[REVIEW] Trùng Quỷ Đại Dương – Phim kịch tính về căn bệnh truyền nhiễm hợp thời

Phim Kinh Dị · Đánh giá phim · VLynd ·

Tự cách ly trở thành vấn đề khi sự lây nhiễm bí ẩn xâm nhập một tàu đánh cá.

Kéo xuống để xem tiếp

Những bộ phim ra mắt vào mùa hè đã gặp nhiều trở ngại vì dịch Covid và buộc phải hoãn ngày phát hành hoặc chuyển sang phát hành online. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm thích hợp với một số phim khi ra mắt vào mùa dịch bệnh. Một trong số đó là Trùng Quỷ Đại Dương (Sea Fever) của Neasa Hardiman, xoay quanh một tàu đánh cá Ireland bị một căn bệnh truyền nhiễm bí ẩn thâm nhập. Bù lại cho khung cảnh tráng lệ của biển cả bị giới hạn trước trải nghiệm xem phim tại nhà, phim mang đến sự căng thẳng hợp thời, chẳng hạn như màn tranh cãi của các nhân vật về việc tự cách ly. 

Ảnh: Gunpowder & Sky
Ảnh: Gunpowder & Sky

Siobhan (Hermione Corfield) là sinh viên chuyên ngành sinh vật biển, được tham gia thực địa trên tàu đánh cá do cặp vợ chồng nghiêm khắc Freya (Connie Nielsen) và Gerard (Dougray Scott) làm chủ, cùng nhóm thợ của họ. Trùng Quỷ Đại Dương giới thiệu nhân vật qua một vài tình huống nhanh chóng như: Siobhan khá lạnh lùng và lãnh đạm trước các sự cố; vợ chồng chủ thì sẵn sàng liều mạng vì tiền; nhóm thợ tuy làm việc quá sức nhưng khăng khít như một gia đình. Sau đó là giới thiệu con quái vật phát quang: một sinh vật có hình dạng giống mực/sứa bám vào nguồn nước sinh hoạt và những ký sinh trùng bám vào con người. 

Mọi thứ trở nên đẫm máu và ghê gớm hơn nhưng đạo diễn Hardiman tập trung ống kính của cô vào các bi kịch liên quan đến con người: việc ham lợi nhuận khiến con tàu rơi vào thế nguy hiểm; các bí mật và sự phản bội ngấm ngầm trong nhóm; và sự ích kỷ mà việc lây nhiễm ảnh hưởng đến họ. Mọi thứ đều cộng hưởng, do dàn diễn viên chuyên nghiệp và tận tâm thể hiện. Có điều, nhịp độ của Trùng Quỷ Đại Dương hơi nhanh và những diễn biến cứ xảy ra như đánh dấu “tick" vào một danh sách, các nhân vật cứ lần lượt ra đi trước khi kịp chiếm lấy sự đồng cảm từ khán giả. 

Mượn nhiều yếu tố từ các phim như The ThingAlien nên Trùng Quỷ Đại Dương không có nhiều khác biệt. Hardiman (đồng thời viết kịch bản) lồng ghép vào bộ phim của cô những câu truyện cổ tích Ireland và sự khắc khổ khi đánh bắt cá. Phần hình ảnh với bảng màu bão hoà với sắc xanh lá, nâu và xanh neon như ẩn dụ yếu tố kỳ ảo, nhưng đạo diễn lại xây dựng bộ phim trong một không gian hiện thực hoá, cẩn thận dựng những vết rỉ sét trên thân tàu nhằm tạo hiệu ứng môi trường phù hợp. 

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

Không may, yếu tố rùng rợn lại không ảnh hưởng đến nội dung. Trong đời thực, mầm bệnh nguy hiểm nhất là khi nó không thể đoán được, nhưng bộ phim truyền nhiễm này lại có một số luật lệ nhất quán. Con quái vật trong Trùng Quỷ Đại Dương bị biến đổi một cách ngớ ngẩn sao cho phù hợp với sự kịch tính của cốt truyện: trong một cảnh, nó từ một con đỉa săn mồi khát máu trở thành con giun hiền lành, dễ dàng bị nữ chính đánh bại. Bộ phim dường như không chắc chắn về cấu trúc, thay đổi thiếu kiên định giữa bản chất sinh vật, dịch bệnh rùng rợn và sự gay cấn mà không kết nối chắc chắn bất cứ ý tưởng nào. 

Nguồn: Devika Girish từ The New York Times