộ phim quả thực là cuốn phiêu lưu ký từ mọi góc nhìn, và như mọi cuộc phiêu lưu khác – chuyến đi là thứ quan trọng hơn cả đích đến. Người xem không nhất thiết phải biết tường tận về những gì xảy đến với Bowman ở cuối phim khi anh trượt dài giữa không gian và thời gian. Phần logic trong não ta sẽ bị dẹp bỏ khi ta chứng kiến sự màu nhiệm và ảo diệu của không gian. Ta tiến về những thứ ta chưa biết, giống như Bowman. Những câu hỏi về đời người, lịch sử và vị trí của ta trong vũ trụ này không bao giờ có thể trả lời dễ dàng và cũng không thể như vậy. Bộ phim đặt ra câu hỏi và để chúng ta tự tìm đáp án.

10. A Serious man

Một trong những cái kết li kỳ, sống động và cực kì ám ảnh thuộc về đoạn của phim A Serious Man của The Coen Brothers. Michael Stuhlbarg vào vai Larry Gopnik – một giáo sư vật lý đang trong giai đoạn khủng hoảng của cuộc sống. Bị vợ bỏ, người em trai thất nghiệp dời đến sống chung và cơ hội bị sa thãi khá cao. Điểm chính của phim là việc Gopnik đấu tranh nội tâm về việc nâng điểm học trò của ông để họ khỏi bị nợ môn và không ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của ông. Và trong đoạn cuối, Gopnik đã đưa ra quyết định cho cả số phận của ông. Rồi cảnh chuyển đến con trai ông đang trong sân chơi với một cơn lốc xoáy đang tiến tới. Bài hát Sombody to Love của Jefferson Airplane bật lên khi màn hình chuyển đen.

Đó là một kết thúc ám ảnh và đau lòng cho một bộ phim tuyệt vời. Có quá nhiều câu hỏi. Cảnh cuối đó không khác gì những tấn bị kịch của Shakespearean viết, nhưng chúng lại không hề có một giải pháp nào cả. Bỏ lại cho chúng ta tự giải đáp những bí ẩn, giống như những gì Gopnik đang cố làm với đời ông.

9. The Graduate

Đoạn kết mơ hồ được cho là thứ làm phim này từ một phim hay trở thành một tuyệt tác. Bộ phim tình cảm hài này vốn đã hay từ những khung hình đầu tiên. Nhưng trong những giây sau cùng, Mike Nichols cho ta tháy một thứ rất ít khi xuất hiện trong những bộ phim lãng mạn: Sự không chắc chắn. Khi Benjamin Braddock (Dustin Hoffman) và Elaine (Katharine Ross) ngồi yên vị ở ghế sau của chiếc xe bus, sự hào hứng khi họ chạy trốn khỏi đám cưới của Elaine giảm dần. Không hề nói một lời nào, ta vẫn thấy thực tế hiện lên trên gương mặt của diễn viên. Có sự ngờ vực, có nỗi sợ, có những lo lắng và rồi... phim kết thúc.

Cái kết quả thực là một hành động đầy tính thực dụng và can đảm của nhà làm phim. Bởi vì vốn dĩ nó không hề có trong kịch bản, chỉ là Nichols để máy quay chạy lâu hơn một chút và đó là thứ mà ông bắt được trên khuôn mặt của hai diễn viên. Dù là cố ý hay không, thì đó là một khoảng khắc rất sâu sắc, làm phim trở thành một tác phẩm kinh điển trong lòng mọi người.

8. Drive

Rất nhiều câu hỏi bọ bỏ ngỏ ở đoạn kết của Drive. Số phận người tài xế sẽ ra sao? Liệu anh ta có tái ngộ nhân vật do Carey Mulligan thủ vai không? Anh ta có còn lái xe không? Nicolas Winding Refn đã quyết định không trả lời những câu hỏi đó cho khán giả. Nhưng ông cũng đủ hào phóng khi cho ta biết rằng người tài xế chưa chết. Sua một trường đoạn hồi hộp, gã tài xế nháy mắt và ta biết rằng anh ấy sẽ sống sót. Nhưng những câu hỏi khác thì lại không được trả lời.

Refn đưa chúng ta qua nhiều cung bậc cảm xúc khi ông kể một câu chuyện về chàng tài xế phải lòng một cô hàng xóm với nhiều hình ảnh đẹp, chân thực và kèm cả hành động bạo lực. Ông dường như không hứng thú với kiểu cái kết có hậu – cả nhà đều vui. Giống như những phim nằm trong danh sách này, chúng ta vẫn còn bàn về nó một thời gian dài sau đó. Chúng ta bị nó ám.

7. Lost in Translation

Một câu chuyện tình yêu ngọt ngào ra mắt vào năm 2003. Bill Murray vào vai một diễn viên ở tuổi xế chiều tên Bob Harris, sống tại Nhật. Tại khách sạn ông ở, ông đã gặp một cô sinh viên mới ra trường tên Charlotte, đảm nhận bởi Scarlett Johansson. Cả hai nảy sinh một tình bạn đẹp, và gắt kết sâu hơn xuyên suốt cuộc phiêu lưu vòng quanh nước Nhật. Đến khi Bob phải về nước, bằng một quyết định sáng suốt, đạo diễn Coppola đã không để ta nghe thấy những lời từ biệt của Bob nói với Charlotte.

Việc để những lời tạ từ của Bob là một bí ẩn là một lựa chọn hoàn hão. Thứ ta thấy được là những biểu cảm trên gương mặt nhân vật, và thế là đủ. Mọi thứ mà người xem có thể nghĩ ra vẫn sẽ hay hơn thứ mà Coppola có thể viết ra. Đó là một cái kết nhẹ nhàng, lặng lẻ và ngọt ngào cho bộ phim mà không cần thêm thắt gì cả.

6. Blade Runner

Liệu có thể coi nó là phim có cái kết mơ hồ không, nếu đạo diễn tiết lộ hết mọi thứ? Hãy để vụ đó cho mấy tay triết gia! Tiếp tục với những phim mơ hồ vào điểm kết, ta đến với Blade Runner, mặc dù đạo diễn Ridley Scott đã cố phá cuộc vui.

Phim kết thúc với câu hỏi lơ lửng trong đầu mọi người “Deckard có phải người nhân bản không?”. Bộ phim không hề đưa ra đáp án cho câu hỏi đó, nhưng vẫn có những chứng cứ để suy ra anh ta là người nhân bản. Ở đoạn kết, Deckard nhặt được một con ngựa một sừng gấp bằng giấy được để lại làm quà cho anh. Điều này làm liên tưởng đến một giác mơ anh có trước đó, ngụ ý rằng Gaff đã thâm nhập vào trí nhớ của anh, và điều đó chỉ có thể xãy ra khi anh ta là người nhân bản.

Ridley Scott từng lên báo xác nhận rằng Deckard là một người nhân bản từ đầu đến cuối. Điều đó cũng phần nào giảm bớt sự bí ẩn của bộ phim, nhưng nếu bỏ ông đạo diễn vô duyên đó qua một bên, đó vẫn là một cái kết mơ hồ và bí ẩn.

5. Barton Fink

Dù nó không phải là bom tấn doanh thu cao (chỉ thu về 6 triệu đô từ kinh phí 9 triệu đô bỏ ra). Nhưng Barton Fink lại trở thành một trong những tác phẩm để đời và câu đố lớn nhất trong sự nghiệp phi thường của anh em nhà Coen. Phim có một cái kết vừa cao trào vừa có phần phi lý.

Với sự giúp đở của Charlie Meadows (John Goodman), Barton Fink (John Turturro)trốn thoát được khỏi tay hai tên thám tử đã giử anh tại phòng trong mấy ngày liền để điều tra, anh rời cái khách sạn đang bốc cháy – nơi mà anh đã chiều nhiều khổ ãi. Fick đi về bờ biển và gặp một người phụ nữ trông giống y hệt trogn bức tranh mà anh hay nhìn ở bàn làm việc việc. Cô ta hỏi anh có cái gì trong hộp (đó có thể là những cái đầu người hoặc là không) và anh trả lời là anh không biết. Người phụ nữ sau đó chuyển sang tư thế giống như trong bức tranh và một con chim bay thẳng ra phía biển. Và rồi khán giả bị bỏ lại với một cái kết phi lý và có phần dễ thương

4. Birdman

Bộ phim đoạt giả Oscar co phim hay nhất để lại nhiều câu hỏi cho chúng ta giải đáp. Cái ảo giác mà một cảnh quay dài không bị gián đoạn đem lại thật rất ấn tượng và làm ta bị thôi miên. Phim hội tụ những gương mặt sáng giá của làng điện ảnh như Michael Keaton, Emma Stone, Edward Norton và Naomi Watts. Phim khai thác hoàn hão khía cạnh của show-biz và những người nổi tiếng. Và quan trọng nhất, bộ phim kết thúc với một cái kết ấn tượng để làm người xem phải suy nghĩ nhiều ngày sau đó.

Sau khi thất bại trong việc tự tử trên sân khấu, Riggan Thomson (Keaton) phải nằm viện trong tình trạng “biến dạng”. Ông nhận được những lời đánh giá hay nhất đời ông và cô con gái thì không còn xấu hổ về ông nữa. Ở đoạn này, ông đi vào nhà vệ sinh và thấy chim bay ngang cửa, ông trèo lên và nhảy khỏi khung cửa đó. Sam (Emma Stone) đi vào và chạy đến bên cửa, rồi cô nhìn lên bâu trời và mĩm cười. Một cái kết ấn tượng cho một bộ phim ấn tượng. Nhưng cô ấy đã nhìn thấy gì trên bầu trời? Điều đó tùy thuộc vào bạn.

3. American Psycho

Dựa trên cuốn tiều thuyết của Bret Easton Ellis và được đạo diễn bởi Mary Harron Đoạn kết của phim đã làm những người mê phim phải vò đầu bứt tai bối rối trong thời gian dài. Đoạn kết của phim nói về việc Patrick Bateman (một vai diễn xuất thần đầu sự nghiệp của Christian Bale) ngày càng trở nên điên loạn hơn, đến khi giọt nước tràn ly và mọi thứ chìm vào hổn loạn. Hắn cố nhét một con mèo con vào máy ATM, hắn thú tội vơi luật sư riêng trên điện thoại và rồi hắn sát hại hơn phân nữa dân số Manhattan. Đến sáng hôm sau, chẳng có gì thay đổi. Không tìm được cái xác nào. Bạn bè hắn không tin những lời thú tội đó. Hắn phải tiếp tục sống cuộc sống đáng nguyền rủa đó mà không hề bị trừng phạt.

Cái kết của phim là cảnh Bateman lái xe về nhà trên nền nhạc chính của phim, hắn sống trong trạng thái không muốn sống mà cũng chẳng thể chết. Không thể chịu sự trừng phạt, và cái biển báo ở phía sau với dòng chử “đây không phải là lối thoát”.

2. Broken Flowers

Bí ẩn xung quanh nội dung của Broken Flowers chưa hề được giải đáp thông qua bộ phim. Bill Murray vào vai Don Johnston, một kẻ sát gái nay đã về già và sống yên bình. Yên bình bị phá vở khi ông nhận được một lá thư báo ông có một người con trai 19 tuổi lưu lạc đâu đó ngoài kia. Thế là ông lên đường tìm gặp những người tình xưa để tháo gở những nút thắt ở quá khứ.

Đến đoạn kết, Don vẫn không có câu trả lời như phim chưa hề bắt đầu. Và ông suy nghĩ đến việc “đứa con trai” này chỉ là một trò chơi khăm. Khi ông đứng bên vệ đường, một chiếc xe chạy ngang. Một sự ngở ngàng hiện lên trên gương mặt ông khi thấy người lái xe là mộ chàng trai trẻ (diễn viên đó là con trai ruột của Bill Murray – Homer Murray) đang nghe cùng một bài hát mà Don thích. Bộ phim không hề cho ta câu trả lời rằng đó có phả con trai của Don hay không. Thay vào đó, nó đưa ra một thứu thú vị hơn. Nó đưa ra câu hỏi rằng trí nhớ của ta ít nhiều bị ảnh hưởng như thế nào bởi chính thực tại ta đang sống? Ta có tin quá khứ được không? Đạo diễn Jim Jarmusch đã đem đến một bộ phim sâu sắc và có sức ảnh hưởng lớn, một phần nhờ vào cái kết mơ hồ của nó.

1. The Thing

Bộ phim với cái kết mơ hồ nhất mọi thời đại thuộc về phim kinh dị hay nhất mọi thời đại: The Thing của John Carpenter. Nó đầy ám ảnh, lạ lùng và có phần làm ta hài lòng nhưng lại không thõa mãn. Nó để ta tự nhớ lại những thứ đã xem rồ tự đưa ra kết luận riêng. Quá sức thiên tài.

Một sinh vật ngoài hình tinh có khả năng biến dạng đã hạ gần hết người ở trạm nghiên cứu Antarctic và chỉ còn sót lại 2 người: Mac (Kurt Russell) và Childs (Keith David). Với súng phun lửa chỉa vào nhau và trạm nghiên cứu thì đã bị phá hũy, họ ngồi trên mặt tuyết. Một trong hai người họ có thể là sinh vật ngoài hành tinh kia giả dạng. Không có cách nào để biết. Và hiển nhiên nếu là giả dạng thì cũng không thể lộ diện, không thì sẽ bị thiêu sống ngay lập tức. “Ta làm gì bây giờ?” Childs hỏi. “Sao ta không thử... đợi ở đây một lát... rồi xem chuyện gì đến.” Là câu trả lời của Mac. Với đoạn kết rợn người đó, màn hinfhc huyển dần sang màu đen.

Sinh vật đó còn sống không? Hay nó ngủ sâu dưới lớp băng và đợi ngày được tự do để phá hũy thế giới? Carpenter biết rằng để ta thắc mắc thì đáng sợ hơn là cho ta biết hết.