Kỹ thuật sử dụng phông xanh trong dựng phim và những điều bạn chưa biết

Tin điện ảnh · Maii ·

Trước khi phông xanh lá ra đời thì phông nền sử dụng làm kỹ xảo trong phim từng có màu đen, màu vàng và màu xanh dương.

Nếu là người làm việc với quá trình sản xuất phim, chương trình TV, hoặc đơn giản là người thích tìm hiểu về việc thực hiện kỹ xảo và phép màu trên màn ảnh, bạn hẳn sẽ nghe nhắc nhiều đến cụm từ “phông xanh (lá)” (Green Screen). Từ những kỹ xảo đơn giản trong các phim nhỏ lẻ, cho đến các phim bom tấn cần nhiều kỹ xảo, phông xanh (lá) đã góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh ấn tượng và chân thực cho một bộ phim, thỏa mãn thị giác của khán giả.

Hậu trường của phim Everest. (Ảnh: Youtube)
Hậu trường của phim Everest. (Ảnh: Youtube)

Kỹ thuật làm phim sử dụng phông được gọi là chroma key (dải màu). Một đối tượng sẽ được quay trước một phông nền màu cơ bản. Sau đó, phông màu sẽ được tách khỏi đối tượng và các nhà làm phim sẽ đưa đối tượng vào cảnh giả đã được thiết kế sẵn (đôi phần tương tự quá trình ghép ảnh). Các màu sắc thường được sử dụng trong kỹ thuật làm phim này là màu xanh lá hoặc xanh dương do tính tách biệt của 2 màu này với màu da hay quần áo.

Phổ biến nhất ngày nay là phông xanh lá, thế nhưng, trước đó thì phông dựng phim đã từng có màu đen, màu vàng, màu xanh dương. Bài viết này không nhằm mục đích đi sâu vào chuyên môn mà chỉ giới thiệu sơ phông xanh được dùng để dựng kỹ xảo trong phim, cho độc giả cái nhìn phổ quát nhất về một trong những phát minh có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất phim ảnh, video… ngày nay.

Ở thời kỳ đầu, khi việc làm phim vẫn còn là điều mới mẻ, từng giây từng phút nhỏ lên hình đều tốt rất nhiều công sức thì phông nền được dùng để tạo hiệu ứng là phông đen đơn giản, dành cho màu phim lúc này vẫn còn là trắng đen. Sau này, khi đã phát triển hơn thì phông xanh (dương) (Blue Screen) ra đời. Đây là phông nền được sử dụng phổ biến nhất trước khi màu xanh lá thay thế cho xanh dương. Cho dù phông vàng có xuất hiện thì phông xanh (dương) vẫn tiếp tục là lựa chọn của các nhà làm phim.

Hậu trường của Infinity War sử dụng phông xanh dương do bối cảnh rừng cây. (Ảnh: brilio.net)
Hậu trường của Infinity War sử dụng phông xanh dương do bối cảnh rừng cây. (Ảnh: brilio.net)

Yellow Screen - Phông vàng do nhà sáng tạo phim Petro Vlahos phát triển, dành cho quá trình sản xuất phim màu, chen giữa sự phát triển của phông xanh dương và xanh lá. Phông vàng xuất hiện để vốn để thực hiện bộ phim Mary Poppins của Disney vào năm 1964. Quá trình sản xuất phim sử dụng một bước sóng ánh sáng đặc biệt có màu như màu tỏa ra từ ánh đèn hơi (chứ không phải màu vàng cơ bản mà chúng ta nghĩ đến) làm nền. Phông vàng có màu sắc này sẽ tách các lớp màu đỏ, xanh lá, xanh dương, giúp nhiều màu sắc khác nhau trong trang phục và lớp trang điểm của diễn viên được thể hiện nổi bật và đa dạng, thông qua một chiếc camera đặc biệt mà Disney thường xuyên sử dụng trong thập niên 50 và 60.

Phông vàng không phải có màu vàng cơ bản, mà có màu như ánh đèn hơi. (Ảnh: D23)
Phông vàng không phải có màu vàng cơ bản, mà có màu như ánh đèn hơi. (Ảnh: D23)

Như đã đề cập thì sự xuất hiện của phông vàng cũng không làm giảm bớt số lượng phông xanh (dương) được sử dụng. Phông xanh dương vốn rất phổ biến sau thời kỳ phông đen, trong các phim trắng đen như King Kong. Khi phim màu xuất hiện vào thập niên 50, 60, phông xanh dương không biến mất mà được thay đổi và cải tiến. Tiếp tục do Petro Vlahos phát triển, một lớp màu xanh khác được thêm vào nhằm hỗ trợ phơi bày màu âm, bỏ bớt màu và tách màu. Nhìn chung, quá trình này khá chán cho đến khi có sự xuất hiện và hỗ trợ của vi xử lý vào thập niên 60.

Cuối cùng là sự xuất hiện của phim ảnh kỹ thuật số, công nghệ phát triển vượt bậc, việc sản xuất phim càng lúc càng phổ biến, kéo theo đó là sự tiến bộ của quá trình sản xuất. Mặc dù, đôi khi bạn vẫn sẽ thấy phông xanh dương xuất hiện nhằm phỗ trợ phần phục trang hay bối cảnh cơ bản (Chẳng hạn như nếu siêu anh hùng của bạn có trang phục màu xanh lá thì không phải phông tốt nhất nên được sử dụng là phông xanh dương sao?), nhưng nhìn chung thì phông xanh lá đã dần dần thay thế phông xanh dương bởi quần áo màu xanh lá vẫn ít hơn quần áo màu xanh dương. Đối tượng được quay sẽ không bị lặp màu, nhòe màu, thay màu như khi sử dụng các màu sắc khác làm phông.

Hậu trường của Sin City 2. (Ảnh: premiumbeat.com)
Hậu trường của Sin City 2. (Ảnh: premiumbeat.com)

Hi vọng bài viết này có thể cho bạn cái nhìn phần nào về kỹ thuật sử dụng phông màu trong quá trình làm phim và dựng kỹ xảo.