15 khoảnh khắc kì lạ kinh điển trong phim của đạo diễn Tim Burton (phần 1)
Phim Kinh Dị · Tin điện ảnh · tranbaoduy ·
Tim Burton luôn là người giữ cái chất “lạ” cho Hollywood từ những năm 80’.
Tim Burton luôn là người giữ cái chất “lạ” cho Hollywood từ những năm 80’. Nổi tiếng với phong cách kỳ quặc và một chút gothic, ông chưa bao giờ dè chừng việc phá vỡ mọi giới hạn. Với bộ phim đầu tay của mình, Pee Wee’s Big Adventure, khán giả đã phần nào cảm nhận được sự độc đáo của ông. Sau đó, ông tiếp tục tạo ra Beetlejuice và mang đến cho chúng ta một bộ phim lạ thường pha lẫn giữa kinh dị và hài kịch.
Hầu hết phim của Tim đều mang phong cách: bối cảnh gai góc, phông màu tối tăm và âm nhạc của Danny Elfman. Cả 3 yếu tố bổ trợ nhau để tạo ra một bầu không khí dị thường. Liên tiếp mỗi bộ phim, Burton càng nâng cấp độ dị thường của mình. Lần đầu tiên là góc nhìn về cuộc sống của “thế giới bên kia”, sau đó là câu chuyện về người đàn ông với đôi tay làm bằng kéo, và cứ tiếp tục như thế. Thỉnh thoảng sự dị thường này rất hiệu quả, nhưng đôi lúc, nó lại có tác dụng ngược lại.
Dù trong những bộ phim có nội dung nghiêm túc nhất, Burton cũng cứ phải thêm một chút dị. Dù là xây dựng lại một vai diễn kinh điển hay tạo ra một điệu nhảy kì cục đi chăng nữa, phim của ông bắt buộc phải độc và lạ.
Và đây là danh sách 15 khoảnh khắc kì lạ nhất trong phim của Tim Burton.
15. EDWARD SCISSORHANDS – JOYCE QUYẾN RŨ EDWARD
Burton nhiều lần khẳng định bộ phim Edward Scissorhands dựa trên cuộc sống thời thơ ấu của ông tại vùng ngoại ô Califonia. Với những chiếc kéo chằng chịt trên tay, Edward là một kẻ ngoài lề xã hội, sống lạc loài trong một vùng đất màu pastel và những ngôi nhà kẹo ngọt. Khi được giới thiệu với những người sống tại đó, anh ta được chào đón bằng những lời lẽ và ánh nhìn đầy phán xét. Nhưng khi những người phụ nữ phát hiện ra tài năng tạo mẫu tóc bằng những cây kéo của anh, anh bổng dưng trở thành “hot boy” của cả thành phố.
Trong khi hầu hết hàng xóm dần chấp nhận Edward, vẫn có những người khác kém thân thiện với anh. Joyce, một “hot mom” điển hình, bị hấp dẫn bới Edward và cố dụ dỗ anh trong salon. Bà ta bò lên người anh và dùng những cây kéo của anh để cắt đi phần áo trên của mình, để lộ ra bộ áo ngực cực kì sexy. Đùi bà ta kẹp xuống khiến cả 2 lật xuống nền nhà và sau đó, là một khoảng lặng đáng sợ!
Thật ra Edward Scissorhands đã được xem là một bộ phim khá “nhẹ đô” của Burton rồi đấy. Tuy nhiên, nhìn cảnh một phụ nữ cố quyến rũ một chàng trai không có chút khái niệm nào về giao tiếp xã hội thì thật cũng hơi khó coi. Buồn cười ở chỗ, thậm chí Edward còn không hiểu bà Joyce đang làm gì, vì khi được hỏi, anh chàng chỉ đơn giản nói rằng, bà ta cởi đồ thôi.
14. ED WOOD – CRISWELL DẪN TRUYỆN TỪ TRONG QUAN TÀI
Bộ phim tiểu sử đầu tiên của Tim – Ed Wood – đã chứng mình ông hoàn toàn có thể làm một bộ phim nghiêm túc hơn. Dựa trên một vài sự kiện trong hành trình chinh phục Hollywood của Ed Wood, phim kể về tình bạn của ông với Bela Lugosi và nỗ lực kêu gọi tài trợ cho bộ phim của họ (mặc dù phim dở tệ).
Một trong những diễn viên của Wood là Criswell, một chuyên gia tâm linh trên truyền hình có những tiên đoán cực kì chuẩn xác. Ông ta thường đưa lời dẫn phim và dựng cảnh trong phim của Wood. Và Burton quyết định chỉnh lại phim của ông như là chính phim của Wood, bằng việc thêm một đoạn giới thiệu. Bắt đầu với việc Criswell bật nắp quan tài và “đọc diễn văn chào mừng” khán giả:
“Xin chào, các bạn của tôi! Bạn ham mê những thứ không rõ ràng. Sự bí ẩn. Những điều chưa giả đáp được. Thế nên bạn mới ở đây. Và giờ thì, lần đầu tiên, chúng tôi sẽ cho bạn biết toàn bộ câu chuyện. Chúng tôi sẽ cho bạn những chứng cứ dựa trên lời khai từ những linh hồn khốn khổ của thử thách kinh hoàng vừa rồi. Những sự việc, những hiện tượng. Bạn thân mến, chúng ta không thể giữ bí mật này lâu hơn được nữa. Hãy đảm bảo huyết áp bạn ổn định trước những sự thật kinh hoàng của ngài Edward D. Wood Jr đấy!”
Đoạn giới thiệu truyền cảm của Criswell đã giúp khán giả trải nghiệm phong cách làm phim hạng B của Wood. Đây là một cách làm đầy sáng tạo đã tạo sự chú ý cho Wood mà không làm bộ phim đi quá xa và trở thành một trò lố.
13. SLEEPY HOLLOW – MẸ CỦA ICHABOD
Burton thích gây sốc cho khán giả, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Điển hình là Sleepy Hollow, với mạch chuyện vốn khá ổn khi theo sát Ichabod và bí mật của anh ta, nhưng Burton cứ phải hành hạ nhân vật này với câu chuyện quá khứ vô nghĩa. Để giải thích việc tại sao anh ta không tin vào những chuyện siêu nhiên, Ichabod nhớ lại việc cha mình đã giết mẹ mình ra sao.
“Bà ấy bị giết để cứu lấy linh hồn, bởi một gã bạo chúa đen dưới lớp mặt nạ của công lí. Tôi mất niềm tin khi chỉ mới 7 tuổi” Anh ta nói với Katrina.
Lời thú nhận này kèm theo hàng loạt giấc mơ cho ta thấy những góc nhìn khó chịu của vụ giết người. Chúng ta còn thấy một vài bằng chứng cho thấy mẹ anh ta thực hành tà thuật nữa.
Dù khá là hay ho khi xem việc phụ nữ bị đối xử ra sao trong thời kỳ Đại thanh trừng, phân đoạn này được cho là quá bạo lực và vô nghĩa. Hoàn toàn có những lí do khác cho việc mất niềm tin vào siêu nhiên của Ichabod, còn cách làm này hoàn toàn gượng ép và tạo sự đồng cảm không cần thiết cho nhân vật.
12. CHARLIE AND THE CHOCOLATE FACTORY– WILLY WONKA’S WELCOME SONG
Khi Tim Burton được công bố là đạo diễn của bản remake phim Willy Wonka và nhà máy Chocolate, giới truyền thông đã khá lo ngại về phong cách của ông sẽ ảnh hưởng đến câu chuyện. Theo lý thuyết, đây đúng là thế mạnh của Burton. Nhưng ông lại chỉ tập trung vào hình ảnh chứ không phải nội dung. Willy Wonka do Gene Wilder thủ vai rất lạ thường, nhưng ta vẫn thấy được hình ảnh của một người cha. Còn Willy Wonka phiên bản Johnny Depp thì điên rồ 100%. Bối cảnh cực kì đẹp nhưng thiếu sự tình tế mà bản năm 1971 mang lại.
Ví dụ điển hình như cảnh tự giới thiệu cho nhà máy kẹo của Willy Wonka. Trong bản năm 1971, bọn trẻ chờ đợi ngoài cổng, háo hức được vào trong nhà máy. Một sự yên lặng thuần túy khi Willy Wonka đi đến gần, bước chân khập khiễng, và đột nhiên, ông ta đổ người về phía trước và làm một cú nhào lộn đầy ấn tượng, thể hiện tính cách sinh động của mình.
Còn trong phiên bản của Tim Burton, du khách nhí được đưa đến trước một sân khách màu mè với những con búp bê trẻ em hát giới thiệu về Willy Wonka, trông không khác không khí của Disneyland với màn hát hò vui vẻ và hạnh phúc tràn trề. Và trong khi mọi người đang ngân nga theo giai điệu, sân khấu bị trục trặc và bắt lửa. Cảnh sau đó là những con búp bê bùng cháy với khuôn mặt bị chảy nhựa và giọng hát thì bị méo mó thành những tiếng rên la.
Charlie và Nhà máy Chocolate có đầy những cảnh dị thường, nhưng bài hát chào mừng đó là mình chứng đầu tiên cho việc hiểu sai hình tượng nhân vật của Tim Burton. Có vẻ ông ta chỉ đang cố phá cách hơn là kể nên một câu chuyện.
11. BATMAN – TRÒ ĐÙA BẢO TÀNG CỦA JOKER
Bộ phim Batman năm 1989, ảnh hưởng của Tim Burton giảm tối thiểu tính gai góc của truyện và thay vào đó là tập trung hơn vào những trò lố của Joker. Joker do Jack Nicholson thủ vai là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong vũ trụ của DC vì ông thật sự lột tả được độ điên rồ của nhân vật này. Dù là khi giết ngài nghị sĩ bằng một cọng lông vũ hay ép bồ của ông ta phải nhảy vào axit, Nicholson đều thể hiện được sự tàn ác và khó đoán của Joker.
Một trong những chiến thuật kì dị nhất của hắn phải kể đến “cuộc hẹn hò” cùng Vicki Vale. Sau khi lừa cô đến bảo tàng, Joker đã có một màn vào cửa khoa trương. Với một chiếc boombox phát nền nhạc Prince, Joker và tay sai của gã hủy hại các tác phẩm nghệ thuật băng việc đạp phá và vẽ bậy lên chúng. Điều này thể hiện “niềm vui tàn nhẫn” của Joker và cách gây hại bằng những trò đùa của gã. Thay vì tập trung vào những cảnh hành động, Burton tạo ra những phân đoạn như trên để làm nổi bật ác nhân.
10. CHARLIE VÀ NHÀ MÁY CHOCOLATE – NGUỒN GỐC CỦA WILLY WONKA
Khi xem Willy Wonka và nhà máy Chocolate thời thơ bé, chúng ta phải lòng với kẹo ngọt và phép màu. Bị mê hoặc bởi một người đàn ông tuyệt vời đã tạo ra những sản phẩm trở thành hình tượng như Everlasting Gobstopper và Fizzy Drinks. Nhưng chũng ta có tò mò tại sao Willy Wonka lại trở thành một nhà làm kẹo nổi tiếng không? Đôi khi, có những điều tốt nhất cứ mãi là bí ẩn. Tuy nhiên, Burton lại không nghĩ vậy và ông phải tạo nên lí do đó.
Wonka là con trai của ông nha sĩ Wilbur Wonka. Ông ta cấm con mình ăn kẹo và phải đeo một bộ niềng răng nặng nề. Sau một lần lén lút thử chiếc kẹo socola lần đầu tiên trong đời, Willy quyết định bỏ nhà đi để trở thành người làm socola và từ đó không gặp cha mình nữa. Charlie giúp Wonka gặp lại cha mình để ông có một gia đình hạnh phúc. Sau một cuộc kiểm tra răng “khá là thân mật”, hai cha con đã giảng hòa.
Cảnh này cơ bản đã phá hủy sự li kì của nhân vật Willy Wonka. Thay vì chỉ cần làm một con người lập dị, ông ta tạo nên một đế chế bánh kẹo chỉ vì vấn đề tâm lý với cha mình.
9. PEE WEE’S BIG ADVENTURE – GIẤC MƠ VỀ TÊN HỀ CỦA PEE WEE
Có ai không thấy nhưng tên hề đáng sợ không? Với gương mặt thì xấu xí và điệu cười điên điên khùng khùng, mấy tên hề quả là nguyên liệu lí tưởng cho một con ác mộng. Chúng nhéo mũi bạn, ném bánh vào bạn và rõ ràng còn ăn cắp xe đạp nữa chứ. Khi Pee Wee tìm kiếm chiếc xe đạp của mình, anh dần dần không còn biết phải tìm ở đâu. Trong lúc hôn mê vì bị ngã khi cưỡi bò, anh ta bắt đầu gặp ác mộng về chiếc xe đạp hư của mình được đem đi “phẫu thuật” bởi một đội hề!? Burton thậm chí còn tạo ra cảnh chiếc xe bị đích thân Santa đem xuống địa ngục.
Thật tuyệt khi thấy Burton biến một ám ảnh bình thường thành một nỗi kinh hoàng. Bản nhạc kinh điển của Elfman có một giai điệu du dương và ám ảnh đủ để chơi đùa với sự lo sợ thường tình. Chúng ta bít tâm hồn Pee Wee chỉ như một đứa trẻ nhưng Burton đã làm chúng ta đồng cảm với anh. Không phải ai cũng đi xe đạp, như ai cũng thừa nhận mấy tên hề đúng là con cái của quỷ dữ.
Xem tiếp phần 2.
Có khoảnh khắc nào trong danh sách này gây ấn tượng nhất với bạn không? Hãy cho Moveek cùng biết với nhé!