[Review] Hell Dogs
Đánh giá phim · VincentValentine ·
Hell Dogs đơn giản là một bộ phim Yakuza mãn nhãn về kỹ thuật điện ảnh.
Dòng phim tội phạm là một trong những thể loại nổi bật của điện ảnh Nhật Bản. Khán giả ở đất nước võ sĩ đạo luôn yêu thích những câu chuyện về Yakuza, liên tục nhiều bộ phim về Yakuza được ra mắt và bắt đầu tạo ra cảm giác chán ngấy đối với người xem. Một phần là vì chủ đề xã hội đen Nhật Bản được lạm dụng quá mức độ, phần thứ hai chính là yếu tố nội dung, cốt truyện quá dễ đoán sinh ra nhàm chán. Nhưng cho đến khi Hell Dogs của đạo diễn Masato Harada ra mắt, vẫn là một bộ phim về Yakuza nhưng phong cách làm phim của Harada đã tạo nên sự khác biệt so với những tác phẩm khác cùng chủ đề.
Thậm chí Hell Dogs còn là bộ phim có nhiều ý nghĩa so với mặt bằng chung của dòng phim xã hội đen. Đây là một trong những bộ phim không hề thay đổi, phá đi cái chất của những người làm việc trong thế giới ngầm mà còn mang lại nhiều tình tiết mới mẻ và mới lạ hơn cho những người hâm mộ dòng phim hành động Nhật Bản cũng như đạo diễn Harada.
Hell Dogs kể về câu chuyện của Shogo “Tak” Kanetaka (Jun'ichi Okada thủ vai), một cựu sĩ quan cảnh sát nằm vùng quyết tâm trả thù và đòi lại công lý cho những cô gái trẻ bị sát hại bởi một băng đảng đường phố xảy ra trước mắt anh trong quá khứ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đầu thú, cảnh sát cho anh ta một bản án là chung thân trong phòng giam. Tuy là một cảnh sát, kỹ năng chiến đấu của Tak khá tanh máu đến mức người trong cơ quan thẩm quyền muốn trọng dụng anh, giao cho anh một nhiệm vụ bí mật thâm nhập vào một băng Yakuza để làm tê liệt tổ chức của chúng từ bên trong.
Cảnh sát chìm hay là một tội phạm được cơ quan thẩm quyền giao nhiệm vụ trở thành siêu chiến binh cũng là những chủ đề được thực hiện rất nhiều, không chỉ nói về Nhật Bản mà còn cả Hollywood. Khán giả có thể hình dung được một bộ phim thuộc thể loại này. Tuy nhiên, để làm một bộ phim thành công không vấn đề không nằm ở chỗ thể loại quen thuộc hay lạ lẫm với khán giả mà chính là cốt truyện được triển khai thực hiện tốt để tạo nên sự hấp dẫn.
Triển khai kịch bản hợp lý, đưa cao trào lên đỉnh điểm trong phim hành động sẽ phát triển được nội tâm của một nhân vật chính đang bị kẹt giữa hai thế giới với ý định tiêu diệt thế giới này để vinh danh công lý cho thế giới kia. Người xem có thể cảm nhận được sự căng thẳng đó trong Hell Dogs khi họ đặt mình vào cuộc sống của Tak khi biết rằng họ phải luôn tinh nhuệ và đủ tỉnh táo để nói dối, đưa cả một tổ chức tội phạm vào bẫy. Truyền tải được cảm giác như vậy cho khán giả đặt mình vào nhân vật không hề dễ dàng.
Và quả đúng là Hell Dogs đã làm rất tốt khi là một bộ bộ phim không chỉ có hành động đâm chém đúng chuyên môn, mà còn là một cuộc đấu trí căng thẳng giữa người đứng giữa hai tổ chức khác nhau. Hell Dogs còn cho khán giả thấy được cái cách mà Yakuza hoạt động và sinh tồn theo luật lệ trong xã hội nếu muốn giữa cái mạng. Một từ để nói đó chính là căng cực.
Hell Dogs thành công vì ba lý do rất đơn giản. Phim có một nhân vật chính có kỹ năng giết người, dàn nhân vật phụ làm nổi bật vai trò mình và một cốt truyện chặt chẽ để nói về khái niệm công lý và sự nhân từ của các Yakuza. Tak của Okada là một con ngao khuyển mà bộ phim muốn tận dụng mọi khuôn khổ của anh để xây dựng câu chuyện, và Okada thực sự là một diễn viên xuất chúng khi làm cho bộ phim trở nên có điểm nhấn trong nhiều tình tiết nhờ vào màn trình diễn của anh.
Những đạo diễn phim hành động thường tìm kiếm một người thủ vai chính để tạo nên sự hấp dẫn trên màn ảnh mà nhân vật chính không cần đàm thoại quá nhiều. Okada thể hiện tốt phong thái này. Anh coi mình là một nhân vật đơn độc và là hiện thân của sự công bằng không khoan nhượng. Và Okada không phải là một ông lớn. Ngay cả trong Hell Dogs, Tak là một trong những người nhỏ nhất giới xã hội đen, nhưng những lời nói nhẹ nhàng của anh có sức nặng đối với các ông trùm tai to mặt lớn, kèm theo đó là kỹ năng chiến đấu của anh thực hiện rất nhanh, ngầu và bén. Một John Wick của Nhật Bản.
Lịch chiếu và mua vé dễ dàng tại Moveek
Dàn diễn viên phụ xung quanh Okada chỉ đóng vai trò bổ sung vào di sản của anh, nhưng Kentaro Sakaguchi làm cho người xem cảm thấy ấn tượng với Muro. Kentaro đã truyền cho Muro nguồn sức sống và năng lượng vô song, khiến anh trở thành một nhân vật hấp dẫn. Nhưng còn hơn thế nữa, bởi vì hành vi đằng sau chứng rối loạn tâm thần của nhân vật đó là một đứa trẻ bị tổn thương sâu sắc khi thiếu thốn mọi tình cảm.
Để nói về mạch phim, Hell Dogs không bắt đầu câu chuyện vào nửa đầu mà là nửa cuối của bộ phim. Có khá nhiều nhân vật cần được giới thiệu và nhiều thứ cần được giải thích cho những thứ phức tạp giữa các phe phái khác nhau trong bang hội. Nửa đầu Hell Dogs mọi thứ luôn diễn ra suôn sẻ, nhưng đến nửa sau nộ phim sẽ khựng lại và chậm rãi ở một hai phân đoạn để xây dựng cho hồi cuối, nhịp độ bộ phim không đẩy nhanh và cũng không chậm quá mức, nhưng Hell Dogs vẫn là một nhịp độ bất cân xứng. Cấu trúc này là một cấu trúc điển hình cho dòng phim Yakuza nói chung dễ tạo ra sự nhàm chán và Harada tận dụng phong cách của mình để không để bộ phim xảy ra tình trạng khô khan để người xem phải phàn nàn.
Hell Dogs hiện đã có mặt trên Netflix.
[Review] The Magician's Elephant (Netflix)
The Magician's Elephant là một câu chuyện dễ thương, cảm động và để lại nhiều thông điệp đáng suy ngẫm.
Shadow and Bone mùa 2 (Netflix) - Một mùa phim chỉ dừng lại ở mức ổn
Shadow and Bone không thể bứt phá. Có lẽ vì thể loại đã trở nên bão hoà.