15 trang phục siêu anh hùng được tái hiện chuẩn xác từ truyện tranh lên phim

Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · Leex ·

Truyện tranh và phim điện ảnh (hoặc TV-show) có một sự khác biệt tương đối rõ ràng, mỗi bên có nét riêng về mặt hình ảnh và cách kể truyện nên sẽ khá bất công nếu đem ra so đo từng chút một.

Truyện tranh và phim điện ảnh (hoặc TV-show) có một sự khác biệt tương đối rõ ràng, mỗi bên có nét riêng về mặt hình ảnh và cách kể truyện nên sẽ khá bất công nếu đem ra so đo từng chút một. Nhưng quả thật ngay cả một fan “tay mơ” cũng sẽ thắc mắc tại sao có những thứ từ truyện đem lên phim lại thay đổi quá nhiều như thế.

Vấn đề ở đây là việc bê toàn bộ những gì trong truyện tranh lên màn ảnh không đơn giản như bạn nghĩ đâu, trừ phi bạn muốn người xem cười nhạo những thứ như độ “lố” và “lúa” của phục trang nhân vật (Ví dụ điển hình là Scarlet Witch). Nhưng cũng có nhiều trường hợp cá biệt, nhà sản xuất đã thành công khi giữ được gần như toàn vẹn bản sắc của phục trang nhân vật.
Mời bạn cũng điểm qua 15 bộ trang phục của siêu anh hùng vẫn giữ được khuôn mẫu gốc khi đem lên màn ảnh.

15. Supergirl

Bộ trang phục khoác trên người diễn viên Melissa Benoist trong series Supergirl trên đài CW đã giữ được nhiều nét đặc trưng của bộ trang phục gốc trong truyện tranh dù vẫn có nhiều chi tiết được thêm vào hoặc thay thế để phù hợp với thị hiếu. Đây là một động thái thể hiện sự tôn trong đối với nguyên tác truyện tranh, tương tự như phiên bản Supergirl trong bộ phim cùng tên do Helen Slater thủ vai chính vào năm 1984.

Một yếu tố khá đó là do trong các tập truyện tranh gần đây, trang phục của Supergirl có phần tương đối hở hang đến lố bịch nên khó có diễn viên nào chấp nhận mặc nó xuyên suốt cả mùa chiếu được. Đơn giản chỉ là một cái áo tắm một mảnh (hoặc 2 mảnh) kèm một cái áo choàng (trong tập pilot của Supergirl có đá xoáy vào việc này).

Trong ảnh trên bạn có thể thấy các điểm nhấn lớn được lấy hoàn toàn từ phiên bản gốc như váy ngắn, đai lưng, áo tay dài và thậm chí độ dài vừa phải của áo choàng. Một số thay đổi đó là giày bốt có phần cao hơn, quần bó, logo “S” được thiết kế lại và nhất là đã bỏ đi cái băng đô.

14. Thor

Đầu tiên ta hãy nói về điểm khác biệt đã, thứ rõ ràng nhất bạn có thể chỉ ra đó là cái mũ sắt: trong truyện tranh, hiếm khi ta thấy Thor xuất hiện mà không đội nó, nhưng trong phim ta chỉ được thấy một lần duy nhất trong phim Thor. Có hai vấn đề dẫn đến việc loại bỏ nó là sẽ khá nóng khi đội nó liên tục và nhất là các quý cô thích nhìn mái tóc vàng thướt tha của Chris Hemsworth tung bay trong gió hơn là cái mũ thô kệch.

Nhưng nhìn toàn diện, bộ trang phục trong phim không khác quá nhiều so với truyện tranh. Từ bộ giáp lưới bó ở cánh tay và đùi, đôi giày cao cổ có phần viền ở đầu gối, áo choàng đỏ mẹ may cho đủ làm Superman ghen tị và tất nhiên là không thể thiếu Mjolnir.

Phần giáp ngực được thay đổi chút ít ở độ bóng,thêm vài điểm nhấn có phần sang trọng và bỏ bớt vài chi tiết thừa. Tất cả gộp lại làm nên một Thor kiêu hùng làm biết bao quý cô chao đảo trên màn ảnh.

13. Black Widow

Thoạt nhìn thì trang phục của Black Widow không khác gì một bộ đồ bó đen bình thường, nhưng thực tế nó lại có khá nhiều chi tiết rất khó để có thể làm cho đúng, vì những chi tiết đó thường xuyên được thay đổi từ truyện tranh lên đến màn ảnh. Nhưng nét đặc trưng nhất thường thấy đó là vòng tay đa dụng, thắt lưng đầy phong cách với logo hình đồng hồ cát, áo cổ cao có khóa kéo và bao súng nẹp bên đùi. Tất cả những thứ vừa kể đều được lấy từ comic lên màn ảnh, riêng phần vòng tay đa dụng lên phim được thu gọn hơn so với truyện tranh.

Nhưng vẫn có một vài điểm khác biệt, điểm khác đáng nói nhất là trang phục của Black Widow trong truyện tranh có phần bóng bẩy hơn vì nó được miêu tả là làm từ một loại cao su đặc dụng còn trang phục của Scarlett Johansson thì không được như thế do được lại từ một chất liệu vải co giản đơn giản hơn. Một điểm khác là truyện tranh vốn nổi tiếng với việc gợi cảm hóa nhân vật nữ nên trong truyện tranh phần khóa kéo của của Black Widow luôn được kéo xuống sâu hơn.

12.Deadpool

Bộ trang phục Deadpool đã mắc vào trào lưu “Là đồ siêu anh hùng bằng da thuộc” của Hollywood, như bộ X-men của Bryan Singer, Daredevil, Ant-man và gần như toàn bộ siêu anh hùng DC trên kênh CW. Nhưng chí ít là trông nó vẫn đẹp.

Trang phục của Deadpool luôn đi theo hướng tiện dụng hơn dễ nhìn, nhưng không thể nói rằng gả quái kiệt này không biết cách để trông sao cho ngầu. Với tông màu chính là đỏ đô xem kẻ dây da và móc/kẹp cứng để giữ các món vũ khí như cặp súng lục vắt hai bên hông, đôi katana vắt chéo sau lưng và vài cây dao găm vắt chổ này và chổ kia. Không thể không nhắc đến cái thắt lưng với logo độc quyền của hắn với vài cái túi nhỏ đựng những “bất ngờ” cho kẻ địch.

Xét tổng thể, bộ trang phục trong phim đã rất trung thành với thiết kế gốc trong truyện điểm khác biệt duy nhất là những phần vải da màu đen được thay thế bằng những mảnh giáp cứng cùng màu. Nhà sản xuất thậm chí sử dụng cả CGI để thể hiện được biểu cảm đặc trưng trên đôi mắt của Deadpool.

11. Iron Man

Vấn đề khi nói về Iron Man đó là không có một bộ trang phục cố định cho nhân vật này, vì Tony Stark vốn là một nhà phát minh nên ông liên tục lắp ráp bộ giáp mới, nâng cấp giáp cũ và phác thảo thêm các thiết kế mới. Trong truyện tranh, thiết kế trừ trong ra ngoài của Iron Man liên tục thay đổi theo năm tháng, và trên phim cũng thế khi xuyên suốt các phần phim ta được thấy Robert Downey Jr trong nhiều bộ giáp khác nhau.

Trong lần xuất hiện đầu tiên, bộ giáp của Tony Stark không khác gì chàng người thiết trong The Wizard of Oz. Sau đó được chuyển sang tông màu chủ đạo là đỏ và vàng và sử dụng đến tận bây giờ bên cạnh nhiều lần nâng cấp, thiết kế mới và bổ sung vũ khí.

Mặc dù bộ giáp trên phim vẫn chưa hoàn toàn thể hiện được 100% các chi tiết của bộ giáp trong truyện, nhưng nó đã thực sự thể hiện được bộ óc thiên tài đằng sau bộ giáp đó – một nhà phát minh không ngừng cải tiến và hướng về tương lai. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm nền thành công cho bộ phim “khởi động” toàn bộ vũ trụ điện ảnh Marvel.

10. Batman

Batman của Ben Affleck truy không quá xuất sắc, nhưng cũng không thể nói là quá tệ. Bộ trang phục trong Batman v. Superman của chàng dơi được đạo diễn Zack Snyder chọn ra từ đầu truyện The Dark Knight Returns của Frank Miller, đưa cho nhà thiết kế trang phục Michael Wilkinson xem và nói “Làm cái này này.” Phần tai ngắn, hình dáng và độ dài của áo choàng, logo, tông màu xám, đôi bốt của viền nhọn hay thậm chí phần gai nhọn trên cánh tay cũng làm giống hoàn toàn.

Khác biệt đáng nói nhất có lẻ là ở phần thắt lưng, khi nó được gắn ít túi nhro hơn so với trong truyện. Bề mặt của bộ trang phục trông như nhiều lớp vải chồng lên nhau mà tạo thành. Ở phần sau của phim, bộ giáp mà Batman dùng để chiến đấu với Superman cũng được lấy ý tưởng từ bộ The Dark Knight Returns.

9. Hellboy

Ngoài trang phục ra, thì phần hóa trang cũng là yếu tố quyết định nhan sắc của Hellboy khi lên phim. Vì hắn thường xuyên phạch ngực trần nên phần hóa trang không chỉ mỗi phần đầu mà còn cả phần ngực, bụng, cánh tay và quan trọng nhất là “Right Hand of Doom”. Gần như hình ảnh của Hellboy được bê nguyên xi từ truyện tranh lên phim. Điều này đạt được là nhờ đạo diễn Guillermo del Toro muốn miêu tả một cách chính xác chàng người hùng đến từ địa ngục của Mike Mignola. Áo khoác rộng, làn da đỏ đậm, thắt lưng và vài thứ lặt vặt đính kèm... tất cả đều rất chuẩn xác. Ngoại trừ phần sừng được điều chỉnh đôi chút về kích cở để phù hợp với gương mặt diễn viên.

Và điểm khác biệt lớn nhất là trong truyện tranh, Hellboy thường mặc quần đùi ngắn, trong khi lên phim thì chuyển sang mặc quần dài toàn bộ. Điều này có lẻ xuất phát từ việc đoàn làm phim muốn tiết kiệm khoản trang điểm cho phần chân.

8. Captain America

Chris Evan đã mặc khá nhiều trang phục khác nhau cho vai Captain America, một số không hề giống trong truyện tranh nhưng khi lên phim trông vẫn khá đẹp. Nhưng có duy nhất một bộ là giống gần như hoàn toàn so với phiên bản gốc trong truyện, dù anh chỉ mặc nó trong một phân đoạn ngắn.

Đó là phân đoạn Cap đi theo một đoàn diễn xuyên nước Mỹ để cổ vũ tinh thần các chiến sỉ trong thế chiến thứ 2. Nhưng thay vì trở thành nguồn cảm hứng, anh lại trở thành một trò đùa đối với người xem là các binh lính. Bộ trang phục được chọn là trang phục đầu tiên trong truyện của Captain America vào năm 1940. Với mục đích làm Cap trông khá lố bịch, một số thay đổi đã được thêm vào đó là phần cổ liền nón và phần sọc kẻ trắng đỏ của cờ Mỹ đã được làm to phần đường kẻ lên.

7.Spider-man

Trong khi các phiên bản gần đây được cập nhật với công nghệ mới, thì bộ trang phục mà Tobey Maguire mặc trong phần phim đầu tiên của Spider-man trông không khác gì bước ra từ truyện tranh. Quả thực bộ phục đó đã trở thành một biểu tượng cho Spider-man và không quá khó để tái hiện nó trên phim. Ảnh trên là so sánh giữa trang phục trên phim và trong truyện Ultimate Spider-man (bộ trang phục của Ultimate Spiderman trông không khác gì so với Spider-man 616) điểm khác duy nhất đó là phần mắt khi lên phim được thu nhỏ lại.

Trong khi quay, Maguire phải mặc một bộ đồ độn cơ bắp trước khi khoác lên bộ phục trang Spider-man để trông cứng cáp hơn,  phần mặt nạ được làm khuông cứng để phần đầu luôn giữ được hình bầu dục mà không bị móp méo sau đó thêm một số hoạt ảnh 3d vào phần mắt để trong sống động hơn. Có thể bạn sẽ nói nhiều phần của bộ trang phục đã được thay đổi ít nhiều, nhưng đây chính là bộ trang phục giống với bản gốc của Spider-man nhất.

6. The Phantom

Nói một cách thẳng thắn, thật sự là vô cùng khó để làm sai bộ trang phục của The Phantom.Nó đơn thuần là một bộ đồ bó toàn thân màu tím chỉ để trống phần mặt và bàn tay. Đây là một điểm đáng nói, vì câu truyện của nhân vật này thường lấy bối cảnh ở trong rừng – nơi mà hiếm khi có vật gì màu tím.

Như thường lệ, khi lên phim thì bộ đồ phải được thêm bớt vài thứ lớn nhỏ khác nhau. Vầ lần này, nhà thiết kế trang phục đã khá thông minh khi biến những đường nét cơ bắp trong truyện thành những đường kẻ hoa văn trên bộ trang phục. CÒn lại thì từ cặp súng lục đến mặt nạ nhỏ và cả phần viền cắt trên mặt đều được làm y như trong truyện. Điểm thay đổi lớn nhất là phần sọc kẻ xanh-đen ở... thôi, cứ nhìn vào hình là bạn biết ngay. Nó chẳng phục vụ bất cứ mục đích nào, nên khi lên phim nó đã được bỏ ra và thay thế bằng màu tím đậm.

5.Psylocke

Xét lại quá khứ của FOX và việc thiết kế đồng phục của X-men không giống bản gốc của họ, thì việc họ làm với trang phục Psylocke cho diễn viên Olivia Munn quả là một sự bùng nổ. Nhân vật Psylocke được xuất hiện trong X-Men: Apocalypse với vai trò một ác nhân, đây cũng chính là những gi diễn ra trong truyện tranh.

Các chi tiết trang phục trong truyện tranh đã được tái hiện rất tốt, bao gồm cả phần V-line phía dưới khá hở hang cũng được giữ nguyên. Như đã nói, các nhân vật nữ trong truyện tranh luôn xuất hiện với những bộ cánh khá hở hang, và lần này bộ phim thậm chí còn làm tốt hơn truyện khi bổ sung thêm khoảng trống ở phần ngực. Bryan Singer đã làm rất tốt khi giữ nguyên những nét chính từ truyện tranh, từ bộ tóc màu tím đến dãy khăn thắt lưng màu hồng. ĐIểm thay đổi duy nhất là khi lên phim, Psylocke có thêm bao tay.

4.Superman

Thật quá kho để có thể tìm ra điểm khác biệt giữa trang phục truyền thống của Superman trong truyện tranh và bộ trang phục mà Christopher Reeve đang mặc trong hình trên. Càng nhìn ta sẽ càng thấy nó giống đến từng chi tiết nhỏ, như phần thắt lưng, độ dài của áo choàng và điểm nối giữa áo choàng và cổ áo đều rất hoàn hão.

Chổ đôi giày thì có chút khác biệt, trong truyện chỉ đơn thuần có một điểm lỏm thì khi lên phim nó trở thành một hình zig-zag. Và tông màu của trang phục trong phim có phần tối-nhạt hơn so với trong truyện tranh.

Sự khác biệt về cách tái hiện trang phục trong 2 phiên bản Superman của Christopher Reeve ngày xưa và Henry Cavill hiện thời đã đưa ra câu hỏi: Liệu việc giữa nguyên bản gốc trang phục trong truyện tranh có phải luôn là một ý hay? Điều đó hẳn là tùy thuộc vào thiết kế của nó nữa. Dù vậy, nhưng những lời ngợi khen của các fan truyện tranh dành cho trang phục Superman của Christopher Reeve cũng không thể thay đổi mọt thực tế đó là nó trông không hợp thời chút nào.

3.The Tick

Xuyên suốt từ truyện tranh sang hoạt hình và lên đến TV-show, chàng người hùng màu xanh của tác giả Ben Edlund đã được thể hiện với nhiều bộ mặt khác nhau. Có khi là một gả người hùng vụng về, cứu một người mà phá cả căn nhà. Có khi lại là một siêu anh hùng với tính cách vô cùng trẻ con. Nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là bộ trang phục màu xanh. Và đến giờ vẫn chưa có một lời giả thích cụ thể cho bộ trang phục đó. Liệu nó đơn thuần là một bộ đồ bó tự làm hay nó là một phần cở thể của The Tick? Nhưng dù thế nào đi nữa, thì tương tự như trang phục của The Phantom, trang phục của The Tick cũng rất dễ tái hiện khi nó đơn thuần là một bộ đồ bó màu xanh dương.

Patrick Warburton vào vai The Tick trong series cùng tên vào năm 2001, anh khác lên người một bộ trang phục tái hiện gần như hoàn hão đến từng chi tiế trong truyện tranh. Điểm khác biệt đó là không có phần mặt nạ và phần chân được bôt sung thêm đôi giày chứ không để chân trần như trong truyện.

2. Dick Tracy

Khó có bộ phim nào thể hiện được trang phục giống với bản gốc truyện tranh như bộ phim Dick Tracy vào năm 1990. Phần lớn là nhờ vào quyết định của diễn viên kiêm đạo diễn Warren Beatty khi giới hạn mọi thứ vào trong 7 tông màu cơ bản vì ông muốn thể hiện sự tôn trọng với bản gốc của tác giả Chester Gould.

Áo khoác và nón màu vàng, phía trong là áo trắng đen kèm cravat sọc đỏ-đen. Bộ trang chẳng hề có một điểm khác biệt nào so với truyện tranh (phần quần màu xanh phía trên có thể là do lỗi in màu vì Dick Tracy được miêu tả là chỉ mặc quần dài đen). Mọi thứ gần như được tái hiện chuẩn xác, thứ duy nhất mà ta thấy khác có lẻ là diện mạo của của nhân vật, vì phần cằm Warren Beatty chưa được vuông như bản gốc trong truyện.

1. Rorschach

Bộ phim âm u, đen tối của Zack Snyder tuy có nhiều ưu lẩn khuyết, nhưng không thể phủ nhận cố gắng của ông trong việc trung thành với phiên bản gốc. Nhiều cảnh quay trong phim gần như được tái hiện 100% từ nguyên tác truyện tranh.

Về phần trang phục thì cũng có nhiều điểm để fan chê bai (nhất là của The Ozymandias). Nhưng bộ trang phục của Rorschach do Jackie Earle Haley thủ vai lại rất nổi bật. Vì nó cơ bản là một sự tái hiện “chuẩn không cần chỉnh”: Nón, áo, giày, quần (đáng nói nhất là đây, khi lên phim chiếc quần với kẻ sọc vẫn bất di bất dịch dù bị cho là không hợp thời trang), găng tay, mặt nạ( riêng phần này có hổ trợ của CGI để trong sống động hơn.) và thậm chí phần áo khoác dính bẩn. Cứ nhìn xem, bạn có tìm ra được điểm khác biệt nào không?

Ý kiến của bạn thế nào? Bạn có tìm ra được nhân vật siêu anh hùng nào có trang phục giống với bản gốc truyện tranh nữa không?