[Tổng Hợp] 10 cái kết mà các thương hiệu điện ảnh tự làm khó mình
Chỉ một cảnh cuối phim đã có thể khiến một thương hiệu tụt dốc, thậm chí không thể gượng dậy nổi.
Rõ ràng không hãng nào muốn phá hủy một thương hiệu điện ảnh mà mình bỏ công gầy dựng, và khán giả cũng không muốn thấy một bộ phim mình thích xuống dốc chỉ vì một phần phim chưa hay. Nhưng có những trường hợp, chỉ một cảnh cuối phim đã có thể khiến một thương hiệu tụt dốc, thậm chí không thể gượng dậy nổi. Dù nhìn chung đó là một phim ổn, nhưng một cái kết dại dột có thể khiến việc triển khai các hậu truyện khó hơn rất nhiều. Sau đây Moveek xin nêu ra một vài cái tên tiêu biểu, kèm theo là những lần các đạo diễn lỡ dại với kết phim.
10. Superman chết mà không ai quan tâm (Batman V Superman: Dawn Of Justice)
Trong trận chiến cuối cùng với Doomsday, Superman bị thương rất nặng và chết, tang lễ được tổ chức cho người anh hùng vừa hi sinh, nhưng cảnh cuối của phim lại tiết lộ về sự hồi sinh của anh. Batman v Superman đủ tạo một bước ngoặt cho Worlds of DC, nhưng Snyder giết Superman rồi lại bật mí về sự hồi sinh của anh vài phút sau đó thì lại không hợp lý cho lắm.
Và sai một ly đi một dặm, hậu quả là cảnh hồi sinh trong Justice League lại trở thành thảm họa, kèm theo khuôn mặt CGI hỏng kinh dị của Superman. Worlds of DC dù là một thương hiệu điện ảnh nhưng lại không có duyên với các phim tổng hợp, trong khi các phim solo gặt hái được rất nhiều thành công như Wonder Woman, Aquaman và Shazam.
Thành thật mà nói, khó có thể thấy phần 2 của Justice League vì sai lầm tai hại trên.
9. The Architect khiến khán giả phát chán (The Matrix Reloaded)
Neo gặp người tạo ra Matrix, The Architect, và ông đưa cho anh 2 lựa chọn: về tạo dựng lại The Matrix hoặc cố gắng cứu Trinity và khiến cả hệ thống sụp đổ, giết tất cả mọi người bên trong. Nhưng Neo tin rằng mình có thể cứu Trinity và khám phá ra rằng mình có thể sử dụng một vài khả năng trong thế giới thực trước khi bất tỉnh.
The Matrix Reloaded được kì vọng rất cao, phim vẫn đáp ứng được các cảnh hành động cực đỉnh nhưng cái kết của nó lại khiến phần 3 - phần cuối của series đạt doanh thu khá tệ. Cụ thể là qua The Architect, đủ thấy nhà Wachowskis không còn hứng thú và khả năng để tạo ra phần tiếp theo, hậu quả là một phần 3 bị làm lố tương tự và một phần kết không trọn vẹn.
8. Số phận nhân vật bị đưa đẩy (Terminator 3: Rise Of The Machines)
John Connor và Kate Brewster tới nơi mà họ nghĩ là lõi của Skynet, nhưng thật ra đó lại là một hầm trú ẩn. Lúc đó Skynet đã lan truyền khắp Internet và vận hành một thảm họa hạt nhân tên Judgement Day, giết chết hàng tỉ người và phải chấp nhận sống sót mà nghĩ cách cứu nhân loại.
T2 đương nhiên kết thúc với cảnh Sarah Connor nhìn về tương lai với đôi mắt tràn ngập hi vọng, với ý nghĩa con người có thể thay đổi số phận. Khán giả có thể nghĩ phương châm này được áp dụng cho cả Skynet và loài người, nhưng lại phản tác dụng, khiến cả series phải đấu tranh với những hậu quả mà nó mang lại. Bên cạnh đó, dòng thời gian khá rối rắm và cứ lòng vòng xung quanh Judgement Day, khiến ngay cả fan trung thành nhất cũng phải nản lòng.
7. Laurie giết Michael (Halloween H20: 20 Years Later)
Phim kết thúc bằng cảnh Laurie dùng rìu chặt đầu Michael. Và thế là thương hiệu tưởng như đã kết thúc. Nhưng 4 năm sau, Halloween: Resurrection ra mắt, với việc lý giải cái chết của Myers bằng một cách hài hước và ngớ ngẩn nhất từng có: Myers tráo đồ với một tay y tế câm nên người này không thể cảnh báo cho Laurie. Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện còn tệ hơn khi Laurie lại không xuống tay khi có cơ hội. Và theo sau bộ phim là phần reboot năm 2007 và phần hậu truyện 2009 khá tệ, thêm 10 năm im hơi lặng tiếng, phần hậu truyện vào cuối năm ngoái đưa khán giả về sự kiện ngay sau phần phim năm 1978. Halloween 2018 không tệ, nhưng cái kết giữa Michael và Laurie đã được tiết lộ, nên đây cứ như một cái kết giả khác và số phận của Myers vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.
6. Toàn clone và clone (Resident Evil: Extinction)
Sau khi tiết lộ về sự tồn tại của các Alice clone ở phần đầu, đoạn kết lại cho biết Alice đang lên kế hoạch sử dụng một đám clone để chống lại Albert Wesker.
Để cho công bằng với series, nó ngớ ngẩn từ đầu đến cuối nên cho clones vào mớ hỗn độn đó thì quả là ý tưởng tồi. Và đám clone đó chỉ để phần sau bị Afterlife giết sạch ngay trong phần mở màn. Đó là chưa kể tới việc trong Resident Evil: The Final Chapter, Alice tưởng là hàng xịn hóa ra cũng là clone. Phần kết của Extinction khá sai lầm khi mở ra một thời kì toàn clone và clone cho cả series phim.
5. Bẻ cong thời gian (X-Men: Days Of Future Past)
Phim kết thúc với cảnh Charles Xavier thuyết phục Mystique tha mạng Bolivar Trask, và chắc chắn rằng Sentinels không thể ra đời và tương lai 2023, khi các dị nhân bị xóa sổ sẽ không xuất hiện.
Khi timeline 2023 được sửa lại, nó khiến các hậu truyện trở nên kèm hấp dẫn, đặc biệt là Dark Phoenix. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thương hiệu như thương vụ Disney Fox, Sophie Turner vào vai Jean Grey và hiển nhiên Days Of Future Past là một bước lùi lớn của X-Men.
Bryan Singer và Simon Kinberg đã có những đóng góp cho nhóm dị nhân, nhưng chính việc sửa timeline vô tội vạ của 2 người khiến thương hiệu gặp rất nhiều vấn đề khó giải quyết.
4. Shaw chết, David tạo ra Xenomorph (Alien: Covenant)
Phần kết phim tiết lộ David là kẻ tạo ra các xenomorph, và Elizabeth Shaw đã chết trong thí nghiệm của hắn.
Đây là một cái kết có vấn đề về nguồn gốc của xenomorph vì nó làm mất chất huyền bí về sinh vật này, các phần khác đã trình bày rất nhiều giả thuyết nhưng hóa ra đây lại chỉ là sản phẩm của một con android. Chưa hết, Prometheus xây dựng Shaw như một nhưng vật chính, để rồi cuối cùng lại có kết cục như trên mà không vì một lý do nào cả.
Và giờ, với rất ít thông tin mà chúng ta có được về phần mới của loạt phim, nhưng với hướng đi mà Ridley Scott đã vẽ ra cho phim, khó có thể tưởng tượng ra một viễn cảnh khả quan.
3. Thêm một kẻ học việc nữa (Jigsaw)
Dù trông như đã chết từ cảnh trước đó, Logan lại trồi lên và cảnh flashback hiện ra, cho thấy hắn từng là John Kramer, tức người học việc siêu bí ẩn của Jigsaw.
Và khung cảnh cũng vừa đủ để thấy gã từng là nạn nhân trước khi về dưới trướng Jigsaw. Thương hiệu Saw không còn lạ lùng gì chuyện đem những cú plot twist trên trời rơi xuống cho khán giả, nhưng với bề dày 8 phim, việc này không còn mấy tác dụng nữa.
2. Johnny Depp là Grindelwald (Fantastic Beasts and Where To Find Them)
Hồi kết của phim tiết lộ rằng Percival Graves thật ra lại là phù thủy tàn ác Gellert Grindelwald, và hắn lại do Johnny Depp thủ vai.
Rõ ràng Warner Bros. muốn giới thiệu Depp vào thương hiệu Fantastic Beast, nhưng việc thay thế vẻ ngoài điển trai của Colin Farrell bằng Depp với tạo hình kỳ dị với mái tóc trắng xoá khiến khán giả chưng hửng.
Và quả thật hậu truyện đầu tiên là một thất bại, chỉ còn 3 sản phẩm nữa để Warner Bros. gỡ gạc và thật sự J.K. Rowling cần can thiệp vào màn chọn vai sai lầm này.
1. Giới thiệu du hành thời gian (Paranormal Activity: The Marked Ones)
Phần kết phim đặt trong bối cảnh 2012, Hector bị ép phải đi qua một cánh cửa về năm 2006 và thấy mình đang ở trong cái kết của phần phim thứ nhất, tức lúc Katie giết Micah.
Du hành thời gian là vết xe đổ của rất nhiều dòng phim, và đây cũng ko phải ngoại lệ, vì nó làm chệch hướng và khiến phim mất đi tính logic. Đó là một thứ khiến các nhà làm phim không theo thì thôi, đã theo thì phải làm cho tới nếu không muốn thất bại, và rõ ràng phần cuối cùng của series, The Ghost Dimension đã không thể khai thác gì nhiều chất liệu này.
Và đây cũng là bài học cho tất cả các phim sau này, chỉ dùng du hành thời gian một khi bạn chắc chắn về nó.
[Tổng Hợp] 10 thương hiệu điện ảnh lớn dính hạt sạn siêu to khổng lồ
Sau đây là danh sách 10 hạt sạn siêu to khổng lồ trong các thương hiệu điện ảnh mà Moveek muốn khán giả có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này.
[Tổng Hợp] 11 giả thuyết khó tin về những bộ phim nổi tiếng mà khán giả có thể nghĩ ra
Hãy cùng Moveek điểm qua 11 giả thuyết khó tin mà khán giả đã suy diễn từ các bộ phim nổi tiếng nhé.
Nguồn: What Culture