[Phân tích] 12 Angry Men (1957) - Nghệ thuật dàn cảnh làm nên câu chuyện kinh điển

Góc Nghệ Thuật · PhanNguyenSangSang ·

Điểm đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện của 12 Angry men khi câu chuyện chỉ xoay quanh chiếc bàn đàm phán?

Kéo xuống để xem tiếp

Bộ phim 12 Angry Men (12 người đàn ông giận dữ) được sản xuất vào năm 1957 của đạo diễn người Mỹ Sidney Lumet được xem là tác phẩm có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc dàn cảnh – dựng phim cũng như nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh bậc thầy của ông mà các nhà làm phim ngày nay có thể học hỏi và vận dụng được nhiều thứ. Bộ phim đặc biệt ở chỗ toàn bộ mạch phim gần như chỉ sử dụng một bối cảnh duy nhất là trong phòng họp bồi thẩm, cả bộ phim dài 95 phút chỉ vọn vẹn có 3 phút bối cảnh thoát ra khỏi căn phòng này.

Có thể nói, sự đặc sắc trong nghệ thuật dàn cảnh và dựng phim phần lớn đến từ sự kết hợp giữa chuyển động camera và việc sắp xếp, bố trí vị trí ngồi của các diễn viên. Thông quá đó,  mỗi khung hình đều được phát huy tối đa khả năng cũng như chức năng biểu đạt tâm ý của nhà làm phim gửi đến khán giả.

Việc đạo diễn Sidney Lumet sẵn sàng cho nhân vật của mình di chuyển, đi lại, đứng ngồi khá tự nhiên và theo ý diễn viên tạo cho người xem cảm thấy được sự sinh động, thoải mái và chân thực ngay cả khi không gian bối cảnh chỉ vọn vẹn xoay quanh căn phòng bồi thẩm. Không chỉ để các diễn viên tự do, đạo diễn còn cho cả khung hình của mình được tự do. Thay vì chỉ để nhân vật trung tâm của mình được tập trung vào nhất có thể ở giữa, xung quanh khung hình chính chỉ là sự bổ trợ của tiền cảnh, đạo diễn Sidney Lumet  cho phép tất cả các khoảng trống trên khung hình đều có đất để diễn. Có cảnh, các hoạt động được diễn ra cùng một lúc, phân bố rộng khắp đồng thời tại cùng 1 thời điểm cho cả khung hình.

Không gian trong khung hình luôn được tận dụng tối đa
Không gian trong khung hình luôn được tận dụng tối đa

Cái độc đáo trong cách quay dựng của nhà làm phim tài ba người Mỹ này là đã bố trí cho cuộc trò chuyện được diễn ra giữa các nhân vật, chiếm đồng thời cùng lúc những khoảng không không gian khác nhau trong cùng một cảnh chứ không cần nhiều cảnh. Điều này đồng thời còn giúp câu truyện được diễn ra một cách đầy tự nhiên, chân thực mà không cần phải đặt nặng, phô diễn quá nhiều thông qua việc kết hợp hài hòa giữa hành động và chuyển động của camera.

Các hoạt động được diễn ra đồng nhất tại một thời điểm trên cùng 1 khung hình (Photo credit: Vietgiday.vn)
Các hoạt động được diễn ra đồng nhất tại một thời điểm trên cùng 1 khung hình (Photo credit: Vietgiday.vn)

Để phát huy triệt để hiệu quả của việc kể chuyện bằng camera, việc sử dụng các cỡ cảnh khác nhau trong cùng một phân cảnh là sự thử sức vô cùng táo bạo của đạo diễn Sidney Lumet, song lại mang đến một trường đoạn phim vô cùng thú vị, sinh động và đạt hiệu quả cao. Đạo diễn Lumet đã tạo ra cái gọi là "mật độ" trong cảnh, để giúp lối kể chuyện bằng chuyển động của máy quay được mạch lạc và trơn tru hơn chứ không cần đến sự can thiệp của cắt cảnh. Đây là cái hay, cái độc đáo để làm một bộ phim bài hơn 95 phút chỉ xoay quanh khuôn viên một căn phòng không bị tuột mood, ngột ngạt, chán ngán mà thay vào đó sẽ tạo được cảm giác vừa căng thẳng, quyết liệt từ phía các bồi thẩm cũng như áp lực từ không gian bó hẹp trong căn phòng được phát huy tối đa nhất.