Dune (2021) - Có điều đó hao hao giữa Game Of Thrones và Dune chăng?

anan681 ·

Khi bản Dune chuyển thể từ bộ sách của Frank Herbert ra mắt trên màn ảnh rộng, chúng ta ngờ ngợ đâu đó Game Of Thrones đã mượn rất nhiều câu chuyện từ Dune.

Khi đạo diễn Denis Villeneuve chuyển thể Dune của Frank Herbert và đưa lên màn ảnh rộng, tầm ảnh hưởng của nó đối với Game Of Thrones trở nên rõ ràng hơn lúc nào hết. Nội dung bộ phim mới nhất của Villeneuve lấy chất liệu chính từ nửa đầu cuốn tiểu thuyết Dune đầu tiên xuất bản năm 1965, xoay quanh mâu thuẫn của 3 nhóm người chính gia tộc Atreides, gia tộc Harkonnen và tộc người Fremen. Sau sắc lệnh của Hoàng đế, gia tộc Atreides đã đến cai quản Arrakis, nơi mà người Fremen sinh sống và khai thác thứ Hương Dược kỳ diệu hay còn gọi là Spice. Tuy nhiên, trước đó việc khai thác Hương Dược vốn là của gia tộc Harkonnen, thứ đã giúp họ rất nhiều trong việc du hành vũ trụ và có những món hời kếch xù, chính điều đó dẫn đến việc Harkonnen không phục trước lệnh của Hoàng đế. Gia tộc Harkonnen cuối cùng đưa đến quyết định tấn công Atreides. May mắn, Paul Atreides (Timothée Chalamet) và mẹ của anh Lệnh bà Jessica (Rebecca Ferguson) đã có cơ hội thoát thân, nhưng cuộc chạy trốn trong sa mạc Arrakis của họ cũng không hề dễ dàng gì. 

Game Of Thrones của HBO là bộ phim dựa trên tiểu thuyết của George R.R. Martin, ra mắt lần đầu tiên trên màn ảnh năm 2011. Bộ phim mở đầu với quy mô tương đối nhỏ, tuy nhiên sự tích cực trong việc xây dựng thương hiệu trong suốt cả thập kỷ đó đã mang đến cho Game Of Thrones những đón nhận ngoài cả sự mong đợi. Trong suốt thời gian phát sóng trên HBO, phim không ngừng mang đến những màn trình diễn ngoài sức tưởng tượng và đầy sự bất ngờ cho người xem. Vào thời điểm năm 2019 khi phần kết ra mắt, bộ phim đã thu hút được con số người xem kỷ lục. Bất chấp những tranh cãi xung quanh và kiến nghị của những fan hâm mộ về việc làm lại phần kết, không thể phủ nhận sức hút của Game Of Thrones với phần kết ghi lại con số 19,3 triệu người xem. 

Game Of Thrones trên màn ảnh vẫn giống như hoàn toàn bản nguyên tác, nhưng cũng không thể phủ nhận một vài điểm tương đồng của nó khi so với Dune. Trong Game Of Thrones xung đột trung tâm cũng xuất phát từ những cuộc chiến tranh của các gia tộc nhỏ trong Đại Gia Tộc, tương tự như Dune. Câu chuyện của Ned Stark (Sean Bean) cũng gần như một hình ảnh phản chiếu của người lãnh đạo gia tộc Atreides, Leto Atreides (Oscar Isaac). Tương tự, cả Game Of ThronesDune đều là nơi phô diễn quyền lực của các gia tộc vương giả và sự ảnh hưởng ngầm từ các triết lý tôn giáo bí ẩn. Cả hai bộ phim cũng mang đến những ảnh hưởng khác nhau, như về khía cạnh lịch sử của Châu Âu và các thần thoại cổ điển, nhưng bên cạnh đó Dune truyền không ít cảm hứng cho các nhân vật và các cú plot của Game Of Thrones. 

1. Cuộc chiến giữa các gia tộc 

Trong cả Dune Game Of Thrones, các gia tộc có vẻ chưa bao giờ hài lòng về sự có mặt của đối thủ. Nếu như Dune xung đột chính xảy ra giữa gia tộc Harkonnen và Atreides, thì trong Game Of Thrones điều đó được mô phỏng lại giữa hai gia tộc Stark và Lannister. Giống như Harkonnen, gia tộc Lannister cực kỳ giàu có và bị ám ảnh về quyền lực. Cả hai gia tộc đều không ngại ngần khi dùng những chiến thuật chính trị “bẩn” để có thể vượt lên dẫn đầu, chính sự ám ảnh về danh dự đã đẩy họ đến những cuộc chiến. Trong hai tuyến truyện chính, Harkonnen và Lannister đã gây ra sự phản bội, gần như dẫn đến sự sụp đổ của Atreides và Stark. Tuy nhiên, chẳng gia tộc nào lại chịu khuất phục trước danh dự như thế, một cuộc trỗi dậy là điều không tránh khỏi. 

2. Ned Stark là Leto Atreides 

Không thể phủ nhận, câu chuyện của Ned Stark và Leto Atreides giống nhau một cách kỳ lạ. Trong mỗi câu chuyện, họ là một nhà lãnh đạo xuất chúng và lấy danh dự làm thứ cốt lõi cho gia tộc mình đứng đầu. Tuy nhiên, danh dự là con dao hai lưỡi, những lần thất bại của họ cũng bắt nguồn từ điều này. Cả hai gia tộc lớn này đều bị buộc phải đi ngược lại định hướng của mình, chuyển đến nơi có khí hậu ấm hơn do yêu cầu của hoàng gia. Đối với Leto Atreides, Hoàng đế đã ra sắc lệnh cho gia tộc của ông chuyển đến tiếp quản vùng sa mạc Arrakis, mặc dù biết sẽ gây hấn với Harkonnen nhưng ông vẫn tuân theo lệnh. Trong trường hợp của Ned Stark, bạn của ông đồng thời cũng là vị vua đáng kính Robert Baratheon (Mark Addy) kêu gọi ông ấy trở thành Quân Sư Đắc Lực của vua khi Quân Sư cũ đã chết. Theo dõi cả hai câu chuyện, chúng ta nhận thấy cả 2 người đàn ông đều chẳng thể quay lưng lại với danh dự, chính điều đó khiến họ phải đối mặt với sự phản bội và cái chết.  

3. Sự ảnh hưởng của tôn giáo 

Bene Gesserit là tổ chức toàn thành viên nữ, lấy vỏ bọc là tôn giáo, họ có những ảnh hưởng nhất định đến sức mạnh của thiên hà thông qua tôn giáo, chính trị và các thí nghiệm di truyền. Sứ mệnh trọng tâm của tổ chức này chính là tiếp tục con đường nghị sự và lai tạo những dòng máu để tạo ra Kwisatz Haderach. Theo lời Lệnh bà Jessica, Kwisatz Haderach là một bản thể nam hội tụ những gen vượt trội và có đủ sức mạnh để kết nối không gian và thời gian. Để thực hiện kế hoạch này, tổ chức không ngần ngại thử thách với thời gian. Như lời của Reverend trong Dune, Bene Gesserit đã sẵn sàng cho kế hoạch đó dù nó kéo dài đến hàng thế kỷ. 

Trong Game Of Thrones, hình ảnh các maesters như một sự phản chiếu non nớt hơn của phiên bản Bene Gesserit. Giống như tổ chức Bene Gesserit, họ cũng tự liên kết với các gia tộc lớn, gieo rắc tầm ảnh hưởng của mình khắp Westeros qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất chính là các maesters hầu hết đều là nam giới. Và trong khi, Bene Gesserit dùng ma thuật để làm lợi cho bản thân thì các maestes lại cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi thế giới của mình. Trên thực tế, điều này có thể hé lộ lý do gia tộc Targaryens đánh mất những con rồng của họ trước khi Daenerys (Emilia Clarke) mang chúng trở lại. 

4. Mức độ quan trọng của những lời tiên tri 

Trong Dune, người Fremen nhìn nhận Paul là Lisan al-Gaib, còn gọi là Tiếng nói từ bên ngoài hay Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời gieo rắc của tổ chức Bene Gesserit để chuẩn bị cho sự xuất hiện của Paul với tư cách là Đấng Cứu Thế ở xứ cát. Trong phim, khi người dân ở Arrakis hô vang với sự có mặt của Paul, anh ấy đã nói với Lệnh bà Jessica “Họ thấy những gì mà họ bị bảo phải nhìn”. Paul là người được chọn vì Bene Gesserit đã mở sẵn đường, chính sự thao túng của họ gây nên không ít sóng gió qua những trang sách của Frank Herbert. Mặc dù, bộ phim của Villeneuve chỉ mới chạm ngưỡng phần đầu của bộ truyện, nhưng nó đã cho thấy sự nguy hiểm tiềm tàng của việc Bene Gesserit thao túng vị trí Đấng Cứu Thế và sự lên ngôi của Paul dẫn đến hàng triệu sự hy sinh. 

Game Of Thrones cũng mang đến sự nguy hiểm của một Đấng Cứu Thế. Bộ phim đã có một lời tiên tri định sẵn, hoặc Jon Snow (Kit Harington) hoặc Daenerys sẽ trở thành người cai trị như lời hứa, một nhân vật huyền thoại có đủ quyền lực để kết thúc Long Night. Trong trường hợp của Daenerys, cô ấy đã phá hủy King’s Landing, liệu cô ấy có thật sự là người được nhắc đến trong lời tiên tri nọ? Đó là một điều đáng tranh luận. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng, cô ấy cũng đã đi theo vết đổ của Paul, mang đến một cuộc thảm sát. 

5. Fremen và các nhân vật tương tự khác 

Xuyên suốt Game Of Thrones, một số nhân vật có vẻ được lấy cảm hứng từ Dune. Các tộc người Free Folk/Wildlings cũng giống như người Fremen. Cả hai đều là những nhóm người bị áp bức, họ chờ đợi một Đấng Cứu Thế như Paul hoặc Jon Snow xuất hiện để lãnh đạo và cứu mình. Paul và Jon Snow phần nào phản chiếu câu chuyện của nhau, cả hai đều xuất hiện mối quan hệ lãng mạn với thành viên trong tộc người mới. Với Paul đó là Chani (Zendaya), còn Jon Snow lại có mối quan hệ đặc biệt với Ygritte (Rose Leslie). Arya (Maisie Williams) cũng là một ví dụ điển hình, nhân vật được lấy cảm hứng từ Alia Atreides, em gái của Paul trong nguyên tác tiểu thuyết. Song cả hai đều là chị em của người được chọn và sở hữu năng lực mạnh mẽ theo đúng vai trò của họ. 

Nguồn: ScreenRant