[Tổng Hợp] 7 "cực phẩm" kinh dị Châu Á hóa trò hề dưới bàn tay nhào nặn của Hollywwod
Phim Kinh Dị · Tin điện ảnh · chuoichuoi ·
7 bộ phim kinh dị Châu Á xuất sắc này đã bị Hollywood phá nát.
Kéo xuống để xem tiếp
Phim ảnh mang đến những trải nghiệm thần kì và đa dạng, chúng có thể đem bạn tới những chiều không gian và thời gian khác nhau. Một bộ phim yêu thích của bạn có thể có rất nhiều phiên bản (bản gốc và bản làm lại), đã bao giờ bạn xem phải một phiên bản 2 quá tệ chưa?
Làm lại phim (remake) nổi lên như một trào lưu của điện ảnh Mỹ từ thời đại phim đen trắng, và các hãng phim Hollywood lại càng tích cực khai thác mỏ vàng điện ảnh của Châu Á. Đây là chiến lược tốt để đánh chiếm thị trường đầy tiềm năng.
Nếu các nhà làm phim Hollywood bị “lây” phong cách võ thuật từ Hong Kong, Trung Quốc, yếu tố hài hước hơi hướng kịch bản Hàn, và chất kinh dị lại na ná ý tưởng của xứ Phù Tang.
Danh sách dưới đây là những bộ phim kinh dị được các ông lớn làm lại gây thất vọng nhất trên màn ảnh.
1. Ringu (1998) vs The Ring (2002)
The Ring sản xuất năm 2002 là tựa phim mở màn trào lưu làm lại phim châu Á ở Mỹ. Phim được chuyển thể từ kịch bản Ringu của Nhật.
Nội dung đại khái vẫn giữ nguyên, phim kể về một nữ nhà báo đi tìm sự thật đằng sau một đoạn video có khả năng khiến người khác tự tử, nhưng bản làm lại thay đổi một số chi tiết.
Trong The Ring, đoạn phim được phát tán qua video, còn trong Ringu, nhân vật nhận được đoạn phim qua email. Trong The Ring, hồn ma Sadako chỉ muốn ám ảnh người khác sau khi xem đoạn phim, còn với Ringu, bóng ma bí ẩn đó muốn tái sinh thông qua nữ nhân vật chính. Khi ra mắt, The Ring bị số đông nhà phê bình chê không khí rùng rợn còn yếu, tiết tấu phim chậm chạp, diễn viên có diễn xuất tệ.
2. Oldboy (2003) - Oldboy (2013)
Bộ phim tiếp theo lọt vào danh sách là Oldboy (2013), bản làm lại của kiệt tác tâm lý – kinh dị Oldboy (2003) – đạo diễn Park Chan Wook.
Cốt truyện hai phim tương đối giống nhau, cùng xoay quanh hành trình trả thù của một người đàn ông bị giam cầm không lý do trong nhiều năm. Tuy nhiên theo trang tin Vulture, chất tàn bạo về tâm lý trong phim của Park không còn được tìm thấy nhiều khi remake.
Có lẽ cảnh phim làm nên thương hiệu cho Oldboy 2003 là những cú quay dài. Nam chính cầm búa một mình đấu lại đám xã hội đen, cảnh phim lướt theo hành lang, làm nổi bật không gian chật chội, kết hợp màu sắc u ám và khá nhớp nháp, nói lên bối cảnh của nhân vật chính thật ngột ngạt và không tốt đẹp.
Điều này khán giả không thấy được ở bản làm lại của Spike Lee. Cảnh phim trông quá… hài hước và khiên cưỡng, tông màu được đẩy lên không hề hợp rơ với bối cảnh nhân vật. Tiết tấu phim cũng chậm chạp và cắt đi nhiều cảnh bạo lực.
3. A Tale of Two Sisters (2003) - The Uninvited (2009)
Màn thể hiện của Emily Browning cũng không thể cứu vãn nổi sự thất bại thảm hại của bản làm lại này.
Anh em nhà Guard đã biến kiệt tác tâm lý - kinh dị của Kim Jee-woon thành mớ phim rẻ tiền hạng 3. Mọi cảnh phim mang đậm màu sắc kinh dị, giật gân và ám ảnh đã trở thành những mảnh ghép nội dung chắp vá. Tình tiết thì dễ đoán đến mức người xem chẳng cần động não, kèm những pha hù dọa nhạt nhẽo.
4. Ju-on: The Grudge (2002) - The Grudge (2004)
Không có lấy một cảnh phim đắt giá nào, không thừa hưởng được chút đáng sợ và giật gân nào từ bản gốc, bản làm lại 2004 của Ju-on: The Grudge (2002) thực sự là bộ phim không đáng để trải nghiệm.
Việc đặt bối cảnh phim tại Tokyo không khiến tác phẩm này khá khẩm hơn chút nào. Đây là ví dụ điển hình của bản làm lại mà có cả đạo diễn bản gốc tham gia sản xuất cũng chỉ là phiên bản nhạt nhòa mà thôi.
5. Dark Water (2002) – Dark Water (2005)
Phim kể về hai mẹ con mới chuyển đến một căn hộ và bắt đầu cuộc sống. Nhưng chỗ ở mới thì nơi nào cũng có nước và những sự kiện kì lạ cứ liên tục xuất hiện.
Bản gốc của Nhật dựa trên truyện ngắn của Shoji Suzuki, do Hideo Nataka làm đạo diễn – hai tên tuổi làm nên thành công của Ringu. Bộ phim không chỉ là những mảng màu sáng tối cùng những âm thanh ghê rợn. Hơn thế nữa, Dark Water còn chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử. Điều này ta chưa thấy ở bản làm lại.
6. Shutter (2004) – Shutter (2008)
Kể từ Ringu, người hâm mộ dòng phim kinh dị mới được thưởng thức lại tuyệt phẩm, bộ phim này mang tên Shutter của điện ảnh Thái Lan. Tuy nhiên, phiên bản làm lại của Hollywood đã biến tuyệt phẩm thành rác phẩm.
Nội dung vẫn giữ nguyên, đôi vợ chồng mới cưới bị ám ảnh bởi hồn ma của một cô gái trong tấm ảnh vô tình chụp được. Nhưng những tình tiết rời rạc cộng với diễn xuất quá khiên cưỡng đã biến bản remake thành một trò cười đúng nghĩa.
7. Kairo (2001) – Pulse (2006)
Kairo là bộ phim kinh dị Nhật Bản năm 2001 của dạo diễn Kiyoshi Kurosawa. Bộ phim là sự kết hợp của kinh dị xen lẫn yếu tố viễn tưởng khi nội dung kể về sự xâm chiếm của những con ma tại Tokyo thông qua mạng lưới Internet. Kairo tạo được một không gian sợ hãi ghê người khi Kurosawa từ từ phát triển cái sợ đó cho đến khi mọi thứ đạt cực điểm.
Trên đây là 7 bộ phim kinh dị tuyệt tác của Châu Á nhưng “không may” lại lọt tầm ngắm của những nhà làm phim Hollywood. Bạn đã xem phim nào rồi và cảm nhận sao?
Cùng chia sẻ với Moveek nhé!