Conjuring của Warner Bros. bị tố vi phạm bản quyền
Phim Kinh Dị · Tin điện ảnh · Genis ·
Warner Bros. đã thất bại trong nỗ lực đầu tiên thoát khỏi một vụ kiện tụng trị giá $900 triệu của thương hiệu Conjuring, với nội dung chính là khám phá công việc của 2 chuyên gia điều tra về các hiện tượng tâm linh
Warner Bros. đã thất bại trong nỗ lực đầu tiên thoát khỏi một vụ kiện tụng trị giá $900 triệu của thương hiệu Conjuring, với nội dung chính là khám phá công việc của 2 chuyên gia điều tra về các hiện tượng tâm linh. Một thẩm phán của bang Virginia đã từ chối yêu cầu bác bỏ của hãng phim và dự kiến sẽ tổ chức một phiên tòa vào ngày 16/04.
Bên đâm đơn kiện là Gerald Brittle, người từng xuất bản một cuốn sách về nhà Warrens vào năm 1980 với tựa đề The Demonologist.
Trong đơn kiện, Brittle quả quyết cho rằng ông đã có thỏa thuận với nhà Warrens, cụ thể là họ không được tham gia vào bất cứ bộ phim nào chưa được sự đồng ý của ông. Brittle cũng yêu cầu độc quyền sử dụng các hồ sơ vụ án của nhà Warrens. Mặc dù biết rõ điều này nhưng Warner Bros. và the New Line được cho là đã cùng nhau ký hợp đồng với gia đình Warrens từ những năm 1990 cho một bộ phim dựa trên cuộc sống của họ và cuốn sách của Brittle. Ông thậm chí còn quả quyết rằng trong năm 2011, Lorraine Warren lại một lần nữa tiếp tục tham gia hợp tác làm phim và đó là The Conjuring, The Conjuring 2 và Annabelle đều trên các hồ sơ của Warren và cuốn Demonologist. Brittle đang yêu cầu đòi lại tác quyền, cáo buộc tội xâm phạm tài sản, sửa đổi, cấu kết và hơn nữa.
Warner Bros. đã đáp trả khi cho rằng không ai có thể độc quyền kể một câu truyện về những vấn đề và sự kiện có thật, đồng thời nêu lên thêm những vấn đề khác bao gồm cả về quy chế hạn định. Hãng phim cũng cho rằng nếu thẩm phán không thể nhận thấy Brilltle đã thất bại trong việc đưa ra những yêu cầu thích đáng, cuộc tranh chấp này ít nhất nên được đem ra phân xử.
Thẩm phán John Gibney Jr. Của một tòa án địa phương vẫn kiên định. Ông viết:
Tòa án từ chối lời mời tham gia của các bên để phân định có hay không sự thật về công việc về các hiện tượng tâm linh của nhà Warrens cũng như phân tích những sự tương đồng giữa các tác phẩm của hai bên trong giai đoạn này của vụ kiện. Phân tích dựa trên những bằng chứng được đưa ra cùng những quyết định căn cứ theo sự thật sẽ phù hợp hơn cho việc xét xử.
Tương tự, Gibney hiện cũng đang cho phép những yêu cầu không dựa trên trên bản quyền theo luật của bang là cần thiết cho sự phát triển trên thực tế.
Vị thẩm phán đã bác bỏ tuyên bố của đạo luật Lanham dựa trên những thông tin sai lệch trong quảng cáo của The Conjuring, đồng thời cũng bác bỏ RatPac-Dune Entertainment và các cá nhân liên quan vì thiếu thẩm quyền.
Nhưng Warner Bros. sẽ không thoát khỏi việc tranh chấp này được công khai khi phát quyết được đưa ra.
Nguồn: Hollywood Reporter