Tính hiện thực trong các bộ phim của cố đạo diễn có sức ảnh hưởng đến nhiều thế hệ Satoshi Kon

Góc Nghệ Thuật · VLynd ·

atoshi Kon luôn thực hiện những tác phẩm vượt khỏi ranh giới của hoạt hình và truyện tranh khi sáng tạo ra những phân khúc hiện đại của thể loại này, đặc biệt là luôn nhắm tới đối tượng khán giả trưởng thành.

Là một trong những nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng nhất Nhật Bản, Satoshi Kon luôn thực hiện những tác phẩm vượt khỏi ranh giới của hoạt hình và truyện tranh khi sáng tạo ra những phân khúc hiện đại của thể loại này, đặc biệt là luôn nhắm tới đối tượng khán giả trưởng thành. Tuy nhiên, ông không sử dụng những yếu tố bạo lực, tình dục mà trái lại, chủ đề uyên thâm và phong cách phức tạp mới là mấu chốt.

Các chất liệu trước đây trong thế giới của ông, nơi vốn tràn ngập những cơn ác mộng dựa trên các khái niệm về sự định hình, tính phổ biến và phép phối cảnh giữa thực tại với cá tính nhân vật. Hiện tại, chúng là sự kết hợp giữa giả tưởng với thực tế được dựa trên môi trường hiện thực trong các bộ phim của ông. Thêm vào đó, ông cũng làm việc với tư cách là một nhà thiết kế và vẽ phim hoạt hình; do đó, các bộ phim của ông là những tuyệt tác về nội dung lẫn đồ hoạ.

Danh sách dưới đây tập hợp những tác phẩm của ông trong lĩnh vực hoạt hình và được sắp xếp theo trình tự thời gian. Đây được xem như một sự cống hiến của ông đến những nghệ sĩ có sức ảnh hưởng trong thế hệ của ông.

1. Roujin Z (1991, Hiroyuki Kitakubo)

Bộ phim do Katsuhiro Otomo viết kịch bản lần đầu tiên đưa Kon đến thế giới phim khoa học viễn tưởng kết hợp với hài hước với tư cách là người làm phim hoạt hình kiêm thiết kế bối cảnh. Là tác phẩm đầu tay, khán giả sẽ không thấy nhiều phong cách của Satoshi Kon trong bộ phim, ngoại trừ cái kết dị thường khi mờ dần và trắng toát.

Phim tập trung vào Kiyuro, một cụ già được chọn thử nghiệm giường robot Z-001 do các nhà khoa học trong bệnh viện chế tác, với hy vọng kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, sự thật cuối cùng cũng được vén màng: Chiếc giường thật chất do quân đội thiết kế. Chính vì thế, nó kiểm soát cảm xúc của cụ, biến cụ trở thành một người lúc nào cũng cáu bẳn. Sau cùng, nó thoát khỏi sự kiểm soát và trở thành mối quy cho cụ già và cả bệnh viện.

2. World Apartment Horror (1991, Katsuhiro Otomo)

Bộ phim hành động, kinh dị này đánh giá lần thứ 2 hợp tác giữa Kon và bậc thầy Otomo. Tuy sức ảnh hưởng của ông vẫn chưa đáng kể nhưng sự pha trộn giữa giả tưởng và hiện thực tác động khác nhiều và kịch bản những bộ phim sau này của ông.

Phim kể về một Yakuza tay chân được giao nhiệm vụ tống cổ những cư dân ra khỏi căn hộ. Dù có làm nhiều cách không tưởng đi chăng nữa anh cũng không thành công vì có sự can thiệp của một thế lực quỷ quyệt.

3. Hashire Melos! (1992, Masaaki Osumi)

Dựa trên điển tích Damon và Phidias của thần thoại Hy Lạp, Hashire Melos kể câu chuyện về một người chăn chiên bị bắt và kết án tử hình do dám chống lại bậc vua chúa. Tuy nhiên, anh có 3 ngày tự do để dự đám cưới em gái và đổi lại, người bạn thân Selinentius bị bắt giữ phòng trường hợp anh trốn luôn.

Với tư cách là một người làm phim hoạt hình, lần đầu tiên phong cách vẽ nhân vật độc đáo của ông bắt đầu được áp vô. Thay vì vẽ một khuôn mặt rộng với những tỉ lệ được phóng đại, Kon dựa trên những tỉ lệ thực tế của từng người thật.

4. Patlabor 2: The Movie (1993, Mamoru Oshii)

Tác phẩm chính trị của Mamoru Oshii không mang nhiều âm hưởng của Kon khi ông chỉ làm công việc phác hoạ.

5. Jojo’s Bizarre Adventure: Dio’s World: Kakyoin – Duel in the Barrier (1994, Kitakubo Hiroyuki)

Phim hoạt hình truyền hình này được chuyển thể từ bộ truyện tranh dài hơi, được phát hành từ năm 1994-2008. Phim kể về hành trình chống lại ma cà rồng bất tử Dio của Joseph Joestar và cháu trai Joutarou.

Với bộ phim này, Kon chịu trách nhiệm kịch bản cho tập phim thứ 5, đồng thời thực hiện công việc hoạt hoạ. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện với tư cách đảm nhiệm toàn bộ dự án, bám sát đồ hoạ nguyên tác kết hợp cùng phong cách của ông.

6. Memories: Magnetic Rose (1995, Koji Morimoto)

Lấy bối cảnh năm 2090, phi thuyền cứu hộ Solaris vô tình bắt được tín hiệu âm thanh opera bí ẩn. Cả đội quyết định sẽ điều tra rõ ngọn ngành và cuối cùng, khi đến nơi, họ phát hiện ra âm thanh đó phát ra từ phi thuyền có hình dáng của hoa hồng. Hai thành viên của nhóm là Miguel và Heinz đảm nhận việc khám phá bên trong vật thể bay lạ lùng này. Khi họ vừa tiến vào, hàng loạt hình ảnh và bức tượng chuyển động liên tục, chúng được tạo hình theo ước nguyện của Eva Friedel – một ca sĩ opera đã khuất.

Memories là bộ phim hoạt hình dựa trên ba manga ngắn của Otomo. Đây là tác phẩm đưa Kon đến với công chúng. Lần đầu tiên ông đảm nhiệm việc viết kịch bản. Bên cạnh đó, ông còn kiêm luôn khâu giám đốc nghệ thuật cho Magnetic Rose. Phong cách pha trộn giữa giả tưởng và hiện thực của ông trong suốt bộ phim không thể lẫn vào đâu. Hơn nữa, những nhân vật như ảo giác Eva và Heinz cố chấp là hình ảnh mà khán giả có thể bắt gặp trong các tác phẩm sau này của Kon. Có thể nói, Magnetic Rose là bộ phim sáng thế của Satoshi Kon.

7. Perfect Blue (1997)

Năm 1997 đánh dấu cột mốc đáng nhất trong sự nghiệp của Kon với 2 lý do: ra mắt Perfect Blue tại rạp và hợp tác với hãng Madhouse Inc., nơi ông làm việc đến cuối đời.

Kịch bản của bộ phim ban đầu được dựa theo quyển sách của Yoshikazu Takeuchi nhưng sau này Kon và Sadayuki Murai đã xin phép đổi cốt truyện. Hội tụ đủ yếu tố của một tác phẩm để đời, Perfect Blue xoay quanh cô ca sĩ Mima trong nhóm nhạc thần tượng vì muốn đổi đời mà bất chấp đóng phim, chụp hình với những cảnh táo bạo và dần dần đánh mất bản thân. Giọng nói lồng tiếng cho Mima là Junko Iwao, với những âm vực diệu kỳ, cô đã thành công truyền tải đúng tinh thần mà Kon mong muốn ở nhân vật này.

Kon tập trung vào liên kết giữa hiện thực và giả định, sử dụng khuôn mẫu của một thần tượng âm nhạc làm ví dụ. Tính cách thật sự của người nghệ sĩ luôn khác hoàn toàn với những gì khán giả chứng kiến. Một điều mà dần trở thành sự thật hiển nhiên. Theo ông, điện ảnh có thể phá vỡ hiện thực, đối lập lại tâm trí luôn định hình sẽ nhận được những hình ảnh duy nhất từ môi trường thực tế của con người. Câu hỏi vô cùng rõ ràng: vì sao hình ảnh từ sự kiện có thật trong thế giới vật chất lại đúng đắn hơn hình ảnh hiện hữu trong tâm trí con người? Triết lý Weltanschauung của Kon được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của ông và từ câu hỏi đó mà phát triển thêm.

Perfect Blue là một kiệt tác nghệ thuật và kỹ thuật; tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là Satoshi Kon chưa bao giờ truỵ lạc khỏi tiêu chuẩn cao cấp mà ông đặt ra. Và dự án đầu tay hoàn toàn mang đậm dấu ấn của ông.

8. Millennium Actress (2001)

Từ năm 1998 đến 2000, Kon tập trung hết sức cho việc thực hiện bộ phim này. Millennium Actress vẫn là bộ phim pha trộn giữa giả tưởng và hiện thực. Phim xoay quanh hành trình phá hoại hãng phim Ginei của tay giám đốc Genya Tachibana khi ông quyết định thực hiện một phim tài liệu về ngôi sao biến mất Chiyoko Fujiwara. Xuyên suốt bộ phim là những cảnh hiện tại và quá khứ đan xen lẫn nhau.

Trong bộ phim này, Kon quyết định hạ thấp tầng số hồi hộp và kinh dị mà ông đã thiết lập trong Perfect Blue, sáng tạo một chuyện tình vừa u sầu vừa ngọt ngào từng bước được bóc tách trong không khí thanh bình. Nhân vật Chiyoko được Kon lấy cảm hứng từ Setsuko Hara, một ngôi sao từ thập niên 40 đến 60, vừa mới nghỉ ngơi khỏi ánh sáng công chúng và Hideko Takamine, ngôi sao trong loạt phim của Mikio Naruse trong suốt những năm 50 và 60.

Millennium Actress đưa tên tuổi Satoshi Kon trở nên sáng giá trong ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản, thu hút được sự chú ý của Steven Spielberg. Chính Spielberg đã phát hành bộ phim ở Mỹ, thuyết phục Kon ký tên trên poster và DVD nhưng ông không chịu. Dù gây tiếng vang và nhận hàng tá giải thưởng ở các liên hoan phim thế giới nhưng thất bại ở thị trường Mỹ do giới hạn việc công chiếu, Kon quyết định không bao giờ hợp tác với Spielberg lần nào nữa.

9. Tokyo Godfathers (2001)

Bằng thành công của Millennium Actress với kinh phí 120 triệu yên, Kon được cấp 300 triệu yên để thực hiện bộ phim hoạt hình tuyệt đỉnh hình ảnh trong số các tác phẩm của ông.

Nội dung và chủ đề phim khá đơn giản. Trong ngày lễ Giáng sinh, ba người vô gia cư gồm một người đàn ông nghiện rượu tên Gin, cô gái chuyển giới Hana và Miyuki tuổi vị thành niên đang chạy trốn thực tại, vô tình phát hiện đứa bé sơ sinh trong bãi rác. Vượt qua nỗi ngạc nhiên, họ quyết định tìm ba mẹ của đứa bé và từ đó hành trình nà Kon kể một câu chuyện tuyệt đẹp về thế giới quan Tokyo bắt đầu. Song song đó, ông cũng hé lộ những tuyến truyện riêng của các nhân vật.

Tokyo Godfathers có thể coi là một ngoại lệ trong phim của Satoshi Kon khi cách dẫn dắt vào thẳng vấn đề, không lòng vòng. Tuy nhiên, phong cách độc đáo của ông vẫn được nhận biết khi cách ông khai thác Tokyo, biến thủ đô này thành một nhân vật thứ tư. Ông cũng xác định được chủ đề gia đình mà một nhóm tập hợp lại tốt hơn một gia đình máu mủ thật sự.

Lần này, ông hợp tác với hãng Sony trong việc phát hành phim ở Mỹ và với việc quảng bá tốt hơn, phim thu về được $130 ngàn.

10. Paranoia Agent (2004)

Ngay sau Tokyo Godfathers, Satoshi Kon liền bắt tay vào thực hiện series hoạt hình Paranoia Agent gồm 13 tập phim. Kịch bản sẽ dựa trên những chủ đề mà ông chưa từng thực hiện qua trước đó như tiêu đề bài báo về tội phạm và phản ứng dư luận.

Series tập trung vào quá trình điều tra của 2 thám tử Keiichi Ikari và Mitsuhiro Maniwa về một thanh niên có vẻ ngoài giống học sinh trung học với mũ bóng chày, giày trượt vàng và gậy bóng chày thực hiện loạt vụ tấn công ở Tokyo. Vụ án ngày càng trở nên bế tắc khi các nạn nhân không có mối liên hệ hay điểm chung nào với nhau và công chúng thì hoặc là la ó um sùm, hoặc là thành lập giáo phái tôn thờ tên này.

Lần này, không chỉ pha trộn giữa giả tưởng và hiện thực, kịch bản còn được đẩy tới mọi giới hạn của 2 khía cạnh này. Ông còn cái cắm vào đó những phê bình của ông với xã hội hiện tại, lối sống hiện đại cùng nỗi sợ hãi đã làm suy yếu tính dân chủ của xã hội đương đại. Cả ê kíp của Paranoia Agent đều làm việc hết sức mình để tạo ra một phim hoạt hình không thể chê vào đâu với chất lượng hình vẽ vô cùng tinh tế, vượt khỏi tiêu chuẩn thông thường trong nền công nghiệp hoạt hình. Một yếu tố ấn tượng khác là từng lĩnh vực của series, từ tên nhân vật cho tới đoạn chiếu ngắn của các tập phim tiếp theo, như bằng chứng trong vụ án đều được Kon chăm chút từng chi tiết một cách tỉ mỉ.

11. Paprika (2006)

Trong năm 2005, Kon thực hiện bộ phim hoạt hình gần như là tác phẩm dài cuối cùng của ông và thành công dữ dội ở thị trường. Với cốt truyện được dựa trên nội dung từ quyển sách cùng tên của tác giả Yasutaka Tsutsui về ranh giới giữa mơ và thực, Kon không thể bỏ qua một nội dung đặc sắc như thế. Bộ phim thành công tới mức được Hollywood lấy cảm hứng cho Inception đình đám.

Dr. Atsuko Chiba là người đứng đầu của một nhóm nghiên cứu về thiết bị DC-mini, có khả năng đưa bà thâm nhập vào giấc mơ của bệnh nhân với hình ảnh cô gái tên là Paprika để trị liệu những vấn đề tâm lý. Không may, thiết bị bị đánh cắp và vì một lỗi nào đó, nó cho phép mọi người đều có thể xâm phạm giấc mơ của người khác, dẫn đến một thế giới nửa thật nửa mơ, hoà trộn vào nhau không thể lần ra.

Một lần nữa, với cốt truyện phức tạp, Kon đã để tâm vào từng chi tiết giữa mơ và ngoài đời, giữa tương tác của các nhân vật khi thì trong mơ, khi thì lạc lối lúc tỉnh dậy, tạo nên một bộ phim ngập tràn hỗn loạn. Và khi đó, tài năng của Kon được phát triển hết mức. Cách giới thiệu các nhân vật trong môi trường hoạt hoạ cùng những bản nhạc nền đẩy cảm xúc lên tới đỉnh điểm là một kết quả cực kỳ mãn nhãn. Khán giả phải kiên nhẫn xem từng thước phim mà không thể nói được gì, dù việc gắn kết bị gãy đoạn. Bộ phim thuộc dòng phim nói về giấc mơ thường thấy trong những tác phẩm của Wim Wenders và Wong Kar Wai, nơi mà cảm xúc được chú trọng hơn tính logic. Paprika được công chiếu ở nhiều liên hoan phim và gặt hái được vô số giải thưởng.

12. Good Morning (2007)

Một tập phim trong series Ani*Kuri 15 với độ dài khoảng 15 phút mỗi tập và được thực hiện bởi những đạo diễn khác nhau. Tập phim cuối do Kon làm đạo diễn, xoay quanh một cô gái chật vật trong việc chìm vào giấc ngủ và thức giấc. Một lần nữa, từng thước phim tuyệt đẹp và mang dấu ấn của Satoshi Kon.

Ông mất vì ung thư vào ngày 24.08.2010 ở độ tuổi 46.

Nguồn: Taste of Cinema