[REVIEW] Jingle Jangle: A Christmas Journey - Cuộc phiêu lưu đầy màu sắc cổ điển

Đánh giá phim · Maii ·

Forest Whitaker vào vai một nhà làm đồ chơi huyền thoại trong bộ phim nhạc kịch với chủ đề Giáng Sinh Jingle Jangle: A Christmas Journey. Phim lên sóng ngày 13.11 trên Netflix.

Trong những phút mở đầu của bộ phim Giáng Sinh mới nhất Jingle Jangle: A Christmas Journey của David E. Talbert, 2 đứa trẻ hỏi người bà của mình (Phylicia Rashad) kể cho chúng nghe một câu chuyện về ngày lễ này. Một trong hai đứa còn đặc biệt yêu cầu đây là câu chuyện vào “Đêm trước Giáng Sinh”, người bà với đôi mắt lấp lánh nhìn chúng trước khi nói rằng “Bà nghĩ đến lúc kể một câu chuyện mới rồi.”

Quá rõ ràng là câu chuyện của Jingle Jangle: A Christmas Journey cũng không phải trải nghiệm gì quá mới mẻ đối với khán giả. Tựu trung, với dàn diễn diễn viên chủ yếu là da màu, đây là bộ phim hào nhoáng, kiêu hãnh, nhạc kịch giải trí lộng lẫy với phong cách cực kỳ phổ biến trong mùa lễ hội. Nhưng với một mùa đông lạnh lẽo của một năm chẳng có gì ấm áp này đang gần kề, một trải nghiệm quen thuộc, nhân văn và đầy hi vọng có khi lại chính là điều đặc biệt.

Nam diễn viên chính của phim Forest Whitaker trình diễn khả năng ca hát tốt đến ngạc nhiên. Ông vào vai một thợ làm đồ chơi tên Jeronicus Jangle ở thời Victoria trong một thị trấn giả tưởng tên Cobbleton. Cốt truyện vốn không mấy đặc sắc, xoay quanh việc Jeronicus gặp khó khăn sau cái chết của người vợ và bị học trò của mình phản bội (do Keegan-Michael Key thủ vai, mang đến cho khán giả một nhân vật hài hước như thường lệ). Nhiều năm sau, ông cùng với sự trợ giúp của cháu gái Journey (do gương mặt mới toanh Madelen Mills thủ diễn), Jeronicus đã tìm lại được nguồn cảm hứng ban đầu mà ông đánh mất.

Phong cách hình ảnh của phim đậm hơi thở của kỷ nguyên steampunk (lấy cảm hứng từ các phim như Chitty Chitty Bang Bang, Willy Wonka and the Chocolate Factory và Doctor Doolittle), được thể hiện qua hình ảnh những sáng tạo máy móc của Jeronicus, bao gồm một chú robot dễ thương mà một mô hình người mini phản diện Don Juan Diego (Ricky Martin lồng tiếng).

Phần sản xuất đầy màu sắc và thiết kế trang phục sẽ được đánh giá cao hơn nếu khán giả có thể chiêm ngưỡng nó trên màn ảnh rộng, cũng như những cảnh nhạc kịch sẽ được cắt ghép mượt mà hơn mà không quá rối loạn. Bộ phim của biên kịch/Đạo diễn Talbert (Baggage Claim, Almost Christmas) ban đầu là một vở nhạc kịch, vậy nên rất dễ để nhận ra gốc rễ sân khấu trong không ít phân cảnh của nó, bao gồm một cảnh ném tuyết được dàn dựng rất chi tiết.

Âm nhạc đầy năng lượng và đậm chất R&B trong phim nhưng đồng thời cũng kết hợp với đa dạng phong cách âm nhạc khác nhau bao gồm cả phong cách trữ tình, cổ điển đậm chất Broadway. Những bản nhạc tuyệt vời trong phim đều đến từ các giọng ca như John Legend, Philip Lawrence - người được biết đến nhiều nhất với giải Grammy khi hợp tác với các tên tuổi lớn như Bruno Mars, và điểm sáng của phần âm nhạc trong phim chính là bài Magic Man G, dưới sự thể hiện điêu luyện không ngờ của Key.

Nếu có vấn đề gì với Jingle Jangle: A Christmas Journey, thì đấy là bộ phim quá nhồi nhét các sub-plot như Jeronicus hội ngộ với con gái đã lớn do Anika Noni Rose thủ vai, cuộc gặp gỡ giữa ông với một nhân viên ngân hàng (Hugh Bonneville của Downton Abbey trong một vai diễn cameo rất thú vị) và bị yêu cầu trả một món nợ đã quá hạn hàng chục thập niên, đồng thời là một trường đoạn phiêu lưu lấy cảm hứng từ các công viên giải trí có vẻ phù hợp với một phim như Indiana Jones hơn. Như nhiều bộ phim trẻ em trước đó, việc ôm đồm hình ảnh nội dung khiến người xem có cảm giác mệt mỏi hơn là phấn khích.

Dù vậy, Jingle Jangle: A Christmas Journey, với khá nhiều cảnh stop-motion CGI animation, vẫn xây dựng đúng trọng tâm của nó và thành công trong việc mang đến một câu chuyện cổ điển trong ngày lễ Giáng Sinh với các nhân vật đa dạng, sẽ có thể thu hút thêm một thế hệ khán giả mới.

Nguồn: Hollywood Reporter