[Tổng Hợp] 10 chi tiết phim cho thấy sự tiến bộ của Disney qua từng sản phẩm
Các hãng phim khác có thể rập khuôn, nhưng với Disney thì không. Họ luôn lồng ghép vào phim của họ những thông điệp phù hợp với tất cả khán giả.
Các phim của Disney không chỉ thu hút người lớn mà còn là lựa chọn hàng đầu của các em thiếu nhi, và đương nhiên các bé có quyền thấy bản thân mình trong từng thước phim, dù là màu da, tính hướng hay văn hóa nào. Các hãng phim khác có thể rập khuôn, nhưng với Disney thì không. Họ luôn lồng ghép vào phim của họ những thông điệp phù hợp với tất cả khán giả, và họ đang dần đẩy mạnh hoạt động của mình qua từng sản phẩm. Hãy cùng Moveek khám phá 10 chi tiết thể hiện sự tiến bộ của Disney trong danh sách dưới đây.
10. Các cặp đôi đồng tính trong Frozen và Finding Dory
Trong Frozen (Công Chúa Băng Giá), khi người thợ máy hướng về phía phòng tắm hơi và vẫy tay chào gia đình, nếu để ý kĩ, khán giả sẽ thấy nửa kia của anh là một người đàn ông cùng 4 đứa con; nhưng với sự xuất hiện thoáng qua như vậy, rất nhiều người đã bỏ qua chi tiết thú vị này.
Trong Finding Dory (Đi Tìm Dory) thì lại càng khó thấy hơn đến nỗi Ellen DeGeneres còn khẳng định mình không tin đó là cặp đồng tính nữ. Trong cảnh đó, chỉ có hai người phụ nữ nắm tay nhau tại công viên và không còn chi tiết nào thêm.
Dù không đóng góp gì cho phim, nhưng những chi tiết nhỏ như vậy cho thấy Disney đang dần cởi mở hơn trong cách đầu tư các cảnh phim.
9. Cắt cảnh gạ gẫm trong Toy Story 2
Dù không có gì sai khi lồng vào những câu đùa hơi người lớn vào phim, ví dụ như cảnh Stinky Pete thả thính hai cô Barbie bằng việc cam đoan sẽ trao cho họ một bộ phận gì đó của ông ta; nhưng xét cho cùng, đây vẫn là hành động quấy rối nhẹ nên việc bỏ nó khỏi Toy Story 2 (Câu Chuyện Đồ Chơi 2) và không bao giờ lặp lại trong các phần sau là hoàn toàn hợp lý.
Những câu đùa như vậy tuy không có vấn đề với đa số khán giả, nhưng với các em nhỏ thì sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực mà các nhà làm phim không lường trước được.
8. Định nghĩa tình yêu đích thực trong Frozen
Trong các câu chuyện công chúa của Disney như Snow White (Bạch Tuyết) hay Sleeping Beauty (Người Đẹp Ngủ Trong Rừng), yếu tố tình cảm đến rất đột ngột và dường như chỉ sau cái nhìn đầu tiên, nhưng với Frozen (Công Chúa Băng Giá), tình yêu lý tưởng lại cần một quá trình. Khán giả cứ nghĩ Hans là tình yêu của Anna sau khi họ biết nhau được một ngày như các trường hợp kể trên, cho đến khi hắn trở mặt và lúc này Kristoff đảm nhận vai trò bảo vệ cô bé. Và cuối cùng, Anna lại trở về với Elsa, người chị sẵn sàng cứu mạng cô mà không quan tâm đến bất cứ thứ gì khác.
7. Cậu bé đồng tính trong Andi Mack
Bằng việc lồng ghép câu chuyện về Cyrus, từ lúc cậu thừa nhận với cô bạn thân, sau đó là gia đình là một việc làm đòi hỏi rất nhiều sự tinh tế, và Disney đã khiến quá trình này diễn ra rất suôn sẻ và tự nhiên. Ban đầu, Cyrus tránh dùng từ “gay”, tưởng như Disney không muốn nói thẳng trong phim của mình, nhưng đó lại tạo hiệu ứng tích cực vì phản ánh được những bất ổn trong tâm lý của Cyrus. Và dần dần sau mỗi lần công khai thì cậu bé ngày càng tự tin hơn, với mở đầu là sự ủng hộ của cô bạn Buffy khi cậu kể với cô bé rằng mình thích Jonah, một bạn chung của hai đứa. Phim còn cho thấy sự khó khăn trong cuộc sống những thiếu niên đồng tính vì chuyện về Cyrus không dừng lại ở đó mà được phát triển tiếp đến khi cậu quen với việc dùng từ “gay” một cách tự nhiên.
6. Bo Peep
Xuất hiện trong 2 phần đầu của Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi) khá mờ nhạt, Bo Peep đơn thuần chỉ là một nhân vật có cảm tình với Woody và câu chuyện của họ cũng không được phát triển thêm, và gần như cô bỏ qua mọi cuộc vui mà Woody là tâm điểm. Cho đến phần 3, cô biến mất hoàn toàn mà không khán giả nào thắc mắc. Nhưng hóa ra đó lại là một nước đi hay của phim, khi phần 4 ra rạp đồng thời cũng là phần phim lột xác của cô.
Toy Story 4 (Câu Chuyện Đồ Chơi 4) sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu Bo Peep, khi cô chính là trụ cột của phim mà khán giả lẫn các nhân vật khác có thể trông cậy vào. Từ một nhân vật nhàm chán cho đến một nhân vật trọng tâm của loạt phim, có thể nói chính Bo Peep đã tự khẳng định bản thân và được các khán giả đón nhận nồng nhiệt.
5. Lồng ghép các vấn đề xã hội bị xem nhẹ trong tác phẩm
Disney luôn dẫn đầu trên màn ảnh cả lớn lẫn nhỏ, do đó những sản phẩm của họ cần mang tính phản ánh xã hội. Zack & Cody có một bà mẹ đơn thân, Good Luck Charlie (Chúc May Mắn, Charlie) có một cặp đồng tính và Doc McStuffins xoay quanh một cô bé da màu có ước mơ thành một bác sĩ như mẹ mình. Vấn đề sắc tộc cũng được Disney giải quyết khéo léo trong The Proud Family, Twitches (Phù Thủy Sinh Đôi), The Cheetah Girls và rất nhiều bộ khác. Trên màn ảnh lớn, Big Hero 6 (Biệt Đội Big Hero 6) có một dàn nhân vật đúng với bối cảnh San Fransokyo cùng thông điệp sức khỏe tinh thần cũng quan trọng ngang với thể chất, và con trai khóc cũng không có gì xấu hổ.
Zootopia (Phi Vụ Động Trời) thì lại là biểu tượng của công bằng trong xã hội, phim khai thác các vấn đề như phân biệt chủng tộc, cuồng tín, định kiến của cảnh sát và nhấn mạnh vào thông điệp tự tin theo đuổi đam mê.
4. Tính nữ quyền mạnh mẽ của Belle và Jasmine
Bản live action của Beauty And The Beast (Người Đẹp và Quái Vật) và Aladdin bám khá sát với nguyên tác nhưng với một vài thay đổi, Belle của Emma Watson và Jasmine của Naomi Scott cho thấy một bước tiến rõ rệt.
Belle được cho là nhân vật thể hiện nữ quyền đầu tiên của Disney khi cô thích đọc sách trong thế giới không cho phụ nữ tiếp cận tri thức, và tự cô tìm cách cứu cha thay vì nhờ vả người khác. Và trong phần phim gần đây, niềm yêu thích văn chương của cô còn được truyền cho cô gái khác.
Với Jasmine, cô luôn độc lập và nổi loạn, nhưng lại bị giới hạn trong câu chuyện tình yêu năm 1992. Với phiên bản 2019, cô đã là một nhà nữ quyền thực thụ khi đứng lên giành lại quyền lợi cho chính cô trong xã hội.
3. Diễn viên thủ vai Ariel
Việc trao vai Tiên Cá cho Halle Bailey, một nữ diễn viên da màu đã tạo ra những ý kiến trái chiều từ phía khán giả. Đồng ý là trong phiên bản hoạt hình năm 1989, Ariel là một cô gái da trắng tóc đỏ nhưng vốn dĩ Disney không thiếu những công chúa cùng màu da với cô.
Chỉ có 5 công chúa da màu, nhưng Tiana trong lốt ếch phần lớn thời gian, Jasmine bị Aladdin lấn át, Pocahontas và Mulan đa phần là trốn chạy. Chỉ có Moana là thật sự được thể hiện trọn vẹn.
Có vẻ sẽ an toàn hơn cho Disney khi chọn một diễn viên da trắng hoặc vàng cho Tiên Cá, khi cô là một trong những công chúa nổi tiếng nhất. Nhưng hướng đi của Disney cho thấy hai điểm. Thứ nhất là Bailey thật sự có tài khi cô vượt qua vòng thử vai khắt khe. Thứ hai Disney không muốn rập khuôn nhân vật, kể cả những nhân vật nổi tiếng nhất.
2. Moana
Như đã nói trong phần của Ariel, Moana chính là một trong số các công chúa da màu, nhưng cũng chỉ có cô là được tôn vinh cả về văn hóa lẫn dân tộc. Không như Tiana có ước mơ mở nhà hàng, Moana cùng người bạn Maui lên đường hành hiệp.
Cùng với Rapunzel, Elsa và Anna, Moana cho thấy hướng đi mới của Disney cho các nhân vật công chúa đều có một mục đích và cá tính độc lập.
1. Liệu có công chúa thuộc cộng đồng LGBT+ đầu tiên?
Tuy chỉ là tin đồn, nhưng thông tin này đã được đồn thổi trước cả khi Moana ra rạp. Dù vậy, điều này cũng có khả năng thành sự thật khi Disney đã có những bước đi tiến bộ hơn. Cộng đồng lesbian đã lấy Elsa làm biểu tượng cùng hashtag #GiveElsaAGirlfriend tràn ngập mạng xã hội mấy năm nay, và điều này rất dễ hiểu khi Elsa không tỏ ra hứng thú với bất kì người con trai nào.
Xếp hạng mở màn doanh thu phòng vé Bắc Mỹ của các phim live action Disney
Cùng Moveek điểm qua bảng xếp hạng mở màn doanh thu phòng vé của các bộ phim live action do Disney chuyển thể từ hoạt hình của họ nhé.
[Tổng Hợp] Anime hè 2019 - Bộ mới chất lượng, bộ cũ trở lại đình đám
Mùa anime hè 2019 hứa hẹn đem đến những bộ mới toanh cùng những sự trở lại hoành tráng như bao mùa anime khác. Moveek đem đến bài viết này nhằm đem lại cho khán giả cái nhìn tổng quan nhất về 8 bộ anime lớn dẫn đầu mùa hè năm nay.
Nguồn: What Culture