Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng - Nguồn gốc lâu đời của chú mèo huyền thoại
Tin điện ảnh · Ivy_Trat ·
Trước khi đến với Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng, hãy cùng nhìn lại gốc gác lâu đời sau hình tượng này. Xem lịch chiếu Mèo Đi Hia và mua vé Mèo Đi Hia tại Moveek.
Nhiều người biết đến Mèo Đi Hia, hay còn được gọi với cái tên Puss in Boots, thông qua bộ hoạt hình Shrek, nhưng thực tế thì nguồn gốc của chú mèo này xuất phát từ truyện cổ tích đến nay đã gần 500 tuổi. Như vậy, Mèo Đi Hia là một trong những “boss” mèo lớn tuổi nhất “báo” từ trang truyện đến màn ảnh.
Xem lịch chiếu Mèo Đi Hia và mua vé Mèo Đi Hia tại Moveek
Mèo Đi Hia được biết đến là chú mèo nói tiếng Tây Ban Nha được nhân hóa, một kẻ chạy trốn khỏi luật pháp, người đặc biệt nổi tiếng với đôi ủng đặc trưng của mình, đó và chú ta là con mèo duy nhất đi ủng. Mặc dù ngày nay hầu hết được đánh giá cao với tư cách là một nhân vật trong Shrek, các phần phim tiếp theo đó và sắp tới đây là Puss in Boots: The Last Wish (Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng), chuyến phiêu lưu ban đầu của chú ta là một câu chuyện cổ tích của Ý được lan truyền rộng rãi khắp châu Âu. Giờ đây, với lịch sử gần 500 năm kể từ khi loài mèo xuất hiện đầu tiên trong những câu chuyện dân gian và những huyền thoại, hãy cùng nhìn lại nguyên tác cổ tích được đánh giá cao mà mọi người thường ít để ý.
Nguồn gốc đáng ngạc nhiên của Puss in Boots bắt nguồn từ câu chuyện có thể là lâu đời nhất và được viết đầu tiên của tác giả người Ý Giovanni Francesco Straparola trong khoảng thời gian 1550-1553, người đã đưa nó vào The Facetious Nights of Straparola của mình. Nhưng cũng có một phiên bản do Girolamo Morlini soạn thảo mà Straparola cũng đã sử dụng làm nguồn tư liệu cho nhiều câu chuyện khác nhau trong bộ sưu tập của mình. Sau đó, một phiên bản khác được xuất bản bởi Giambattista Basile vào năm 1634, có tựa đề Cagliuso, và mặc dù câu chuyện ban đầu là tiếng Ý, công chức đã nghỉ hưu Charles Perrault đã viết một phiên bản tiếng Pháp vào cuối thế kỷ 17. Perrault cũng tạo ra một bộ sưu tập gồm tám câu chuyện cổ tích có tên là Histoires ou contes du temps passé, trong đó xuất hiện một bản thảo viết tay và minh họa về Puss in Boots.
Câu chuyện đã được công nhận bằng cả tiếng Ý và tiếng Pháp, với tiêu đề tiếng Ý là Il gatto con gli stivali (Con mèo đi ủng). Cuốn sách đã trở nên phổ biến đáng kinh ngạc sau đó, và cho đến ngày nay, vẫn là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em được yêu thích ở châu Âu. Từ cuốn sách truyện này, Mèo Đi Hia đã xuất hiện trong kịch múa qua nhiều thế kỷ, từ vở ballet Người đẹp ngủ trong rừng của Tchaikovsky (cụ thể là trong màn thứ ba) cho đến cả vở Kinder und Hausmärchen (Truyện cổ Grimm) của Anh em nhà Grimm. Diễn viên Christopher Walken, hơn tất cả mọi người, thậm chí còn xuất hiện với vai Puss in Boots trong hình dạng con người trong một bộ phim thập niên 80 bị lãng quên.
Mèo Đi Hia thậm chí còn đóng vai chính trong một phim hoạt hình ngắn năm 1922 của Walt Disney, sáu năm trước khi chuột Mickey chính thức được sinh ra, và được chuyển thể thành phim hoạt hình Nhật Bản từ Tohei (với manga của đạo diễn Studio Ghibli Hayao Miyazaki), và công ty này đã thực sự lấy con mèo làm biểu tượng của mình.
Ngày xửa ngày xưa…
Mặc dù Mèo Đi Hia nổi tiếng trong Shrek với đôi mắt to tròn, dễ thương, nhiều fan còn không biết câu chuyện gốc của chú mèo này. Câu chuyện mở đầu bằng cái chết của một người thợ xay và việc phân chia đồ đạc của ông ta cho các con trai. Con trai út của người thợ xay chỉ đơn giản là nhận được con mèo của gia đình. Mặc dù nó có thể không phải là một món quà như anh trai của anh ấy nhận được (nhà máy của cha họ), nhưng con mèo này không giống bất kỳ con mèo bình thường nào, và ngay khi cậu bé nhận ra điều kỳ lạ ở nó, người con út đã cung cấp cho con mèo một đôi ủng, theo yêu cầu của chú mèo.
Với hy vọng làm giàu cho chủ nhân của mình, chú mèo bắt đầu cuộc phiêu lưu thông minh và tinh nghịch của mình. Trên đường đi, chú mèo thể hiện những mánh khóe xảo quyệt và ăn mừng vì những trò nghịch ngợm, bao gồm cả âm mưu đánh lừa nhà vua; cuối cùng, mánh khóe của chú ta đã thành công và con trai của người thợ xay cuối cùng được phong tước Hầu tước và cưới công chúa làm vợ.
Phiên bản nổi tiếng do Perrault thực hiện là câu chuyện mà hầu hết mọi người đều quen thuộc, mặc dù đó không phải là tác phẩm của ông. Theo thời gian, câu chuyện gốc đã được điều chỉnh và thay đổi. Ví dụ, trong phiên bản của Straparola, chàng trai trẻ đáng thương không phải là con trai của một người thợ xay, mà là con của một phụ nữ phóng túng. Con mèo thực ra cũng là một nàng tiên cải trang, nhưng cuối cùng, người đàn ông vẫn trở thành vua.
Tương tự, một phiên bản của Giambattista Basile vào năm 1634 cho thấy cậu bé là một người ăn xin có được vận may nhờ con mèo (tương tự như câu chuyện mà chúng ta biết), nhưng cuối cùng, cậu bé hứa với con mèo một chiếc quan tài bằng vàng sau khi chết. Vì vậy con mèo đã lừa anh ta và giả vờ chết. Con mèo sau đó chết điếng khi biết rằng cậu bé định ném nó ra ngoài cửa sổ. Trong cơn túng quẫn, con mèo bỏ chạy.
Bài học nào từ chú mèo lừa lọc này
Mặc dù có nhiều phiên bản Mèo Đi Hia, nhiều người có thể đồng ý rằng câu chuyện cổ về chú mèo ranh mãnh biết nói rất hấp dẫn, nhưng chúng ta nên giải thích ý nghĩa của nó như thế nào? Thoạt nhìn, bài học mang thông điệp nói dối, gian lận và lừa dối chúng trong cuộc sống là con đường đạt được cuộc sống sung túc nghe thật gai người. Suy cho cùng, những kẻ lừa gạt không phải là loại người được ưu ái gì ở xã hội.
Mèo Đi Hia, khi anh ta đánh lừa những người ở vị thế cầm quyền, dường như luôn thoát khỏi sự trừng phạt. Một lần nữa, điều này dường như không hoàn toàn đúng với chuẩn mực xã hội. Chúng ta không thể coi thường sự thật rằng Puss không bao giờ phải trả giá cho những hành vi sai trái của mình. Vậy thì rốt cuộc đạo đức của câu chuyện là gì?
Như nhiều câu chuyện cổ tích, bài học đạo đức là một trong vấn đề để bàn luận. Song, truyển cổ tích hay dân gian là thể loại mà mọi người có thể hiểu và nhìn nhận chúng theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù bài học đạo đức có vẻ hợp lý nhất ở đây là đôi khi việc nói dối, gian lận và lừa lọc là cần thiết để đạt được điều mình muốn, nhưng người ta có thể dễ dàng tranh luận về một cách nhìn khác (và có lợi hơn) về vấn đề này.
Xem lịch chiếu Mèo Đi Hia và mua vé Mèo Đi Hia tại Moveek
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta xem Mèo Đi Hia như một người chỉ đơn giản là phải làm những gì anh ta phải làm nhằm đảm bảo chú ta và chủ của mình có thể tồn tại và tận dụng tốt nhất những bất lợi của họ trong cuộc sống? Hãy nhớ, người chủ của Mèo Đi Hia không được thừa kế cối xay vốn là dụng cụ để kiếm sống. Chú mèo luôn vượt qua những trở ngại và đặt mình vào nguy hiểm để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và chủ nhân bởi vì họ còn gì để mất nữa?
Các câu chuyện (đặc biệt là truyện cổ tích) thường được viết một cách rõ ràng nhằm cho phép người đọc học được một bài học nào đó, nhìn nhận cuộc sống của chính họ trong sự so sánh và suy ngẫm về hành vi, hành động và lựa chọn của nhân vật.
Vì vậy, trong trường hợp này, Puss in Boots có thể chỉ yêu cầu chúng ta nhìn lại bản thân – Chúng ta có nói dối để tránh những tình huống khó khăn không? Chúng ta có lọc lừa trong cuộc sống để đạt được thành công và đạt được những gì chúng ta muốn không? Chúng ta có lừa dối những ai đặt lòng tin vào ta không? Nếu vậy, có lẽ đạo đức của câu chuyện ở đây là thay đổi, cân nhắc xem những hành vi này có thực sự xứng đáng với cái giá đạt được hay không và tự hỏi bản thân xem chúng ta có đang làm những gì có thể để xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn và hạnh phúc hay không, nhưng quan trọng hơn là, để hỏi xem chúng ta có làm việc đó một cách công bằng không và ta làm việc đó vì ai.
Xem ra câu hỏi cuối cùng vẫn còn giá trị khi Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng sắp tới cũng khám phá Puss sẽ nhìn nhận lại cuộc đời mình như thế nào khi chú mèo chỉ còn lại một mạng cuối cùng. Liệu Puss sẽ làm điều gì thật ý nghĩa hay đánh mất lòng dũng cảm của mình? Liệu Puss sẽ đối mặt sự tử vong trong tư thế ngẩng cao đầu, hay bắt đầu trốn tránh hiện thực? Liệu Puss sẽ nhận ra mục đích sống của mình chứ? Và sợ chết thật ra cũng là đièu bình thường. Puss in Boots: The Last Wish (Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng) có thể vẫn giữ đồ hoạ tươi tắn và câu chuyện đậm chất trẻ thơ, nhưng ý nghĩa và chủ đề mà nó tiếp cận thật gai góc. Có vẻ như đây là một bộ phim đáng mong đợi dịp cuối năm.