Vì sao Trailer Death Note của Netflix làm fan thất vọng?
Tin điện ảnh · Trissica_Jonkers ·
Không khó ngạc nhiên khi bộ phim chuyển thể Death Note được sản xuất bởi Netflix, đạo diễn bởi Adam Wingard (The Guest), đang bị chê bai thậm tệ.
Cụm từ “live-action” (phim chuyển thể) không gợi cho fan anime và manga nhiều kỉ niệm đẹp cho lắm. Phiên bản màn ảnh rộng của Dragon Ball và Avatar: The Last Airbender là một thất bại từ mặt thương mại đến nghệ thuật và mặc dù Ghost In The Shell với Scarlet Johnansson gần đây được khen, nó vẫn còn thua xa so với bản gốc và chả được bằng 1/10 từ “bom tấn” dự tính.
Vì thế, không khó ngạc nhiên khi bộ phim chuyển thể Death Note được sản xuất bởi Netflix, đạo diễn bởi Adam Wingard (The Guest), đang bị chê bai thậm tệ. Dựa trên quyển manga được yêu mến của Tsugumi Ohba và Takeshi Obata (có phiên bản anime cùng tên), Death Note là một câu chuyện đen tối, kinh dị về thiếu niên tuổi teen Light Yagami, người đã tìm được một cuốn sổ mà sẽ giết bất cứ ai có tên được ghi vào nó. Khi Light đang đắm chìm trong men say của sức mạnh mới của mình, lực lượng cảnh sát toàn cầu cùng với một thám tử tài giỏi, kì dị, đã hợp lực để ngăn chặn anh ta trước khi tình cảnh ngày càng tệ đi.
Mặc dù series này đã có bản live-action tại chính quê hương, Netflix đang cố gắng làm lại với phiên bản Death Note của phương Tây và gần đây nhất, nhà đài đã tung ra trailer của phim online. Rất nhiều người đã phàn hồi cực tốt về đoạn phim nhưng cũng có khá nhiều lời phê bình và gạch đá, đa số là từ fan của bản anime và manga gốc. Một video gần đây được fan chế lại cho các nhân vật từ bản hoạt hình nhận xét về trailer trong sự “kinh tởm” và “hoảng hốt” và theo dự đoán, một video của Downfal Hitler cũng đã được đăng lên. Nhưng thật sự điều gì đã khiến fan của Death Note lo ngại và “sồn” lên như vậy? Và nó có thỏa đáng không?
Từ Đông sang Tây
Tất nhiên, sẽ rất “tệ” nếu bỏ qua sự “tẩy trắng” trong bản Death Note này của Netflix, khi nó đã thay đổi bối cảnh phim từ Nhật Bản sang Mỹ và với kết quả là đa số diễn viên là từ Bắc Mĩ. Điều tương tự đã xảy ra với Ghost In The Shell với nhiều lời chỉ trích và cuối cùng đã khiến cho doanh thu phim sụt giảm thảm bại; nhưng trong khi vai của Scarlett Johansson có thể “biện minh” rằng đó là một nhân vật người máy, Light với vai trò lớn trong series đã được miêu tả ban đầu là một dòng máu Nhật Bản. Điều này có thể chấp nhận được hay không thì vẫn sẽ là một cuộc tranh luận kéo dài, có khi đến lúc phim ra mắt thì đây sẽ vẫn là một đề tài để người ta chỉ trích. Nhưng ta nên nhớ rằng Edward Zo đã được can không nên thử vai cho Light hoàn toàn vì lí do “gốc Á” của nhân vật.
Ta vẫn còn nhiều lí do vì sao chuyển bối cảnh của Death Note từ Đông sang Tây là một bước đi sai lầm, và nó không hề liên quan gì đến việc chủng tộc và hiệu quả trong câu chuyện. Rất nhiều fan của bộ truyện sẽ nói rằng vị trí ở Nhật trong Death Note là rất cần thiết. Cũng như Neo - Tokyo rất quan trọng với Akira, hay New York đối với Spiderman; Death Note đã rúng rễ vào sâu trong nền văn hóa Nhật Bản. Điển hình như Shinigami (Thần Chết) từ lãnh thổ Nhật Bản và những câu chuyện thần thoại đã được xem như là người truyền cảm hứng cho tạo hình nhân vật Ryuk. Trailer đã cho thấy Ryuk của Wilem Dafoe là một “bản sao gần hoàn hảo” của nhân vật nhưng với những ảnh hưởng từ Châu Á bị loại bỏ, sự hiện diện của Thần Chết ở phương Tây có lẽ sẽ chả có ý nghĩa gì.
Mối quan hệ của Light và cha cũng có vấn đề tương tự. Tác động của “cha và con” này chính là mấu chốt của Death Note. Nó chịu ảnh hưởng từ văn hóa gia đình Nhật Bản như nghĩa vụ và “sự tôn trọng” đối với người già. Giá trị này của phim có thể sẽ không “vang vọng” với khán giả phương Tây và điều này có lẽ sẽ khiến cho mọi người không thấy được tất cả các “tầng nghĩa” của nhân vật Light.
Trong khi đó, Misa Amane, một thần tượng nhạc Pop ở Nhật trong bản gốc – rất khác so với kiểu ngôi sao như Taylor Swift hay Katy Perry. Mức độ cống hiến của fan cô và độ nổi tiếng đã trở nên rất quan trọng với Light cũng như đã thúc đẩy Light trở thành Kira. Phiên bản Netflix đã thay đổi nhân vật này từ một ca sĩ nổi tiếng thành một bạn cùng lớp của Light, về cơ bản, đã xoay chuyển câu chuyện bằng một twist chả ăn nhập gì.
Để công bằng thì, tất cả những vấn đề trên rất dễ dàng giải quyết. Ryuk chắc chắn không phải sinh vật đầu tiên của thần thoại Nhật Bản được đưa sang màn ảnh phương Tây; và mối quan hệ của Light và bố chắc sẽ không còn như xưa trong bối cảnh Âu Mĩ, nhưng sẽ vẫn thích hợp cho khán giả. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn bị bỏ ngỡ: tại sao ban đầu lại thay đổi nhiều như vậy? Như ông cha ta từng nói “Đừng chữa trâu lành thành trâu què”, Death Note bản thân nó chính là “trâu lành”. Khán giản đại chúng hiện nay đủ khôn để thưởng thức bộ phim mà bối cảnh ở nước ngoài và nếu để Death Note như đúng nguyên tác, liệu bây giờ phim có bị nhận gạch đá đến thế không.
Light và L
Một vấn đề lớn khác làm “ngứa mắt” fan chính là tính cách của cả Light và L trên Netflix, hai nhân vật chính đều chả có gì giống với bản gốc. Nên nhớ rằng, người ta chỉ mới đoán dựa trên đoạn trailer, và những clip ngắn có thể làm “đơn giản hóa” một nhân vật, nhưng ta có thể thấy Light đã là một nhân vật chính “kiểu mẫu”, sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào. Và nếu thật sự như vậy thì phần lớn linh hồn của Death Note sẽ bị mất, bởi vì chính Light là một antihero tàn nhẫn là lí do đầu tiên khiến cho thương hiệu này nổi tiếng đến như vậy.
Tương tự, L được yêu mến bởi hình tượng một người kì dị, và đôi lúc vô cảm, chỉ sống để thử sức trí khôn của mình qua việc giải quyết các vụ án và ăn vài lát bánh. Nhưng trong trailer, L còn xuất hiện ít hơn và vì thế, một lần nữa, một phim full không che sẽ thể hiện L rõ hơn nhưng ấn tượng ban đầu dường như đã khiến mọi người lầm tưởng anh chỉ đơn thuần là một anh hùng chính nghĩa chuyên làm việc thiện, với một vẻ khù khờ đáng yêu (ngoài cái điệu ngồi chồm hổm).
Sự thay đổi từ “đen tối” và “thông minh” của bộ anime và manga huyền thoại thành một phim bình thường và hơi hướng hành động của Netflix có lẽ đã phản đòn và khiến cho Netflix bị la ó tơi tả như thế. Cơ mà bản gốc có khi được miêu tả là “trinh thám-siêu nhiên-viễn tưởng”, phiên bản của Netflix đã hướng thẳng hơn tới “hành động” để thõa mãn khán giả.
Ở cuối con đường
Chắc chắn, Netflix đã tự do bung lụa với “tấm vải” gốc ban đầu. Nhiều người đang thích trailer cho rằng live-action của Death Note không hoàn toàn nhất thiết phải là “bản sao hoàn hảo” để trở thành một bộ phim hay. Và có lẽ họ nói đúng. Xem trailer với tư cách là Death Note, rất dễ để tìm ra những cái “sai” và ai đang mong chờ cái tông màu tối và hướng đi như Anime hay manga sẽ dễ bị thất vọng.
Trailer của phim đâu có tệ, tất cả những định kiến nên tống qua một bên và chờ ngày phim chiếu và nghe câu ‘Who’s laughing now?’. Về phần câu chuyện, không bàn cãi đã được Tây hóa, vẫn rất khác lạ so với phim kinh dị tuổi teen và có một thương hiệu được yêu mến và đón nhận chống lưng, chắc chắn phim sẽ bùng nổ internet và thu về cho Netflix cả bộn tiền.
Tuy nhiên, dễ hiểu rằng fan cạ cứng có một sự mong đợi nhất định và từ lâu nay, các hãng phim đầu có một câu khi chuyển thể thứ gì đó thành một phiên bản khác tiếp cận cực kỳ thận trọng, và Death Note cũng không tránh khỏi. Netflix đã bước đầu thất bại. Dù vậy, bạn nên nhớ, “là một phim Death Note tệ, không nhất thiết Death Note là một phim tệ”.
Nguồn: Screen Rant