8 tựa phim fan vẫn mỏi mòn chờ đợi phần tiếp theo
Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · EmmyVuong ·
Hollywood có công thức thành công của riêng nó và những phần tiếp theo được chuẩn bị thường bị hủy bỏ trước giờ khai máy.
Action, Drama, Mystery, Thriller, Crime, Foreign
Có một qui luật bất thành văn trong thế giới điện ảnh ngày nay là những nhân vật nữ chính thường đáng yêu – điều đó đồng nghĩa với việc họ phải mềm mại, tươi tắn, thậm chí là hơi nhạt nhẽo. Điều này giải thích tại sao công chúng lại chào đón nồng nhiệt nàng Lisbeth Salander (Noomi Rapace) – nữ nhân vật chính trong bộ phim Millennium của đạo diễn Stieg Larsson. Bảo thủ, lưỡng tính, và không bình thường cho lắm, nữ thiên tài này luôn trừng phạt những ai chống lại mình. Tuy nhiên, trong bộ phim The Girl Who Played with Fire, một trong những kẻ thù của cô đã quyết định đáp trả lại những hành động này. Salander bị buộc tội giết 3 người và để chứng minh được mình vô tội, cô phải nhờ đến sự giúp đỡ của người yêu Mikael Blomkvist (Michael Nyqvist) - một nhà báo cánh tả hoàn toàn tin tưởng ở cô. Sử dụng những phương pháp khác biệt, Mikael đã nói chuyện với những nghi phạm, còn Lisbeth hack mạng máy tính lấy những thông tin cần thiết. Từ đó hai người đã tìm được những mối liên hệ bí mật giữa nhiều điệp viên, quan chức chính phủ, và những tay buôn bán phụ nữ quốc tế. Nhiều người cho rằng bộ phim này không hay bằng The Girl with the Dragon Tattoo – và điều đó quả thật không sai. Nhưng The Girl Who Played with Fire sẽ thu hút khán giả với cùng một lý do mà bộ phim gốc của nó trên Swedish TV đã làm được: khắc họa nên một câu chuyện báo thù phong cách Gothic đen tối. Bên cạnh đó, điều làm người xem dễ dàng xúc động chính là những cảnh quay trần tục thể hiện số phận bi thảm của người phụ nữ: bị đánh đập, bị lạm dụng tình dục, một sự thật ít nhà làm phim nào thể hiện. Hình ảnh kẻ ác mà đạo diễn Larsson xây dựng luôn là những kẻ căm ghét phụ nữ - nhưng rồi thế nào chúng cũng bị trừng trị, và trong bộ phim này người mang sự phán xét đến cho những kẻ như vậy chính là nữ anh hùng của bộ phim: Lisbeth Salander. Chính ý tưởng cân bằng giữa thiện và ác đem lại cho người xem sự thích thú, nhưng về mặt đạo đức nó cũng gây một chút phản cảm, một sự thật mà bộ phim này đã bỏ qua khi xử lý câu chuyện. (Về mặt này, bộ phim đoạt giải Oscar của đạo diễn Jodie Foster – The Brave One – là một ví dụ xuất sắc về sự cân bằng giữa thiện và ác.) Chính quá trình thể hiện bản ngã của Salander cũng đã thu hút người xem. Quá trình dấn thân trở thành một thiên thần bóng tối của cô được thể hiện qua những khoảnh khắc, những tình huống éo le. Tất nhiên, việc mang lại sức sống cho nhân vật Salander công đầu phải kể đến nữ diễn viên Rapace – cô có một ánh mắt đầy chết chóc, một ánh mắt thể hiện rõ ràng những hận thù đang chất chứa trong lòng. Nhưng một điều người xem sẽ tự hỏi là làm thế nào những nhà làm phim Hollywood có thể đưa thiên thần bóng tối này trở lại con đường của chính nghĩa chân chính - một mô-típ thường thấy mà bạn có thể bắt gặp trong những bộ phim Mỹ với thể loại tương tự.
Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · EmmyVuong ·
Hollywood có công thức thành công của riêng nó và những phần tiếp theo được chuẩn bị thường bị hủy bỏ trước giờ khai máy.