Với “Feud”, Ryan Murphy đã tái hiện lịch sử một Oscar thật không tưởng!

Góc Nghệ Thuật · Amira ·

Tập 5 của "Feud" có nhan đề "Và người chiến thắng là ... (Giải Oscar năm 1963)," có lẽ là phần trình diễn tuyệt vời nhất của mini series mới nhất do Ryan Murphy cầm trịch cho đến thời điểm này.

Tập 5 của "Feud" có nhan đề "Và người chiến thắng là ... (Giải Oscar năm 1963)" có lẽ là phần trình diễn tuyệt vời nhất của mini series mới nhất do Ryan Murphy cầm trịch cho đến thời điểm này. Phát sóng vào các tối chủ nhật, bộ phim kể lại tất cả bí mật đen tối nhất sau cánh gà, và tại lễ trao giải Academy Awards lần thứ 35, nữ diễn viên Joan Crawford (Jessica Lange) đã giở mọi thủ đoạn để thành công chiếm lấy ánh đèn hào quang trong lễ trao giải dù cho cô đã trượt đề cử cho "What Ever Happened to Baby Jane?" về tay đối thủ Bette Davis (Susan Sarandon).

Các chi tiết trong phim được tạo dựng vô cùng tỉ mỉ, từ đáy hộp đánh bóng móng tay đến từng cái tăm xiêng thức ăn, điều mà Murphy vốn rất yêu thích. Dù tập phim không chỉ là một cơ hội cho ông chia sẻ một chút niềm đam mê trong công việc của riêng mình mà cũng giúp chúng ta có dịp đào sâu hơn vào các nhân vật trong phim.

Murphy đã chia sẻ về quá trình tái hiện lại câu chuyện lịch sử đó, tinh thần nào khiến cho các nghệ sĩ khao khát tượng vàng của Hollywood, và những chi tiết đầy xúc động của bộ phim xoay quanh Oscars này.

(Chú ý nội dung phía dưới có spoil)

Có một khoảnh khắc trong tập phim khi có ai đó hỏi Bette Davis nghĩ gì về việc Joan Crawford bị Oscar hắt hủi và cô đã trả lời: “Định nghĩa Hắt hủi đi”. Thật là buồn cười vì cách mà từ này được dùng trong việc truyền thông cho giải thưởng ngày nay, và nó khiến ta trăn trở nếu muốn đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về bối cảnh các giải thưởng hiện nay nói chung. Anh có thấy vậy không?

Tôi đoán vậy, chỉ vì tôi đã luôn yêu mến các mùa giải thưởng, ngay cả khi còn nhỏ. Đó giống như một cuộc tranh tài và khiến tôi bị ám ảnh. Tôi đã từng tổ chức các buổi tiệc sau lễ trao giải và vào thời đó, đây là đêm – trước khi social media ra đời - mà các ngôi sao có thể ở cùng nhau và có thể tiếp cận được, đó luôn là một ước mơ lớn cho tôi khi lớn lên tại Indiana. Đó như là một lối thoát, tôi nghĩ thế. Đây là một cái nhìn về thế giới đó và sự “lên voi xuống chó” luôn đi kèm với scandal. Điều tôi thấy hài hước là chúng tôi đã gần như bưng bít lại sau giải thưởng Viện hàn lâm năm nay. Tôi có cảnh quay với Pricewaterhouse nói rằng họ đã thành thật, không hề hổ thẹn và không hề có sai lầm nào cả. Xét đến giờ thì nó trớ trêu một cách kỳ lạ. Tôi nghĩ điều đó có ý nghĩa vô cùng đối với nhiều người bởi vì đó chính là sự kịch tính, đó là mâu thuẫn, đó là  tất cả những điều thu hút mà tôi nghĩ bất kì ai đến với Hollywood hoặc viết về nó cũng gặp phải.

Nói về sự thất bại của Oscars năm nay, tôi đã xem tập phim trước khi nó xảy ra. Vì vậy, tôi ngay lập tức liên tưởng đến tập phim này khi nó tác động đến người xem. Là một chuyên gia về giải thưởng , ông nghĩ gì về toàn bộ kịch bản đã xảy ra tại Nhà hát Dolby vào tháng 2 vừa qua?

Bạn biết đấy, tôi thực sự đã có phản ứng rất mạnh bởi vì tôi là bạn với rất nhiều người ở đó. Tôi khá thân thiết với Damien [Chazelle]. Tôi là bạn thân của Dede Gardner và Jeremy Kleiner. Dede là một trong những nhà sản xuất phim "Feud" và đã làm "The Normal Hear" với tôi, cũng như "Running with Scissors" và "Eat Pray Love" hay một vài chương trình TV khác. Tôi cũng là bạn với Warren Beatty nữa. Vì vậy, tôi chỉ nghĩ rằng việc này thực sự rất đáng buồn. Đầu tiên tôi cảm thấy thật buồn cho đoàn phim "La La Land" , và sau đó tôi thực sự cảm thấy sự cố đã lấy đi cái sức mạnh và ấn tượng của chiến thắng thuộc về "Moonlight". Và tôi nghĩ rằng Warren đã bị truyền thông đối xử bất công ; ông đã làm tất cả mọi thứ chính xác 100%. Chỉ vì một người sơ ý và gây ra một sai lầm. Tôi nghĩ rõ ràng là các quy tắc sẽ phải thay đổi và sau này sẽ có những khoảng nghỉ, cần phải như vậy. Nhưng tôi cảm thấy xúc động khi xem nó bởi vì tôi nghĩ tất cả các chàng trai và cô gái đồng tính trên khắp thế giới, những người có trải nghiệm rất khác biệt và sẽ có một giây phút ăn mừng đặc biệt nếu "Moonlight" được xướng tên Phim hay nhất và tận hưởng khoảnh khắc chiến thắng trọn vẹn mà nó cần phải có. Quả thực đáng buồn thay.

Mừng là chúng tôi đã có thể phỏng vấn được cả Chazelle và Barry Jenkins vào ngày hôm sau và cho thấy một khía cạnh khác của điều này, rằng những người này là bạn bè và đã cổ vũ nhau trong suốt mùa giải. Và sự cố đó đã không làm sứt mẻ tình bạn giữa họ tí nào.

Vâng, tôi yêu bài báo của các bạn. Kiểu như “Coi nào, đây đâu phải chiến tranh hạt nhân đâu, chỉ là một giải thưởng thôi mà”. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng rất nhiều người vẫn còn đào bới chuyện đó và châm ngòi chủ yếu vào vấn đề chủng tộc đấy, anh biết không?

Liệu người ta có làm quá không? Ý tôi là mức độ của nó. Nói đến cái ý “lên voi xuống chó” của anh đấy, tôi đã trong ngành 15 năm nay và chứng kiến những sự thật xấu xí thế nào dù tôi không nghĩ Oscar là cái gì đó tôi ham muốn gì cho cam. Nhưng nó lại thật sự rất hấp dẫn. Phải xử lí tình huống thực tế và, chuyên nghiệp là điều dễ hiểu. Davis Viola đã làm được đấy thôi, được ghi nhận là một nữ diễn viên hàng đầu Oscar vì những vai diễn chính cho phụ nữ ở tuổi cô đã cạn kiệt. Một giải thưởng sẽ mang lại nhiều hợp đồng cho tương lai. Nhưng anh có nghĩ rằng ngành công nghiệp này đang không trân trọng những tài năng đúng cách không?

Đối với tôi nó khá ngớ ngẩn nếu xét theo một số mức độ nào đó. Tôi không thấy điều này khác gì so với sự cuồng tín của những fan bóng chày bị ám ảnh bởi các giải bóng quốc tế và giải Super Bowl cả. Tôi chỉ cảm thấy đó như thể một lối thoát cho một số người hay cạnh tranh. Điều mà tôi thấy buồn cho các nghệ sĩ là bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đang cạnh tranh với nhau. Nhưng bạn nói đúng, đó là một phần thưởng. Và tôi đã nhìn thấy điều đó xảy ra với mọi người. Tôi đã trải qua nó trong sự nghiệp riêng của mình mà! Như thể có được giải thưởng sẽ ban cho bạn cơ hội làm những tác phẩm táo bạo hơn, điều mà bạn sẽ không bao giờ với tới nếu bạn không được vinh danh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng như Bette nói, có những phần thưởng lớn và thành quả xứng đáng, nhưng cũng có nỗi buồn vô tận khi bị thua cuộc, như đã được minh chứng qua câu chuyện của Joan Crawford

Vậy anh có nghĩ Davis và Crawford đã đạt đến cái cảm giác “khó chịu” khi cạnh tranh với nhau đó không?

Tôi nghĩ rằng ai cũng sẽ cảm thấy điều đó, nhưng tôi cũng nghĩ rằng không ai đến với Hollywood và tham gia vào công việc này bởi vì họ tự nhiên được yêu thích và hòa nhập tốt. Khó lắm. Thông thường có một phần của bạn luôn tìm kiếm một tình yêu rộng lớn và cảm giác được chấp nhận, điều mà có lẽ bạn thiếu thốn thời thơ ấu. Vì vậy Giải thưởng Oscar chỉ như thêm một cánh cửa để có cái tình yêu và sự chấp nhận được đổ đầy lòng ham muốn vô tận đó thôi. Cái khoảnh khắc Susan đọc bài phát biểu trước mặt Bette và khi cô ấy đang nhìn hai cái tượng vàng Oscar của mình. Cảnh đó được rút ra từ cuộc phỏng vấn bốn giờ đồng hồ của tôi mà tôi đã có với Bette Davis ngay trước khi bà qua đời, và điều đầu tiên bà ấy nói với tôi là "Anh có muốn xem những cậu bé Oscar của tôi và cầm họ không?" Tôi như trở lại năm 20 tuổi ngày nào và hào hứng nói: "Tất nhiên rồi"; và tôi đã nhận thấy rằng một cái có vẻ mờ hơn cái còn lại. Bà ấy nói với tôi rằng mình thường cầm nó khi xem tivi , bức tượng gần như trở thành một con vật cưng vậy, và điều đó có ý nghĩa rất lớn lao, vì nó nhắc bà nhớ đến cái đêm bà được cả thế giới ca ngợi và yêu mến. Những lời tâm sự ấy làm tôi nhớ mãi. Tôi đã cố gắng tìm ra một cách để viết về điều ấy hay ít nhất là truyền tải lại ý nghĩa đó, bởi vì điều đó thật sự quá cảm động. Thế nên khi tôi làm tập phim, tôi đã luôn trong tâm trạng như vầy: " Chết tiệt! mình phải dựng lại bằng được cái lúc nói chuyện thần thánh đó."

Ai là người mà anh viết về lúc đó?

Tôi có một chuyên mục tổng hợp viết cho Knight Ridder và tôi đã viết cho Bette Davis trong nhiều năm. Bà ấy có một trợ lý tuyệt vời tên là Kathryn Sermak, người đang phụ trách về mặt tài sản hoặc cái gì đó cùng với con trai của Bette, tôi nghĩ vậy. Chuyện là vầy, Kathryn đã nói rằng: "Này! Tôi nghĩ đã đến thời điểm anh ra mặt rồi, và nếu anh muốn phỏng vấn bà ấy thì chúng tôi sẽ làm việc đó nhé." Tôi chưa bao giờ đến L.A trước đó cả, dù sao tôi cũng đã bay tới và chỉ được cho vỏn vẹn 20 phút bởi vì bà đã khá yếu rồi. Bà ấy đã được phẫu thuật hai lần và trải qua đột quỵ, nên thật ra Bette không được khỏe lắm. Nhưng tôi nghĩ bà ấy khá thích tôi vì tôi hiểu bà. Chắc hẳn rằng sự yêu mến của tôi tiếp thêm năng lượng cho bà. Vì vậy, chúng tôi ngồi xuống, châm thuốc lá trong suốt bốn giờ và hàn huyên tâm sự về sự nghiệp, cuộc sống và mọi điều về bà, và rất nhiều điều đó đã được đưa vào phim.

Hãy nói về việc dàn dựng lại Giải Oscar 1963 nào! Đây là điều khiến tôi thực sự muốn phỏng vấn anh vì những chi tiết cực kì tuyệt vời. Anh đã quay tại chính Nhà hát thành phố Santa Monica, nơi Oscar được tổ chức vào năm đó đúng không?

Ồ vâng, chúng tôi đã vui sướng tột độ vì được quay trên chính sân khấu “xịn” nơi đã diễn ra sự việc. Những gì tôi muốn làm với tập phim này như một bức thư tình gửi đến Giải thưởng Viện Hàn lâm, đặc biệt là của thời đại vàng son xưa cũ. Có một cuốn sách gọi là "Inside Oscar" của Mason Wiley và Damien Bona mà tôi đã từng đọc và tôi còn làm bạn với tác giả luôn. Cái chương khiến tôi đã bị ám ảnh nhất chính là vào năm đó, vì tôi không thể tin rằng Joan Crawford đã làm tất cả những thứ điên rồ kinh khủng như vậy. Thế là tôi đi theo hướng “hãy thử và hiểu tại sao bà ấy đã làm tất cả những điều đó, và sau đó chúng ta hãy thực sự tái hiện một giải Oscar đúng nghĩa!”. Bởi vì điều này dù không xảy ra thường xuyên nhưng nhiều lúc, khi các bộ phim truyền hình hoặc điện ảnh như "The Bodyguard" tái hiện giải Oscar, họ làm nó quá ảo đi. Nó không mang đến diện mạo, mùi vị hay một cảm giác chân thực nào cả. Vì vậy, trong hàng tháng trời, chúng tôi đã dựng nên cả một nhóm nghiên cứu. Từ tìm kiếm tất cả các bức ảnh có được để cố xếp đặt mọi thứ đúng vị trí đến màu hoa cẩm chướng như thế nào? Phòng xanh trông ra sao?

Một khoảnh khắc tôi thích là theo dõi cảnh quay với Jessica Lange sau khi David Lean giành được đạo diễn xuất sắc nhất. Ông đi theo Joan vào bên trong của tòa nhà và bà rõ ràng thông thuộc nơi ấy như nhà mình vậy.

Tôi thực sự muốn đưa các bạn đến hậu trường của Giải thưởng Viện hàn lâm, vậy là tôi đã viết nên cảnh quay 2 phút đó vì tôi nghĩ rằng đó sẽ là một cách tuyệt vời cho mọi người cùng có được cảm giác của người thẳng giải từ sân khấu đến khu vực của truyền thông sẽ như thế nào. Tôi đọc rằng David Lean đã hơi bối rối sau chiến thắng và Joan Crawford cứ như bà thị trưởng của Oscar năm ấy vậy, bà ấy nói, "Tôi sẽ cho anh biết phải làm gì", thế nên anh ấy chỉ việc đi theo. Tôi rất vui mừng khi chúng tôi được sử dụng nhà hát Santa Monica thực sự, nhưng khi chúng tôi đến nơi, trái tim tôi chùng xuống bởi vì nó trông hoàn toàn khác với mong đợi. Tất cả các mặt tiền ngoài trời, khu vực hành lang và tất cả mọi thứ gần như bị phá hủy. Cây cối đã bị đốn hạ. Bên trong khu vực mới thì có chỗ ngồi bằng nhựa, điều này khác xa thời điểm quay phim. Khu vực hậu trường thì chỉ còn sót lại được 20%. Vì vậy, chúng tôi quyết định xây dựng lại nó, nếu không thể xây dựng lại thì “chơi” CGI luôn! Và đó là những gì chúng tôi đã làm.

Tôi cố gắng làm mọi thứ giống đến từng chi tiết hết mức có thể, theo cách mà những chiếc tăm đã được sắp xếp trong các bức ảnh, bởi vì Joan Crawford thực sự đã đi qua căn phòng màu xanh và đã mang đồ ăn và thức ăn của chính bà. Tất cả những bộ váy mà bạn thấy Susan, Jessica và Catherine mặc, trang phục của Lee Remick, trang phục của Patty Duke, tất cả chúng tôi đã tự làm hết. Bộ váy của Joan Crawford năm đó, bà đã có dụng ý khi mặc nó đến giải Oscars dù không ai hiểu được nó: Một bức tượng Oscar bạc nổi bần bậc giữa một rừng Oscar vàng. Thế là chúng tôi tạo ra chiếc váy nặng kinh khủng đó. Tận 50 pound lận đấy! Nó làm Jessica Lange nặng lên gấp 3 lần. Món trang sức thì chúng tôi cố hết sức hoàn thiện dù phải dùng đồ giả hay lấy được đá quý thật. Chúng tôi thực sự đã đi ra ngoài làm chính xác bộ móng Joan Crawford làm. Nhà thiết kế sản xuất tài năng Judy Becker của tôi đã làm một công việc tuyệt vời. Kế đến là anh Nelson Craig, thợ quay phim Andrew và tôi sắp xếp từng cảnh quay, từng khung hình trong hàng tuần đến hàng tháng trước. Nó thực sự phức tạp.

Ông đã tái hiện giải Oscars năm đó rất hoàn hảo. Ông có hay liên hệ với Viện hàn lâm về điều đó không? Họ thường khá rõ ràng về hình ảnh của họ và cách sử dụng hình ảnh của Oscar.

Không, chúng tôi đã cho nhân viên an ninh bảo vệ nghiêm ngặt phim trường, ngay khi việc quay phim hoàn thành chúng tôi đã phá hủy tất cả và muốn được tôn trọng. Viện hàn lâm theo như hiểu biết của tôi chưa bao giờ hợp tác với việc phát hành các đoạn phim, hay bản nhạc nào cả, không có gì luôn. Ví dụ, trong tập thứ tám chúng tôi tái tạo Giải Oscar năm 1978, nơi Joan Crawford qua đời vào thập niên 77 và trong Giải Oscar năm 1978, có một phần "tưởng nhớ". Đó là năm Sammy Davis Jr. lên sân khấu và hát một bài hát được viết bởi Marvin Hamlisch. Vì vậy chúng tôi đã cố gắng để xin quyền xem clip đó. Họ từ chối. Đó là những gì họ làm. Và tôi đoán đó là đặc quyền của họ. Họ rất bảo vệ cho điều đó. Nhưng chúng tôi đã đảm bảo rằng giải Oscar đã được tinh chỉnh một chút thôi... Luôn luôn có cái gì đó không bình thường với họ. Bạn phải biết rằng Viện hàn lâm không muốn thương hiệu quý báu của họ vi phạm đâu.

Nguồn: Variety