Bridgerton (Netflix) - Làm phim trái lịch sử thế này liệu có đúng đắn?

TV Series · Tin điện ảnh · bluemoon28 ·

Bridgerton dù gì cũng là phim viễn tưởng lãng mạn, nên mơ về thế giới đại đồng cũng không sai.

Đặc điểm nổi bật của các bộ phim cộm mác Shonda Rhimes là dàn diễn viên đa sắc tộc. Việc nhiều nhân vật da màu góp mặt trong những bộ phim của Shonda Rhimes được nhiều khán giả ca ngợi là thực tế. Bridgerton - tác phẩm gây bão trên nền tảng Netflix cũng không khác gì. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào mà giới quý tộc đa dạng lại có thể tồn tại trong thời kỳ mà hầu hết người da đen và da nâu ở Anh thường làm những công việc thấp kém, đồng thời quan ngại về tính đúng đắn lịch sử của phim.

Theo tiểu thuyết gia lãng mạn kiêm nhà sử học Vanessa Riley, giới quý tộc da đen đúng là có tồn tại thời kỳ này, nhưng quy mô và mức độ chấp nhận đến từ giới quý tộc da trắng được thể hiện trong Bridgerton phần lớn là không chính xác về mặt lịch sử. Còn nhớ ở tập 4 của mùa 1, quý bà Danbury (Adjoa Andoh) đã nhận xét về sức mạnh của tình yêu với Simon (Regé-Jean Page):

"Hãy nhìn nữ hoàng của chúng ta. Hãy nhìn vị vua của chúng ta. Hãy nhìn vào cuộc hôn nhân của họ. Hãy nhìn mọi thứ mà nó đang làm cho chúng ta, cho phép chúng ta trở thành. Chúng ta là hai xã hội riêng biệt bị phân chia theo màu da, cho đến khi một vị vua yêu một trong hai. Tình yêu, ca ngợi Chúa, đã chinh phục tất cả".

Nói một cách dễ hiểu, Bridgerton tồn tại trong một xã hội hư cấu ở London thế kỷ 19, nơi không giống như ngày nay, chủng tộc của Nữ hoàng Charlotte không bao giờ là điều cần tranh luận. Trong bộ phim, bà ấy là một phụ nữ da đen lên ngôi, dẫn đến một thế giới được chấp nhận hơn với đầy cơ hội bình đẳng giữa 2 chủng tộc. Đây là một thế giới lý tưởng mà chúng ta, những người hiện đại, luôn mơ ước được thấy, nơi mà những quý tộc da màu, thường dân da màu, người giúp việc da màu, vận động viên da màu không phải là điều gì cấp tiến hay đặc biệt. Đặt tính chính xác của lịch sử sang một bên, người dẫn chương trình Chris Van Dusen nói với OprahMag.com rằng họ muốn Bridgerton "phản ánh thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay."

Tuy là vậy, đối với một số người, Bridgerton được nhìn nhận là cách hiểu là một cách quá đơn giản về một vấn đề rất phức tạp về các mối quan hệ chủng tộc ở Anh thế kỷ 19, đặc biệt là khi Bridgerton được đồng sản xuất và viết bởi Van Dusen - một người da trắng. Các nhà phê bình không chỉ đề cập đến ẩn ý không mấy tích cực của việc người da đen và da nâu hòa nhập với những người có thể là kẻ áp bức của họ, mà còn khả năng loại trừ các diễn viên da sẫm màu khỏi các vai chính.

Nhưng đồng thời, Van Dusen giải thích với OprahMag.com rằng loạt phim này không hoàn toàn là phim lịch sử, mà là một bộ phim truyền hình cổ trang hiện đại mang tính giả tưởng. Và tính giả tưởng đó được thực hiện gồm việc các công dân người da màu có thể sống cuộc sống của họ và thành công mà không cần nghi vấn hay giải thích.

Golda Rosheuvel, người đóng vai Nữ hoàng Charlotte, nói:

“Nó là cái gì? Nó là cái đẹp, và nó sẽ được tôn vinh”. "Chúng tôi đang vui vẻ. Chúng tôi đang nghịch ngợm. Chúng tôi là sinh vật của sắc dục, chúng tôi là vĩ đại. Chúng tôi là con người. Tôi là con lai giữa hai chúng tộc. Tôi lớn lên ở Anh. Mẹ tôi đam mê những bộ phim truyền hình cổ trang khiến tôi cũng phát cuồng vì chúng. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể tham gia một bộ phim (Vì hầu hết trong phim cổ trang châu Âu, các nhân vật đều là người da trắng). Đó là một điều gì đó quá xa vời. Tôi không thể chạm vào nó. Bây giờ chúng ta có thể viết lại câu chuyện đó cho cô bé tương tự đang ngồi ở nhà. Chu kỳ đó hiện đang dừng lại. "

Đối với Regé-Jean Page, những con người đằng sau Bridgerton sẽ nhào nặn bộ phim lịch sử như thế nào - chứ đừng nói đến việc Simon là người da đen - là ưu tiên hàng đầu trước khi anh đồng ý đóng vai Công tước xứ Hastings. Đối với anh, đoạn độc thoại của Lady Danbury trong tập 4 là một chi tiết thiết yếu.

"Tôi muốn đại diện cho thế giới chúng ta đang sống, khán giả mà chúng ta đang phục vụ và những người đã luôn sống. Không giống như tư tưởng những người da màu tồn tại là một hiện tượng hiện đại, chúng tôi đã luôn ở đó. Tôi nghĩ một trong những cách tốt nhất để làm điều đó là trò chuyện với mọi người vì đó là những mối quan tâm duy nhất ảnh hưởng đến cách chúng ta điều hướng trong xã hội".

Là một người xem và cuồng tín thể loại lãng mạn, rất khó để hiểu khái niệm BIPOCs sống tự do không có vấn đề gì ngay cả vào những năm 2020, đặc biệt là khi những người đứng sau phong trào Black Lives Matter đang đấu tranh hàng ngày để đảm bảo cộng đồng của họ được lắng nghe. Bridgerton cũng đưa ra lập luận rất thực tế rằng thay vì đưa người da màu vào một thế giới trên thực tế lịch sử không thực sự chấp nhận họ, Hollywood có thể hiệu quả hơn khi tìm hiểu và chuyển thể các tiểu thuyết đã có sẵn sự cấp tiến. Những tác phẩm của nhà văn Beverly Jenkins, Alyssa Cole, và những người khác là một khởi đầu hứa hẹn. 

Liệu một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, ấm áp giữa một người đàn ông và người mẹ đỡ đầu khôn ngoan của anh ta có thực sự đủ để giải thích sự đa chủng tộc trong một bộ truyện lấy bối cảnh ở một đất nước có lịch sử đau thương giữa người da màu và người da trắng? Đối với một số người, có lẽ là không. Nhưng trong khi tôi đồng ý với phần lớn ý kiến phản đối, thì việc không phải đối mặt với những cuộc đối thoại về lý do tại sao người dân của tôi (tác giả bài viết) xứng đáng được đại diện trên một bộ phim truyền hình ăn khách vẫn là một luồng gió mới đáng hoan nghênh khi chúng tôi đã dành nhiều thập kỷ để nói nhiều như vậy. Bridgerton chỉ củng cố nó.

Mùa 2 của Bridgerton sẽ lên sóng Netflix ngày 25.03 tới và dường như chẳng có gì thay đổi, ít nhất là về bối cảnh.

Ảnh: Screen Rant

Nguồn: Oprahdaily.com