Những bộ phim dựa trên sự kiện có thật liệu đã chân thật đến mức nào?
Tin điện ảnh · HeisenbergPhu ·
Liệu các bộ phim dựa trên sự kiện có thật có diễn ra chính xác như mọi người nghĩ hay không?
Ngày nay, xu hướng xem phim của khán giả đi theo nhiều hướng khác nhau, có người thích xem bom tấn ngập tràn súng đạn, máu me khói lửa, có người thích những bộ phim về những con quái thú khổng lồ hay lại nghiên về thể loại tình cảm, lãng mạn nhưng trong số đó cũng có một thành phần muốn thưởng thức những bộ phim được dựa trên những sự kiện có thật để họ có thể hiểu hơn, nắm bắt thêm những thông tin, chi tiết về nhân vật trong thời gian đó. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo một câu hỏi đi kèm theo những bộ phim rằng liệu nhà sản xuất và đạo diễn đã sử dụng bao nhiêu sự thật trong phim?
Theo thông tin được công bố qua Information is Beautiful (thuộc trang Collider), họ đã điểm ra những sự thật nằm trong những bộ phim luôn gán mác "based on a true story" kiểu vầy. Trong đó, các bộ phim như The Big Short, Selma, American Sniper,và Spotlight cho phép đạo diễn và nhà sản xuất thực hiện những cảnh quay của những diễn biến thật sự đã xảy ra, họ được cung cấp giấp phép nghệ thuật trong câu chuyện mà họ kể. Thậm chí họ còn cho phép bạn kể câu chuyện theo một phong cách, hướng đi mà bạn muốn, tùy theo quan điểm đánh giá của người làm phim, đôi khi những điều đó có thay đổi một số chi thiết thực hư trong những bộ phim.
Bộ phim Selma của Ava DuVernay được xem là một trong những bộ phim mang tính chân thật nhất từ trước đến giờ, nhà sản xuất được cung cấp đến 100% bản quyền giấy phép làm phim, điều này đồng nghĩa rằng mỗi lời thoại, mỗi hoạt động trong phim điều đã có xảy ra ngoài đời thật. Nhưng, nếu xếp trong bảng danh sách phim theo đúng "Sự thật" nhất thì Selma cũng chỉ nằm ở 81.4 %. The scene-by-scene breakdown còn mang đến cho người xem những cái nhìn khác về các bộ phim này, làm thế nào có thể nói lên hết tính chất tường thuật, tỉ mỹ cho nội dung sự kiện, ví dụ Selma đã mất điểm khi cho các nhân vật thiệt mạng ngay trong cuộc tấn công trong khi ngoài đời, phải hai ngày sau họ mới thật sự hy sinh.
Trong trường hợp của American Sniper và The Imitation Game, ý tưởng tự khai thác hoàn toàn được thể hiện, chứng minh một điều răng đạo diễn và biên kịch không cần phải luôn luôn đi theo mô-típ "dựa trên một câu chuyện có thật" 1 cách cứng nhắc.
Sau cùng, đây cũng không phải là một "sự thật hãi hùng" dành cho những bộ phim này khiến nó mất điểm trong mắt của người xem. Dù thế nào thì sự thật cũng phải có một giới hạn của nó, cái nên làm và cái không nên nhắc lại, vì thật sự trong cuộc sống bình thường của mỗi người, đôi khi chính bạn cũng không muốn "quá khứ" của mình được lôi ra! Những nhà sản xuất cũng đã biết cách làm thế nào để câu chuyện của họ cũng có yếu tố thật nhưng không hề làm xấu đi những con người đã có mặt trong sự kiện đó ngoài đời.