Đảo Địa Ngục - Phim trường tái hiện chân thực chi tiết hòn đảo ma Hashima

Tin điện ảnh · Moveek ·

Để tái hiện lại Đảo Địa Ngục sao cho giống với thực tế nhất, thiết kế sản xuất Lee Hwo-kyung đã đến tận đảo Hashima và thực hiện cuộc nghiên cứu trên diện rộng để thu thập thông tin về những địa danh lịch sử có thật.

Mặc dù chưa chính thức công chiếu, Đảo Địa Ngục thu hút sự quan tâm của khán giả và giới truyền thông với sự trở lại của đạo diễn tài năng Ryoo Seung Wan, bộ phim còn quy tụ dàn diễn viên tên tuổi như Hwang Jung-min, So Ji-sub, Song Joong-ki, Lee Jung-hyun và huy động tới 13,410 diễn viên quần chúng tham gia vào các cảnh quay hoành tráng. Bên cạnh đó, quy mô cực “khủng” của phim trường cũng là một điểm nhấn đáng chú ý của bộ phim.

Sơ đồ đảo Hashima được phục dựng thành phim trường cho Đảo Địa Ngục.
Sơ đồ đảo Hashima được phục dựng thành phim trường cho Đảo Địa Ngục.

Nổi danh là người đã sáng tạo nên thế giới độc đáo trong Tunnel (tựa Việt: Đường Hầm) và The Wailing, Lee Hwo-kyung đảm nhận vai trò thiết kế sản xuất trong Đảo Địa Ngục. Với bàn tay tài hoa và con mắt đậm chất điện ảnh, ông đã tạo nên một phim trường quy mô lớn mang tới cảm giác chân thực như thể chính một hòn đảo thật sự.

Để tái hiện lại Đảo Địa Ngục sao cho giống với thực tế nhất, thiết kế sản xuất Lee Hwo-kyung đã đến tận đảo Hashima và thực hiện cuộc nghiên cứu trên diện rộng để thu thập thông tin về những địa danh lịch sử có thật. Sau đó ông mất 3 tháng lên kế hoạch và 6 tháng ròng để xây dựng phim trường cho bộ phim lịch sử đầy bi tráng này.

“Nấc thang địa ngục” – minh chứng rõ rệt nhất cho sự phân tầng giai cấp giữa người Nhật và người Triều Tiên.
“Nấc thang địa ngục” – minh chứng rõ rệt nhất cho sự phân tầng giai cấp giữa người Nhật và người Triều Tiên.
“Nấc thang địa ngục” – minh chứng rõ rệt nhất cho sự phân tầng giai cấp giữa người Nhật và người Triều Tiên.
“Nấc thang địa ngục” – minh chứng rõ rệt nhất cho sự phân tầng giai cấp giữa người Nhật và người Triều Tiên.

Sau gần 1 năm ròng, phim trường cực lớn tại Chuncheon, Gangwon tái hiện được 2/3 quy mô thực tế của đảo Hashima năm 1945 khiến đoàn làm phim vô cùng choáng ngợp. Phim trường bao gồm nhiều bối cảnh tại Hashima kể cả những nơi được mệnh danh là "nấc thang dẫn đến địa ngục", khu hầm mỏ tối tăm ẩm thấp, khu dân cư phức hợp, trạm tiện nghi,...

Khu phố trung tâm “giàu có” với đủ mọi hoạt động và tiện nghi mà chỉ người Nhật mới được trải nghiệm.
Khu phố trung tâm “giàu có” với đủ mọi hoạt động và tiện nghi mà chỉ người Nhật mới được trải nghiệm.

Thiết kế sản xuất Lee Hwo-kyung cho biết: “Việc dựng nên “hầm kiến” và mỏ than là hai công đoạn khó khăn nhất trong quá trình dựng nên phim trường. Đối với khu vực bên ngoài hầm mỏ vốn dĩ không có được quang cảnh thực tế, chúng tôi đã phải nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn những người còn sống sót để tái hiện lại một cách chân thực nhất, song vẫn phải mang đậm tính điện ảnh.”

Quang cảnh bên ngoài mỏ than.
Quang cảnh bên ngoài mỏ than.

Lee Hwo-kyung và đội ngũ sản xuất của Đảo Địa Ngục kỳ vọng vào phim trường dựng lên sẽ truyền cảm hứng cho mọi khán giả, mang tới cảm giác thật nhất về hòn đảo tử: “Một khi đã đặt chân tới thì không thể quay về!”

Đảo Địa Ngục kể lại câu chuyện lịch sử bi tráng, về những cuộc đấu tranh và đào thoát của 400 người lao động khổ sai bị quân Nhật bắt giữ, giam cầm, bóc lột, tra tấn. Những tù nhân được đưa tới đây, tống vào những mỏ khai thác than trong điều kiện hết sức tồi tệ và có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào. Họ luôn tìm cách trốn thoát khỏi Hashima, xong điều đó trở nên bất khả thi khi hòn đảo nằm giữa đại dương này được xây dựng vô cùng kiên cố, và các hầm lò thì nằm ở độ sâu dưới 1,000 mét so với mực nước biển.

“Không thể trốn, cũng

không thể chết” – Đảo Địa Ngục sẽ khiến những trái tim cứng rắn nhất cũng phải thổn thức. Bộ phim dự kiến sẽ ra mắt tại Việt Nam vào 18.08.2017