[Góc phim độc lập] A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence (2014) – Cuộc sống phù dù

Tin điện ảnh · Grewi ·

Xã hội bây giờ quá nhiều con người vô cảm, canh bệnh vô cảm trở thành một thứ mà phổ biến tới nỗi nó xuất hiện khắp mọi nơi. Từ báo chí cho tới truyền hình, từ điện ảnh cho tới âm nhạc. Nó xuất hiện trong bài giảng của những giáo viên hay thậm chí nằm trên những trang giấy đề thi của môn Văn.

A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence (2014) có tên tiếng Việt là Nhìn Cuộc Đời Qua Đôi Mắt Chim Câu. Là bộ phim cuối cùng trong bộ ba phim “Tình cảnh làm người” của đạo diễn người Thụy Điện Roy Anderson. Bộ phim là những câu chuyện rời rạc được ghép nối lại với nhau một cách không chủ đích như những mảnh đời khác nhau của cuộc sống vậy. Mỗi nhân vật trong phim có những cái riêng biệt, những ham muốn, những tính cách, những đặc điểm mà ta dễ dàng nhận ra. Từ cô giáo béo dạy nhảy Flamenco cho tới anh chàng học viên của lớp nhảy. Cô bé lên đọc bài thơ về chú chim bồ câu và cuộc đời hay vị vua Karl XII. Ông chủ quán nước hay bà chủ của quán rượu. Tất cả được đạo diễn đưa vào như để ta cảm nhận về những con người, về những số phận khác nhau. Họ được gắn vào bộ phim để ta quan sát, theo dõi những thứ mà họ làm. Rồi ta chợt nhận ra mình chả biết được điều gì từ những con người ấy, hay là ta chỉ thấy bản thân mình trong họ. Vì họ quá giống ta, cũng là những con người trong cái xã hội đầy phù du này.

Mạch phim chậm và từ từ để người xem dễ dàng nhìn nhận hết mọi thứ diễn ra mà không phải vội vàng mà bỏ sót những điều nhỏ nhất. Bám lấy hình ảnh hai ông già đi rao bán những món đồ chơi. Những lời mời chào được lặp đi lặp lại xuyên suốt phim làm ta chẳng thể nào mà quên được. Rồi chợt khi một người phụ nữ tình cờ nhìn thấy một món đồ chơi rồi hoảng sợ mà bỏ chạy. Nghịch lý thay trong những lời chào hàng của mình, hai ông già luôn nói đó là những món đồ chơi mang lại tiếng cười cho người khác. Cuộc sống là vậy, đầy tương phản và những bất ngờ. Đôi lúc ta cũng chẳng thể nào hiểu được nó. Ta cứ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cuộc sống là gì nhưng rồi ta lại chẳng có một câu trả lời rõ ràng nào cả. Tất cả toàn là một mớ hỗn độn của cái cuộc sống vốn dĩ đã quá phức tạp này.

Phải, cuộc sống này quá phức tạp nếu ta đặt mình trong nó. Như những nhân vật trong phim vậy. Mỗi vấn đề mà họ gặp phải. Dường như tất cả họ chẳng ai có được lời giải đáp cho mình. Họ trốn chạy, họ từ bỏ, họ chấp nhận và rồi họ chẳng biết làm gì cả. Ấy vậy, tôi hay các bạn đã từng xem bộ phim này đều biết rằng mọi vấn đề ấy quá dễ dàng giải quyết cơ mà. Nhưng bạn nên nhớ rằng, mình là những người đứng ngoài. Mình đang coi một bộ phim về cuộc sống, về cách làm người. Ta giống như chú chim bồ câu đang theo dõi cuộc đời từ cành cây vậy. Ta nhìn cuộc đời thông qua những số phận của các con người trong phim. Ta thấy nó thật dễ dàng. Nhưng nếu ta đừng nhìn qua bộ phim, đừng là chú chim bồ câu nhỏ kia. Mà ta hãy đặt mình vào từng con người trong phim hay ta tự đặt mình vào bộ phim của cuộc đời ta. Ta thấy rằng cuộc sống này đúng là quá phức tạp, có quá nhiều thứ làm ta thấy sợ. Và rồi ta chỉ muốn khép mình lại, sống một cuộc đời vô cảm mà thôi.

Xã hội bây giờ quá nhiều con người vô cảm, canh bệnh vô cảm trở thành một thứ mà phổ biến tới nỗi nó xuất hiện khắp mọi nơi. Từ báo chí cho tới truyền hình, từ điện ảnh cho tới âm nhạc. Nó xuất hiện trong bài giảng của những giáo viên hay thậm chí nằm trên những trang giấy đề thi của môn Văn. Vô cảm trong A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence được Roy Anderson tạo ra một cách rất tinh tế qua cách trang điểm khuôn mặt trắng bệt của tất cả nhân vật xuất hiện trên phim. Hay là đoạn ngắn về thứ tư hay thứ năm. Chẳng ai quan tâm tới ai, họ cứ đứng và đứng. Họ nói vài câu cũng lặp tới hai lần hay chỉ hành động cũng là lặp đi lặp lại. Rồi cái điệp khúc tôi không có tiền nó như được nhấn mạnh lên trên hết. Một xã hội mà chẳng ai có tiền. Như phản ánh hiện thực vậy. Xã hội đi xuống, nên kinh tế đi xuống, con người cũng nghèo khó hơn, kham khổ hơn ngay cả ở một đất nước mà ai cũng ca ngợi rằng chất lượng cuộc sống vô cùng tốt như Thụy Điển. Nhưng đó là khi ta nhìn từ ngoài vào, ta đâu sống ở đó, ta cũng đâu biết họ cũng có gặp phải khó khăn như ta.

Trong một cái xã hội đầy phù du này, ai cũng là ai. Đừng so sánh người này với người khác. Đừng nhìn cuộc đợi bằng con mắt của bản thân. Đừng vội phán xét bất cứ thứ gì khi ta không biết rõ về nó. Hãy thử chậm lại. Quan sát mọi thứ. Ngẫm nghĩ nó. Suy tư về nó. Ta chợt nhận ra rằng, cuộc sống này sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Nguồn: Grewi