[REVIEW] Giới Hạn Truy Lùng (2022)
Giới Hạn Truy Lùng không thể bức phá khỏi kịch bản dễ đoán và tính dàn trải, hành động đơn điệu thường thường.
Giới Hạn Truy Lùng (Limit) nếu đặt lên bàn cân so sánh với các dự án hành động của Hàn gần đây, bộ phim này là một bước lùi đáng tiếc, bất chấp những triển vọng nó sở hữu. Vấn đề lớn nhất của bộ phim này nó không biết làm thế nào để trở nên gay cấn hay lôi cuốn.
Nhân vật chính của Giới Hạn Truy Lùng là nữ cảnh sát Yoon So Eun (Lee Jung Hyun). Sau một vụ án kết thúc trong bi kịch, cô rời bỏ đơn vị cũ để trở thành một cảnh sát an ninh công cộng. Cuộc sống của So Eun trải qua êm đềm với người con trai 9 tuổi và mẹ của cô. Nhưng rồi một vụ án bắt cóc diễn ra khiến đơn vị cũ tìm đến sự giúp đỡ của cô. Nhưng khi vụ bắt cóc chuyển biến xấu, con trai của cô cũng bị bắt đi.
Giới Hạn Truy Lùng là người viết gợi nhớ đến bộ phim Taken của Hollywood và có vẻ như dự án Hàn này cũng không ngần ngại cho thấy nó cũng lấy cảm hứng từ bộ phim này. Tuy nhiên, đây là một dự án Hàn Quốc và nhân vật chính lẫn phụ đáng kể đến đều là những người phụ nữ, nên bộ phim có gì đó khá nữ tính. Nên mong chờ những màn tả xung hữu đột mang đậm tính anh hùng đơn độc như Liam Neeson là một điều không thể. Bù lại, Giới Hạn Truy Lùng đứng trước một cơ hội xây dựng một hình tượng nữ đặc sắc phù hợp với chủ đề lạnh người mà phim tiếp cận. Thật đáng tiếc, phim không thể làm được điều đó.
Sự im ắng không quảng bá của phim có lẽ là dấu hiệu cho thấy Giới Hạn Truy Lùng không phải là một dự án chất lượng cao. Trên thực tế, đây không phải là một bộ phim dở đến mức khó coi, nhưng nó không thể coi là xuất sắc, nói đúng hơn, chất lượng chỉ có thể coi là trung bình.
Kịch bản chắc chắn là một điểm yếu của Giới Hạn Truy Lùng. Nó dễ đoán, lại còn dàn trải về nhịp điệu. Những đoạn hồi tưởng khi xuất hiện đều chen ngang nhịp phim đang chuẩn bị nhanh lên, khiến mạch phim nhiều lần bị gãy. Tính trinh thám, điều tra hầu như không được nhấn mạnh, ngay cả khi những việc đó đến từ nhân vật chính. Vấn đề đây đáng lẽ phải là điểm sáng của phim.
Nhiều yếu tố trong đây thật sự có triển vọng, nhưng chúng hầu như chẳng được phát triển đúng đắn. Nhiều người nhận xét nữ chính là điểm bù đắp cho phim, người viết lại cảm nhận đây là nhân vật được xây dựng yếu nhất phim. So với phe phản diện, cô hầu như lạc quẻ và chỉ để lại cảm giác khó chịu.
Yoon So Eun được phim truyền tải là một cảnh sát từng tham gia điều tra các vụ án nghiêm trọng, trong đó có những vụ bắt cóc. Vậy mà Yoon So Eun lai hành động vô cùng thiếu logic. Sự lòng ngóng của cô làm người xem cảm thấy cô chỉ là người mẹ đơn thân bình thường vô tình bị kéo vào vụ án bắt cóc phức tạp này. Vế này có lẽ đã khiến bộ phim trở nên ấn tượng hơn nếu phim không xây dựng nhân vật chính có xuất thân là người hành pháp. Tất nhiên, không ai trông mong cô có thể trở thành nữ chính phi thường, nhưng ít nhất phim cũng phải để cô có những hành động hợp lý với nền tảng ban đầu.
Bên cạnh đó, việc phim không chú trọng bồi đắp tâm lý nhân vật cũng như không đào sâu quá khứ và hiện tại của nữ chính khiến Yoon So Eun hiện lên rất mỏng, đơn điệu, trong khi 2 nữ phụ còn lại, đóng vai trò như một phản diện, lại có tuyến truyện dễ cảm và thuyết phục được người xem dành nhiều suy nghĩ hơn cho họ.
Đến cuối cùng, Giới Hạn Truy Lùng là một phim về tình mẫu tử và những nhân vật đáng nói tới đều là phụ nữ. Câu chuyện của phim cũng được giới hạn và kiểm soát tốt về tổng thể. Nó lập ra một mục đích và chưa từng chệch khỏi quỹ đáo đó, chỉ là cách thực hiện có vấn đề.
Ảnh: IMDb