Những phim kinh dị đáng xem - The Silence of the Lambs

Tin điện ảnh · _bylyy16 ·

The Silence of the Lambs” (Sự im lặng của bầy cừu) (1991) là một bộ phim kinh dị tâm lý tội phạm nổi tiếng của Mỹ phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Thomas Harris (1988). Phim được trang IMDb đánh giá 8.6/10 và nằm trong Top 250 phim đáng xem nhất thời đại của trang web danh giá này. Thông thường, phim kinh dị có vị trí rất khiêm tốn tại các lễ trao giải Oscar, cho nên thành công lớn của bộ phim tại Oscar càng có thêm giá trị.

Sự im lặng của bầy cừu (1991)
Sự im lặng của bầy cừu (1991)

Phim được sản xuất dưới bàn tay của đạo diễn Jonathan Demme với kinh phí 19 triệu USD và đạt doanh thu được xem là kỷ lục đối với thể loại này hơn 242 triệu USD. Bộ phim được nhiều trang báo đánh giá là phim kinh dị hay nhất mọi thời đại.

Có hai điểm đặc biệt về bộ phim bạn cần biết. Thứ nhất, bộ phim đã tạo nên 2 nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh. Clarice Starling được viện phim Mỹ bình chọn đứng 6/50 nhân vật chính diện hay nhất mọi thời đại và là nhân vật nữ có thứ hạng cao nhất trong danh sách này. Trong khi đó, vai phản diện Hannibal Lecter được bầu chọn đứng đầu danh sách nhân vật phản diện ấn tượng nhất.

Điều đặc biệt là poster của phim được tạp chí Premiere đánh giá nằm trong top 25 áp phích xuất sắc nhất. Nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy hoa văn trên lưng con bướm có hình đầu lâu, đó chính là bức họa nổi tiếng In Voluptas Mors của danh họa Salvador Dali gồm 7 người phụ nữ đang khỏa thân được sắp xếp ra hình sọ người.

Hình ảnh chú bướm có hình đầu lâu trên poster
Hình ảnh chú bướm có hình đầu lâu trên poster
Bức họa In Voluptas Mors của danh họa nổi tiếng Savaldor Dali
Bức họa In Voluptas Mors của danh họa nổi tiếng Savaldor Dali

Phần dưới đây là bài đánh giá của Roger Egbert, một nhà phê bình phim nổi tiếng của Mỹ.            

Sự khác biệt cơ bản giữa “The Silence of the Lambs” (Sự im lặng của bầy cừu) và phần tiếp theo “Hannibal” là trong khi “The Silence” đầy sợ hãi, phức tạp và lo sợ thì phần kế tiếp “Hannibal” chỉ thể hiện được sự lo lắng. Nếu bạn bắt đầu với hình ảnh một kẻ ăn thịt người thì sẽ rất dễ để tạo nên một bộ phim gàn dỡ đúng nghĩa. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của “Sự im lặng của bầy cừu” là mở đầu tập phim không phải là một kẻ ăn thịt người – mà là bộ phim tìm tới nó thông qua con mắt và cái nhìn của một người phụ nữ trẻ. Bộ phim kể về Clarice Starling (Jodie Foster đóng) – nữ nhân viên tập sự FBI và câu chuyện cứ dõi theo cô mà không có sự ngừng nghỉ. Tiến sĩ Hannibal Lecter thấp thoáng trong câu chuyện với vai phản diện, độc ác, tàn bạo nhưng bằng cách nào đó cũng rất đáng yêu – bởi vì Lecter thích Clarice và hỗ trợ cô ấy. Tuy nhiên, tiến sĩ Lecter (Anthony Hopkins đóng) chỉ là sân khấu trình diễn còn Clarice mới chính là trung tâm của câu chuyện.

Tạo hình 2 nhân vật chính của phim Hannibal Lecter và Starling Clarice
Tạo hình 2 nhân vật chính của phim Hannibal Lecter và Starling Clarice

Điều khá phổ biến trong các phim của đạo diễn Jonathan Demme là thường kéo dài cho tới khi xuất hiện một nơi thực sự để kinh hãi. Giống như các tập phim trước như “Nosferatu”, “Psycho” và “Halloween”, “Sự im lặng của bầy cừu” minh chứng phim kinh dị hay nhất luôn tạo sự khác biệt.  Sợ hãi là một cảm xúc phổ biến và bất diệt. Tuy nhiên, phim không chỉ là sự kinh hãi, hồi hộp.  Phim còn phác họa nên 2 nhân vật đáng nhớ nhất trong lịch sử điện ảnh, Clarice Starling và Hannibal Lecter với mối quan hệ lạ lùng, căng thẳng của họ (Lecter từng cười chế nhạo rằng “ Mọi người sẽ nói rằng chúng tôi (anh và Clarice) yêu nhau”).

Họ có khá nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều bị tẩy chay trong thế giới mà họ rất muốn được cống hiến. Tiến sĩ Lecter bị mọi người tẩy chay vì ông ta là một kẻ sát nhân giết người hàng loạt. Trong khi đó, đối với Clarice, việc phải thi hành pháp luật cũng cảm thấy cô cảm giác xa lánh chỉ vì cô là phụ nữ. Cả hai người đều cảm thấy vô dụng, bất lực – Lecter bị khóa kín trong tù ngục được bảo mật nghiêm ngặt nhất (ngoài ra còn bị trói và buộc miệng như King Kong khi được đưa đi chuyển giao). Trong lúc đó, Clarice lại phải làm việc trong môi trường toàn đồng nghiệp nam khi mà họ có quyền hạn hơn và thường đưa mắt âu yếm đối với cô. Cả hai đều cố gắng sử dụng khả năng thuyết phục của mình để thoát khỏi các cạm bẫy – Lecter nói bị nghẹn lưỡi để tránh dịch côn trùng ở buồng giam kế bên còn Clarice thì phải thuyết phục Lecter giúp một tay trong công cuộc truy lùng sát thủ Buffalo Bill. Và cả hai đều có những nỗi đau thời thơ ấu khá tương đồng. Lecter cảm thấy xúc động khi nhận ra Clarice mất bố lẫn mẹ lúc còn rất nhỏ và phải sống với họ hàng vốn coi cô như trẻ mồ côi không thương tiếc. Và Lecter cũng không khác bao khi chính là nạn nhân của bạo hành trẻ em từ lúc nhỏ (đạo diễn Demme nói anh rất nuối tiếc khi không nhấn mạnh chi tiết này hơn nữa).

Tạo hình sát thủ đồng tính Buffalo Bill
Tạo hình sát thủ đồng tính Buffalo Bill

Những đặc điểm tương đồng này được phản ánh qua các cảnh quay, hình ảnh của phim. Chú ý rằng cả Lecter lúc còn trong tù và Buffalo Bill tại tầng hầm đều được Starling để ý tới sau vài lần điều tra khi bước xuống cầu thang và đi qua các cánh cửa, Lecter và Bill đều sống trong những thế giới ngầm. Hãy chú ý tới cách bộ phim có vẻ luôn nhìn vào Clarice: các máy quay cận cảnh đều tập trung những người đàn ông trong cuộc đời của cô, và khi Starling đặt chân vào nơi nguy hiểm, mọi thứ đều đợi cô tới thay vì theo dấu cô. Một điều nữa là việc sử dụng nhất quán màu đỏ, trắng và xanh, không chỉ trong cảnh quay liên quan tới FBI mà còn cả lá cờ trên chiếc xe hơi trong kho lưu trữ hay những lá cờ khác trong sào huyệt của Bill và ngay cả cái bánh tốt nghiệp trong những cảnh cuối cùng (nơi chú chim ưng Mỹ đứng trong sương giá là một gợi nhớ khủng khiếp về cách mà Lecter giết người bảo vệ bằng cách ghim anh ta vào cái lồng sắt).

Cảnh viên bảo vệ bị Hannibal giết và treo lên lồng sắt
Cảnh viên bảo vệ bị Hannibal giết và treo lên lồng sắt

Nhạc phim cũng đem đến cái không khí đáng sợ, man rợ ấy. Có nhiểu tiếng thở, thậm chí là thở dài trong bộ phim khi cái kén bướm đầu tiên được lôi ra trong cổ họng của nạn nhân đầu tiên của Bill. Rất nhiều tiếng thở nặng, dốc. Bên cạnh đó, tiếng rung động ngầm dưới lòng đất cũng như tiếng khóc vang xa và tiếng than thở, rên rỉ, rất nhỏ để nghe được. Còn có tiếng theo dõi nhịp tim. Giai điệu ảm đạm của Howard Shore được thiết lập với tông trầm, sầu thảm. Khi mà nhạc phim muốn tạo nên sự kinh hoàng, lúc Clarice bước vào tầng hầm, nó hòa với tiếng thở hổn hển sợ hãi cộng với tiếng thở nặng của Bill và tiếng hét thất thanh của cô gái bị bắt cóc. Còn có tiếng sủa điên cuồng của con chó, tạo nên một cảm giác sâu sắc, u tối hơn hẳn trên phương diện tâm lý và cả cặp mắt kính xanh lục giúp Bill có thể thấy Clarice ngay cả trong bóng tối.

Jodie Foster và Anthony Hopkins giành giải Oscar cho diễn viên nam và nữ chính xuất sắc nhất (riêng bộ phim cũng giành luôn Phim hay nhất, riêng cá nhân đạo diễn Demme và biên kịch Ted Talley thu về giải Đạo diễn và Biên kịch (Chuyển thể) xuất sắc nhất, ngoài ra cũng được đề cử cho  giải Biên tập và xử lí âm thanh). Đó quả là một thành quả đáng nhớ, khi mà bộ phim đã được ra mắt 13 tháng trước khi  việc đề cử Oscar diễn – vốn giải thưởng được bình chọn cho những phim đang chiếu hoặc mới ra rạp. Tuy nhiên cuối cùng thì bộ phim là một tuyệt tác mà không thể phớt lờ.

Phần thể hiện của Hopkins lép vế hơn Foster trên màn ảnh, nhưng tạo nên một ấn tượng không thể phai mòn trong lòng khán giả. Cách xuất hiện không thể nào quên được. Khi Clarice bước xuống cầu thang và bước dần qua các cánh cửa (với tiếng kêu chit chit), các góc quay cận cảnh lần đầu tiên cô thấy Lecter trong buồng giam. Anh ấy không cử động, đứng thẳng với phong thái thoải mái trong bộ đồ tù. Lecter trông như một bản tượng sáp của chính bản thân mình. Những lần gặp mặt kế tiếp, Lecter vẫn vậy, vẫn đứng thẳng rồi hơi chùn bước và cất tiếng nói, làm như thể một con rắn hổ mang. Diễn viên Hopkins đã từng nói việc thể hiện phong cách của Lecter được truyền cảm hứng từ vai diễn HAL 9000 trong “2001” – một bộ máy phi thường, công bình, tuyệt vời trong tư duy nhưng thiếu hụt trầm trọng cảm xúc.

Vai diễn Clarice của Foster không chỉ là về một đứa trẻ mồ côi mà còn là cô gái thiếu thốn, phải làm việc vất vả tại nơi cô đang sống, và khá tự ti, yếu đuối so với vẻ ngoài mà cô xây dựng.  Trong khi chú ý tới móng tay của một trong nhưng nạn nhân của Bill, cô đoán nạn nhân đến từ “thành thị” (town), một từ chỉ được sử dụng khi đó không phải là người thành phố. Khoảnh khắc mạnh mẽ nhất của Clarice chính là khi cô đuổi đám cảnh sát đang trố mắt ra ra khỏi nhà mai táng.

Điểm nhấn của bộ phim là khán giả thích Hannibal Lecter. Điều này cũng đúng bởi Lecter thích Starling và chúng ta nghĩ rằng anh sẽ không hại cô ấy. Một phần cũng vì anh ấy đã giúp Clarice truy tìm Buffalo Bill và cứu cô gái bị nhốt nhưng cũng bởi Hopkins trong cái ranh mãnh đem tới sự hóm hỉnh và thần thái cho nhân vật. Lecter có thể ăn thịt người, nhưng khi đã dự bữa tối, Lecter sẽ trả tiền (nếu anh ấy không ăn thịt bạn). Anh không chán, thích mua vui, anh có những chuẩn mực riêng và là người thông minh nhất trong phim.

Hãy làm một so sánh giữa các nhân vật phản diện trong các phim kinh dị khác như Nosferatu, Frankenstein (trong Bride of Frankenstein), King Kong và Norman Bates. Họ có 2 thứ tương quan: họ hành xử theo bản tính và họ bị hiểu lầm. Những gì mà họ làm chẳng có gì là xấu xa, đen tối cả theo bất kì ý nghĩa đạo đức thông thường, mà bởi họ không có ý thức đạo đức. Họ làm theo bản năng và  không còn bất kì lựa chọn khác. Trong lĩnh vực họ được chọn lựa, họ cố gắng làm điều đúng đắn (Nosferatu là ngoại lệ duy nhất khi không bao giờ có cơ hội để chọn lựa). Kong muốn cứu Fay Wray, Norman Bates muốn nói chuyện và làm theo chỉ bảo của mẹ mình. Và Lecter chọn giúp đỡ Clarice bởi vì cô không xúc phạm trí thông minh của anh, đồng thời Clarice còn khơi dậy sự đồng cảm trong Lecter.

Tất cả những yếu tố đó không đủ làm nên thành công của “The Silence” nếu nó không thực sự đáng sợ (Hannibal không đáng sợ, và cho dù thành công phòng vé, phim chưa chắc sẽ gây ấn tượng trong thời gian dài). Trước tiên, “Silence” đáng sợ vì khả năng xây dựng cốt truyện và phần mở đầu của Hannibal. Thứ hai là phần phát hiện và rút cái kén từ trong cổ họng. Thứ ba là những cảnh quay mà cảnh sát đang đợi sẵn sự xuất hiện của thang máy từ tầng trên. Thứ tư là những vết cắt ngang giữa bên ngoài ngôi nhà Calumet City (không phải nhà của Bill) và bên trong ngôi nhà ở Ohio (nơi Bill đang ở). Thứ năm là những cảnh quay mở rộng bên trong nhà Bill, nơi biên kịch Ted Levine tạo nên một gã tâm thần bệnh hoạn ghê tởm (chú ý khoảng thời gian khi Starling kết luận về Bills, đọc tình huống trước khi hô to “Đứng yên”). Chúng ta đều cảm giác sợ hãi bởi khả năng kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình ảnh, hoặc vì một lý do tốt hơn – chúng ta thích Clarice, nhận ra cô ấy và cảm giác sợ hãi thay cho cô. Giống như Lecter.

Hình ảnh một nạn nhân của Bill
Hình ảnh một nạn nhân của Bill
Bài viết liên quan