Review Thầy Trừ Tà - Đừng hi vọng gì cả!
Phim Kinh Dị · Đánh giá phim · Ivy_Trat ·
Thầy Trừ Tà không có quá nhiều để nói và đó chính là vấn đề.
Thầy Trừ Tà (The Exorcism) quá bận trở nên “meta” mà quên chăm chút cho thứ quan trọng nhất nhì của một bộ phim – kịch bản. Bộ phim hầu như không có chút yếu tố “truyện nào”, nên chẳng có mấy gì để kể. Bù lại thì Russell Crowe diễn khá tốt, nhưng như thế vẫn không thể cứu được bộ phim này.
Một câu chuyện đậm chất “meta”
Trong Thầy Trừ Tà, tâm điểm của bộ phim là nam diễn viên Anthony Miller (Russell Crowe), một cựu ngôi sao điện ảnh đánh mất sự nghiệp vì chứng nghiện rượu và thuốc cấm. Sau vài năm cai nghiện, ông muốn vực lại sự nghiệp và nối lại mối quan hệ tình thân với con gái Lee.
Nhân lúc Lee bị trường nội trú đuổi học, Anthony mời cô về ở cùng một thời gian, sẵn hâm nóng lại tình cha con. Trong lúc đó, ông cũng nhận được lời mời tham gia một bộ phim về chủ đề trừ tà. Những tưởng đây sẽ là bàn đạp để ông làm lại cuộc đời, thì mọi thứ trở nên bất ổn. Anthony cảm thấy bản thấy đang trở thành nhân vật mình đang đóng – bị quỷ ám.
Thực tế là Thầy Trừ Tà đã hoàn thành quá trình quay phim vào năm 2019, nhưng do vài lý do, mãi đến hôm nay phim mới được ra mắt.
Nhưng có lẽ bộ phim này không nên ra rạp, mà nên lên thẳng một nền tảng streaming nào đó sẽ thích hợp hơn. Trong đây, câu chuyện của Thầy Trừ Tà được thực hiện vụng về, nhanh chóng hết thứ để nói. Mặc dù phim có sáng tạo, nhưng không đáng kể, để lại một cảm giác tiếc nuối kéo dài.
Thầy Trừ Tà không có gì để kể
Trừ diễn viên chính, Thầy Trừ Tà và The Pope’s Exorcist chỉ còn chia sẻ một điểm chung mà thôi. Đó là chủ đề trừ tà. Trong khi bộ phim năm 2023 tập trung vào một câu chuyện được kiểm soát gọn gàng với điểm nhấn là yếu tố trinh thám, thì Thầy Trừ Tà lại là một câu chuyện mang tính tự nhận thức.
Có thể nói Thầy Trừ Tà là một bộ phim lồng trong một bộ phim, tồn tại trong thế giới mà dự án kinh điển The Exorcist (1973) và The Omen (1976) được trích dẫn như một nguồn cảm hứng cho dự án của Anthony trong đây. Nhìn rộng hơn, dấu tích của The Exorcist bao trùm lên bộ phim này. Và chỉ có thế thôi.
Mô tả bộ phim này bằng từ ngữ sẽ là ác mộng, vì nó đơn giản là có một câu chuyện mỏng dính. Yếu tố tự nhận thức, hay “meta”, của phim đã trải đường cho hàng loạt những chi tiết nhắc nhở đến những bộ phim trừ tà lỗi lạc của quá khứ như một lời tri ân đầy hoài niệm. Còn lại, chúng khá thừa khi không mở rộng hay bồi đắp gì cho Thầy Trừ Tà.
Thầy Trừ Tà chật vật tìm hướng đi của nó. Bản thân bộ phim còn không biết phải trở thành một phim như thế nào. Một mặt, nó muốn là một phim siêu nhiên với tình tiết chậm nhưng chắc chắn về chủ đề trừ truyền thống. Mặt khác, phim lại muốn làm một góc nhìn bóc tách hành trình chuộc tội của một con người từng lầm đường lỡ bước mà trong đó, ma quỷ được xem là một phép ẩn dụ cho bóng tối con người luôn phải chật vật chống lại.
Nếu Thầy Trừ Tà chọn một trong hai, ít nhất nó có thể đã trở thành một bộ phim kinh dị tử tế với thông điệp rõ ràng. Công thức phim trừ tà không phải là thứ gì đó mới, nên thực hiện chủ đề một cách chắc tay và hay ho vẫn có thể bù đắp cho sự thiếu sáng tạo. Do phim dành phần lớn thời gian lưỡng lự giữa hai bên, dẫn đến một bộ phim lưng chừng.
Tuy nhiên, đến lúc bộ phim ổn định lại, mọi thứ đã quá muộn. Màn cao trào vội vã và cái kết dễ đoán khiến bộ phim trở thành một dự án nhàm chán và hỗn loạn. Trong số các phim cùng thể loại, Thầy Trừ Tà kém rực rỡ hơn, bị kéo lùi bởi những quyết định sai lầm, ví như bộ phim đã lãng phí nguồn lực của mình vào việc tri ân hời hợt đối với những bộ phim cũ được thực hiện tốt hơn.
Thầy Trừ Tà dành cho ai?
Thầy Trừ Tà buồn tẻ và nhạt nhẽo. Có lẽ điều đúng đắn nó làm được là tạo động lực cho Russell Crowe vào vai một người trừ tà tốt hơn trong The Pope’s Exorcist. Nhưng cái khó ở đây là không thể gọi phim này là phim dở. Điều đó rất khó làm trong Hollywood hiện nay.
Nếu phải gợi ý Thầy Trừ Tà này cho ai, có lẽ đó sẽ là những khán giả hoàn toàn xa lạ với thể loại kinh dị, ít so sánh và kỳ vọng thấp, hoàn toàn muốn giải trí, đổi khẩu vị khỏi thể loại quen thuộc thường ngày.
Những Mảnh Ghép Cảm Xúc 2 (Inside Out 2) rất xứng đáng với 9 năm chờ đợi của khán giả, và với những người chưa từng xem phần 1 vẫn dễ dàng theo dõi câu chuyện hấp dẫn trong phần 2.Review Những Mảnh Ghép Cảm Xúc 2 (Inside Out 2) - Bộ phim hay nhất nhà Pixar
Cửu Long Thành Trại: Vây Thành là bộ phim đáng chú ý nhất của điện ảnh Hong Kong trong vài năm trở lại đây. Phim đã chiếu tại Trung Quốc và nhận được nhiều đánh giá tích cực.5 Lý do nên xem Cửu Long Thành Trại: Vây Thành?