CGI cho phim - Cần hay Không cần?

Tin điện ảnh · HeisenbergPhu ·

Ngày nay, khi công nghệ điện ảnh càng phát triển. Nhiều bộ phim trong đó cho khán giả những trải nghiệm cực kỳ thú vị, mờ ảo với công nghệ CGI mà nó áp dụng trong phim.

Ngày nay, khi công nghệ điện ảnh càng phát triển. Nhiều bộ phim trong đó cho khán giả những trải nghiệm cực kỳ thú vị, mờ ảo với công nghệ CGI mà nó áp dụng trong phim.

Vậy liệu việc áp dụng và thậm chí tận dụng CGI vào một bộ phim liệu có tốt?

Như ta thấy, hiện giờ các nhà phê bình nghiêm ngặt của Hollywood vẫn không dễ tính với những bộ phim sử dụng nhiều CGI, họ nghiêng về những bộ phim đánh vào tâm lý, nội dung hơn, đấy cũng là chuyện đương nhiên mà thôi. Mới đây, những bộ phim như Gods of Egypt, Warcraft hay Batman v Superman là những phim ngập tràn CGI, và có nhiều phim gần như được sử dụng toàn bộ công nghệ này, diễn viên chỉ việc thể hiện trên phong nền xanh lá. Và những phim này không nhận được ý kiến tích cực từ những nhà phê bình.

CGI tồn tại trong mọi bộ phim mà đôi khi bạn không thể thấy hay nhận ra, từng chiếc xe chạy trên đường, con đường được phủ đầy tuyết hay đôi khi là hơi lạnh thở ra từ chúng ta trong những ngày giá rét; thậm chí CGI có thể làm được điều đó, quá đơn giản. Nhưng sao một vài người không thích công nghệ này?

Quay trở lại với những năm 80-90s, người ta thường sử dụng mô hình mô phỏng để quay những cảnh cháy nổ, quái thú trong phim vì thời điểm đó công nghệ kỹ thuật chưa phát triển, đây là điều giúp người xem thấy được sự tinh tế từ bàn tay của những nhà sản xuất.

Ví dụ Jurassic Park và Jurrasic World, phần đầu tiên của Steven Spielberg toàn bộ khủng long trong phim đa số đều được một hãng mô hình nổi tiếng của Mỹ làm ra. Họ phải tạo ra những con khủng long robot với kích thước gần như bằng thật. Nhưng đến Jurassic World, những chú khủng long tuy vẫn được dựng bằng mô hình nhưng chúng bị hạn chế lại, chỉ một vài con với một vài bộ phận nhỏ còn lại CGI đảm nhận tất cả.

Max Mad: Fury Road không sử dụng CGI? Không, nếu bạn để ý thì phim sử dụng rất nhiều để ghép cảnh cho phim, những ngọn đồi, núi, cháy nổ hay cơn bão cát.

Gần đây nhất, bom tấn làm mưa làm gió vào tháng 2 trên các rạp, Deadpool, là bộ phim sử dụng CGI khá nhiều trong phim. Để có nét biểu cảm trên ánh mắt của gã sát thủ Deadpool dùng mặt nạ, nhà sản xuất phải áp dụng công nghệ này để làm nó cử động, người xem đã rất thích thú những đoạn này vì nó biểu đạt rất thành công gương mặt của anh mặt dù nằm sau tấm mặt nạ.

Warcraft lại là 1 sự bùng nổ khác của công nghệ điện ảnh. Dựa trên một game vốn đã nổi tiếng từ lâu, Warcraft có tạo hình những nhân vật giữ nguyên đúng tinh thần của game làm fans chính cống rất thích thú với nó. Đặc biệt cách tạo dựng của những con thú, Orc trong phim quá chân thật và tỷ mỹ, đây là chưa nói về khâu nội dung.

Đánh dấu cho công nghệ này ta không thể không kể đến những cuộc cách mạng điện ảnh như Avatar của James Cameron, series Transformers của Michael Bay. Đây là những siêu bom tấn (tuy có nhiều phim thất bại về mặt nội dung) nhưng đồ họa và cảnh quay trong phim luôn đánh vào mắt người xem khiến họ không thể quên được. Cách áp dụng CGI , bắt cảnh trong những đoạn phim rất khớp và chân thật được những vị đạo diên tận dụng và sắp đặt khá tinh thế.

Michael Bay - ông hoàng của vua cháy nổ, người nhận được khá nhiều anti-fan cho mình, nhưng ông nổi tiếng với góc nhìn, giác quan của mình. Michael biết cách tận dụng, tạo ra một môi trường CGI hoạt động tốt nhất trong một góc hình, ông tính toán từng hướng mắt của người xem để cho những cảnh quay được sống động, muôn màu hơn.

Godzilla nhân vật được chăm chút nhất về VFX.
Godzilla nhân vật được chăm chút nhất về VFX.

Mang lại tuổi trẻ cho những diễn viên già. Những diễn viên nay đã có tuổi, việc làm những cảnh phim của họ lúc trẻ chắc chắn phải sử dụng công nhệ CGI vào, việc này đã quá sức phổ biến trong các bộ phim. Ví dụ: Ant-man, Terminator Genisys hay Captain America: Civil War. Nếu bạn chưa biết thì hồi Iron Man 3, nam diễn viên Robert vai Tony Stark vì một vài lý do anh không thể xuất hiện để quay những cảnh cuối phim, đạo diễn đã phải sử sụng CGI để ghép mặt anh vào đó. Tôi chắc chắn rằng không ai trong các bạn có thể nhận ra điều này.

CGI còn tiết kiệm thời gian cho những diễn viên, vì vài “lý do” một vài diễn viên không thể có mặt tại thời điểm quay phim, nên họ chỉ có thể tận dụng kỹ thuật motion cap. Việc này giúp họ có thể quay bất cứ đâu chỉ với phông nền xanh, mọi hoạt động và lời nói của họ được ghi lại từng chi tiết một, sau đó sẽ chuyển về nhà sản xuất để họ chỉnh sửa, thêm hiệu ứng và đưa vào phim gốc. Nếu không có CGI, liệu Marvel Studios có mang đến cho chúng ta những nhân vật sinh động như: The Hulk, Ultron hay Vision. Nếu không có CGI liệu Zack Snyder có tạo ra những trận đánh hoành tráng của Batman và Superman, hay bộ ba trinity với Doomsday?

Andy Serkins nam diễn viên nổi tiếng nhờ những nhân vật CGI, ông là người luôn vào vai những nhân vật kỳ ảo như: King Kong, Gollum, hay Caesar (Planet of the Apes) hoặc mới đây là nhân vật Snoke trong Star Wars: The Force Awakens. Ông hiểu rõ về công nghệ Motion cap và là một trong những nhà sản xuất uy tín nhất trong thời điểm hiện tại.

Vậy nếu bạn hỏi CGI là tốt hay xấu cho phim, thì tôi nói nó không tốt và không xấu nếu chúng ta biết cách sử dụng nó hợp lý và không quá phô trương. Nếu không có nó thì chưa chắc chúng ta sẽ có những bộ phim mang tính chất giải trí đúng nghĩa, trong một mùa phim phải luôn có những bộ phim hoành tráng đan xen vào những bộ phim triết lý, nhân văn để tạo cho người xem những cảm xúc, thời gian giải trí khác nhau. Đấy là lý do để có thể gọi là Mùa Hè Của Phim Bom Tấn.